TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CAO SU THẾ GIỚI TUẦN QUA
Giá CSTN trên các sàn giao dịch kỳ hạn và thị trường giao ngay tuần qua diễn biến tương đồng nhau đầu tuần có xu hướng tăng nhưng giảm mạnh vào các phiên cuối tuần. Một số nguyên nhân được các nhà phân tích nhận định, cụ thể như sau:
- Giá giảm mạnh do tác động từ tồn kho và tình hình giao dịch sau kỳ nghỉ lễ.
- Nguồn cung sản lượng nguyên liệu đã tăng trở lai khi ảnh hưởng do mưa lớn tại nhiều tỉnh phía Nam của Thái Lan đã giảm bớt.
- Mối lo ngại về rủi ro xung đột thương mại do những động thái của Hoa Kỳ về áp thuế quan khi Ông Donald Trump nhậm chức. Trung Quốc được cho là sẽ đối mặt với những thách thức kinh tế lớn hơn khi Tổng thống đắc cử Donald Trump chính thức trở lại Nhà Trắng. Có tin các quỹ đầu tư lớn tại Trung Quốc giảm tỷ lệ hàng tồn trữ do e ngại này.
- Đồng đô la Mỹ vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao.
- Các yếu tố như triển vọng kinh tế Trung Quốc, tồn kho cao su và nhu cầu tiêu thụ sẽ tiếptục ảnh hưởng đến thị trường trong thời gian tới. Triển vọng kinh tế Trung Quốc khả quan, với GDP dự kiến tăng khoảng 5% trong năm 2024, đã hỗ trợ tâm lý thị trường.
1. Giá giao dịch cao su kỳ hạn (Future):
Giá RSS3 trên các sàn giao dịch có diễn biến không tương đồng nhau. Giá trên sàn Shanghai tăng giá từ đầu tuần đến giữa tuần sau đó quay đầu giảm giá ở hai phiên cuối tuần; giá trên sàn JPX giá tăng từ đầu tuần đến giữa tuần sau đó giảm giá ở phiên gần cuối tuần trước khi tăng giá trở lại ở phiên cuối tuần; giá trên sàn SGX giữ giá từ đầu tuần đền phiên gần cuối tuần sau đó quay đầu tăng giá ở phiên cuối tuần. So với giá bình quân tuần trước, giá RSS3 trên các sàn tuần này có đều giảm, cụ thể: giá trên trên sàn SGX giảm -2,39%, trên sàn JPX giảm -3,73%, trên sàn Shanghai giảm -6,23%.
Giá TSR20 trên SGX và giá tham chiếu SMR10/20 trên MRB có diễn biến không tương đồng nhau. Giá TSR20 tăng giá ở hai phiên đầu tuần sau đó quay đầu giảm giá ở phiên gần cuối tuần trước khi tăng giá trở lại ở phiên cuối tuần; giá SMR10/20 giảm giá ở hai phiên đầu tuần sau đó tăng giá ở phiên gần cuối tuần trước khi quay đầu giảm giá ở phiên cuối tuần. So với tuần trước, giá bình quân của TSR20 và giá SMR10/20 tuần này đều giảm, cụ thể: giá TSR 20 giảm -2,09%, giá tham chiếu SMR10/20 giảm -1,88%/-1,89%.
Đối với giá tham chiếu CV, L và Latex trên MRB có diễn biến tương đồng nhau, khi giảm giá trong cả tuần. So với tuần trước, giá các sản phẩm CV, L và Latex đều giảm, cụ thể: giá CV giảm -0,43%; giá L giảm -0,43%; Latex giảm -0,6%.
Diễn biến giá trung bình trên các sàn giao dịch tương lai tuần qua sau:
2. Giá cao su thị trường giao ngay (Physical):
Giá RSS3 trên thị trường giao ngay sau kỳ nghỉ lễ giá tăng ở phiên gần cuối tuần trước khi giảm giá trở lại ở phiên cuối tuần. So với tuần trước, giá bình quân RSS3 giao ngay tuần này giảm -22,18 USD/tấn, tương đương giảm -0,96%.
Giá V20 trên các thị trường giao ngay sau khi mở phiên gần cuối giá giảm ở phiên cuối tuần kế tiếp. So với tuần trước giá bình quân giá STR 20 giữ ổn định.
Giá Latex trên thị trường giao ngay sau kỳ nghỉ giá giảm ở hai phiên cuối tuần. So với tuần trước, giá bình quân Latex giảm -60,66 USD/tấn tương đương giảm -3,94%.
Diễn biến giá trung bình các sản phẩm cao su trên thị trường giao ngay tuần qua:
DIỄN BIẾN CỤ THỂ TRÊN CÁC SÀN GIAO DỊCH FUTURE TUẦN QUA
1. Tại Sàn SGX - Singapore (giao dịch kỳ hạn tháng 02/2025):
Giá RSS3 có các phiên tăng và giảm giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức 2.299 USD/tấn, phiên kế tiếp giá ở mức 2.391 USD/tấn, đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh giảm xuống mức 2.309 USD/tấn.
Giá TSR 20 giảm giá trong cả tuần. Đầu tuần giá ở mức 1.957 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh giảm và đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh giảm xuống mức thấp nhất tuần là 1.886 USD/tấn.
Khối lượng giao dịch chủ yếu vẫn là TSR 20, tăng mạnh ở phiên cuối tuần, các phiên còn lại đều giảm. Lượng giao dịch RSS3 vẫn duy trì ở mức thấp.
Biểu đồ 1 Biểu đồ 2
Nguồn: SGX
2. Giá tham chiếu trên MRB – Malaysia:
Giá SMR CV và SMR L giảm giá trong cả tuần. Phiên đầu tuần giá ở mức 2.678/2.655 USD/tấn, sau đó có các phiên điều chỉnh giảm liên tiếp đến phiên cuối tuần giá điều xuống mức thấp nhất tuần là 2.646/2.624 USD/tấn. (Chi tiết tại Biểu đồ 3).
Giá SMR 10/20 giảm giá trong cả tuần. Đầu tuần giá ở mức 2.037/2.025 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh và đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh giảm xuống mức thấp nhất tuần 1.975/1.964 USD/tấn.
Giá cao su Latex giảm giá trong cả tuần. Đầu tuần giá ở mức 1.555,1 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh giảm và đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh giảm xuống mức thấp nhất tuần là 1.533,8 USD/tấn. (Chi tiết tại Biểu đồ 4)
Biểu đồ 3 Biểu đồ 4
Nguồn: MRB
3. Tại Sàn Tocom/Osaka - Nhật Bản (giao dịch kỳ hạn tháng 05/2025):
Giá cao su RSS3 phiên đầu tuần giá ở mức 2.275 USD/tấn sau đó bước vào kỳ nghỉ lễ đầu năm 2025.
Khối lượng giao dịch tăng so với tuần trước.
Biểu đồ 5 Biểu đồ 6
Nguồn: JPX
4. Tại Sàn Thượng Hải – Trung Quốc (giao dịch kỳ hạn tháng 05/2025) :
Giá cao su RSS3 có các phiên tăng và giảm giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức 2.401,4 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh tăng giá lên mức 2.423,4 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh giảm giá xuống mức 2.413,3 USD/tấn, đến phiên cuối tuần giá giảm xuống mức thấp nhất tuần là 2.333,8 USD/tấn.
Khối lượng giao dịch tăng ở phiên cuối tuần, giảm ở các phiên còn lại.
Biểu đồ 7 Biểu đồ 8
Nguồn: Shanghai
DIỄN BIẾN GIÁ CAO SU TRÊN THỊ TRƯỜNG GIAO NGAY CHÂU Á
Diễn biến giá cao su trong hai tuần gần nhất, cụ thể như sau:
NHẬN ĐỊNH XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG CAO SU TRONG NGẮN HẠN
Giá cao su trong giai đoạn đầu năm 2025 sẽ phụ thuộc nhiều vào hiệu quả từ các chính sách kinh tế mà Trung Quốc đang triển khai. Trung Quốc - một trong những thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới, đã và đang thực hiện các chính sách nhằm thúc đẩy nền kinh tế, đặc biệt là các khoản đầu tư vào các dự án công nghiệp. Việc tăng trưởng trong các ngành như sản xuất lốp xe và thiết bị công nghiệp có thể làm tăng nhu cầu về nguyên liệu cao su, từ đó hỗ trợ việc duy trì giá cao su ở mức cao trong ngắn hạn. Nếu các chính sách này thành công và nhu cầu tiêu thụ tiếp tục tăng, giá cao su có thể duy trì xu hướng ổn định hoặc thậm chí tăng trưởng trong thời gian tới.
Giá CSTN trên thị trường kỳ hạn và giao ngay trong tuần qua tiếp tục đà giảm nhất là vào 2 phiên do lo ngại rủi ro khi ngày nhậm chức của ông Trump đang tới cận kề.
Trong ngắn hạn, giá CSTN có thể sẽ vẫn chịu tác động từ các yếu tố tích cực và tiêu cực, cụ thể:
1. Cung cầu cao su thiên nhiên toàn cầu:
Sản lượng khai thác hiện đã ổn định do tiếp tục ảnh hưởng của mưa kéo dài tại Nam Thailand đã giảm. Tuy nhiên mùa ngưng cạo hàng năm đối với cây cao su sắp tới sẽ khiến nguồn cung sẽ thắt chặt hơn trong những tháng tới.
Tổng tồn kho cao su thiên nhiên tại Trung Quốc tăng 2,1% so với tháng trước, đạt 1,228 triệu tấn, gây áp lực lên giá.
2. Yếu tố giá Dầu:
Giá dầu thô Brent giao sau tại London tăng 0,58 USD/thùng, tương đương tăng 0,76%, chốt ở mức 76,51 USD/thùng. Giá dầu WTI giao sau tại New York tăng 0,83 USD/thùng, tương đương tăng 1,13%, chốt ở 73,96 USD/thùng. Tuần này, giá dầu Brent tăng khoảng 3% và giá dầu WTI tăng gần 5%.
Tình trạng mong manh của nền kinh tế Trung Quốc đang làm gia tăng kỳ vọng rằng Bắc Kinh sẽ đẩy mạnh các biện pháp kích thích tăng trưởng trong năm 2025. Trung Quốc là nước nhập khẩu nhiều dầu nhất thế giới nên kỳ vọng này có lợi cho giá dầu.
“Đường đi của kinh tế Trung Quốc sẽ đóng vai trò quyết định trong năm 2025 đối với giá dầu. Hy vọng đang đặt vào các biện pháp kích cầu của Chính phủ Trung Quốc để thúc đẩy tiêu dùng và nhu cầu tiêu thụ dầu trong những tháng sắp tới”, nhà phân tích Alex Hodes của StoneX nhận định.
3. Tình hình kinh tế Mỹ và các thông tin về FED:
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (3/1), phục hồi sau đợt bán liên tiếp trong những phiên cuối cùng của năm 2024 và đầu tiên của năm 2025.
“Sau 4 tuần chật vật của thị trường, sẽ có những phiên giao dịch nhà đầu tư không muốn mua bán gì. Phiên tăng của ngày hôm nay cho thấy đây là một giai đoạn tích lũy có trật tự của thị trường, thay vì khởi đầu một thời kỳ bán tháo”, chiến lược gia trưởng Mark Hackett của Nationwide Financial nhận xét.
Tuần này không có nhiều thông tin kinh tế vĩ mô quan trọng của Mỹ được công bố. Tâm lý nói chung của nhà đầu tư ở Phố Wall là chờ đợi những thay đổi chính sách sau lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump vào ngày 20/1 tới. Tuần tới, mối quan tâm của nhà đầu tư sẽ hướng tới biên bản cuộc họp tháng 12 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và báo cáo việc làm tháng 12 từ Bộ Lao động Mỹ.
4. Đồng đô la Mỹ:
Đồng đô la Mỹ tuần này vẫn duy trì sức mạnh, chốt phiên ngày Thứ Sáu (3/1) chỉ số đô la được giao dịch ở mức ở mức 108,86.
Tuần này, giới đầu tư trên thị trường tài chính Mỹ và thế giới tiếp tục lo lắng về khả năng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ giảm lãi suất chậm hơn, hoặc thậm chí có thể tạm dừng hoàn toàn việc giảm lãi suất trong năm 2025. Mối lo này xuất phát từ hai yếu tố: một là nhịp tăng trưởng vững vàng của nền kinh tế Mỹ được duy trì hai là các chính sách của Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể khiến lạm phát ở Mỹ tăng trở lại.
Kỳ vọng lãi suất này tiếp tục đẩy tỷ giá đồng USD lên cao. Chỉ số Dollar Index đã đạt mức cao nhất 25 tháng vào phiên ngày thứ Sáu, tăng gần 0,9% trong tuần này và tăng hơn 6,2% trong vòng 3 tháng trở lại đây. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng kết thúc tuần trên mức chủ chốt 4,6%.
Đồng đô la Mỹ tăng cao tác động tiêu cực tới thị trường hàng hoá trong đó có CSTN.
5. Tình hình kinh tế Trung Quốc:
Báo cáo ngày 31/12 từ Tổng cục Thống kê Trung Quốc (NBS) cho thấy chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) chính thức của lĩnh vực sản xuất đạt 50,1 điểm trong tháng 12, thấp hơn mức dự báo 50,3 điểm mà các nhà phân tích đưa ra trong một cuộc khảo sát của hãng tin Reuters, phản ánh mức tăng trưởng nhẹ trong hoạt động của các nhà máy.
Trước đó, PMI ngành sản xuất của Trung Quốc đạt 50,3 điểm trong tháng 11 và 50,1 điểm trong tháng 10. Đối với chỉ số PMI, mức trên 50 điểm phản ánh tăng trưởng, dưới ngưỡng này phản ánh sự suy giảm.
Từ sau loạt biện pháp kích thích tăng trưởng mạnh tay hơn mà Bắc Kinh công bố từ cuối tháng 9, nền kinh tế Trung Quốc đã cho thấy sự phục hồi nhất định nhưng còn chậm.
Tuần trước, Ngân hàng Thế giới (WB) nâng dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Trung Quốc năm 2024 và 2025, phản ánh những điều chỉnh chính sách gần đây theo hướng kích thích mạnh mẽ hơn. WB dự báo nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng trưởng 4,9% trong 2024, so với mức 4,8% đưa ra trong lần dự báo trước.
Triển vọng tăng trưởng năm 2025 của kinh tế Trung Quốc được WB nâng lên 4,5%, cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với lần dự báo trước.
Cả số liệu xuất khẩu và nhập khẩu tháng 11 của Trung Quốc đều gây thất vọng. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu tính bằng USD tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước, giảm tốc mạnh từ mức tăng 12,7% của tháng 10 và thấp hơn nhiều so với mức dự báo tăng 8,5% mà các nhà phân tích đưa ra trong khảo sát của Reuters. Nhập khẩu tháng 11 bất ngờ giảm 3,9%, mức giảm mạnh nhất từ tháng 9/2023, thay vì tăng 0,3% như dự báo.
Ngoài ra, doanh thu bán lẻ tháng 11 của Trung Quốc chỉ tăng 3% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với dự báo tăng 4,6%. Lợi nhuận của các công ty trong lĩnh vực công nghiệp ở nước này giảm tháng thứ tư liên tiếp trong tháng 11, với mức giảm 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngày thứ Sáu, Trung Quốc được cho là đã tăng lương cho hàng triệu công chức - động thái ước tính sẽ bơm tới 20 tỷ USD vào nền kinh tế. Ngoài ra, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) cũng tuyên bố sẽ hạ lãi suất và hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc vào thời điểm thích hợp.
Những nỗ lực kích thích tăng trưởng này được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc được cho là sẽ đối mặt với những thách thức kinh tế lớn hơn khi Tổng thống đắc cử Donald Trump chính thức trở lại Nhà Trắng. Việc ông Trump đe dọa áp thuế quan cao hơn đối với hàng hóa Trung Quốc có thể gây tổn hại thêm cho lĩnh vực xuất khẩu của nước này vốn đang phải đối mặt với các rào cản thương mại gia tăng từ Liên minh châu Âu (EU).
Tóm lại, trong ngắn hạn giá CSTN đang được hỗ trợ từ nguồn cung dự báo thiếu hụt trong các tháng nghỉ vụ trong năm tới; giá dầu tăng trở lại; sự kỳ vọng vào các biện pháp kích thích kinh tế của Trung Quốc.
Tuy nhiên giá đô la Mỹ vẫn duy trì ở mức cao; cùng nỗi lo ngại từ việc áp thuế của Mỹ đối với hàng Trung Quốc vẫn có thể tiếp tục ảnh hưởng đến giá CSTN.
CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN
1. Thông tin từ thị trường Trung Quốc và các khu vực khác:
- Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố cho thấy sản lượng vỏ lốp cao su của Trung Quốc trong tháng 11 năm 2024 là 103,445 triệu chiếc, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2023. Sản lượng tích lũy vỏ lốp cao su từ tháng 1 đến tháng 11 tăng 9,7% so với cùng kỳ năm ngoái lên 1,087573 tỷ chiếc, vượt tổng sản lượng lốp cao su năm 2023.
2. Giá Dầu thô:
- Kết thúc phiên giao dịch ngày 2-1, giá dầu tăng hơn 1 USD, được hỗ trợ bởi cái nhìn lạc quan về nền kinh tế Trung Quốc và nhu cầu nhiên liệu sau lời cam kết thúc đẩy tăng trưởng của Chủ tịch Trung Quốc. Giá xăng dầu thế giới tiếp tục hành trình tìm lại những đỉnh cao.
- Giá dầu Brent tăng lên mức 73,13 USD/thùng. Giá dầu WTI của Mỹ tăng lên mức 75,93 USD/thùng.
Biểu đồ: 10
Nguồn: Bloomberg
3. Giá Ngoại tệ:
- Tỷ giá ngày 3/1/2025 giảm xuống mức 25.250 đồng/USD.
Nguồn: Ngân hàng CPTM ngoại thương (VCB)
Nguồn : Ngân hàng BNM Malaysia
Nguồn : exchangerates.org.uk
Nguồn : exchangerates.org.uk
Ghi chú
- Thông tin cập nhật từ các sàn giao dịch future.
- Báo cáo định kỳ của Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su (ARNPC)
- Bản tin định kỳ của Hiệp Hội cao su Việt Nam.
- Các thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh, thu mua cung cấp từ các đơn vị thành viên của Tập Đoàn.
- ...
2. Bản tin chỉ cung cấp cho lãnh đạo Tập Đoàn và các đơn vị Cty thành viên để theo dõi xu hướng của thị trường và chỉ được lưu hành nội bộ.