TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CAO SU THẾ GIỚI TUẦN QUA
Giá CSTN trên các sàn giao dịch kỳ hạn và thị trường giao ngay tuần qua diễn biến không tương đồng nhau. Một số nguyên nhân được các nhà phân tích nhận định, cụ thể như sau:
- Yếu tố tích cực
- Thị trường đón nhận tin tích cực sau khi Tổng thống Mỹ cho biết Tổng thống Nga và Tổng thống Ukraine đã bày tỏ mong muốn hòa bình trong các cuộc điện đàm riêng với ông, mở ra một viễn cảnh lạc quan với kinh tế thế giới.
- Việc Mỹ trì hoãn áp thuế lên các đối tác cũng đem lại động lực mới cho thị trường.
- Nguồn cung sản lượng nguyên liệu đang suy giảm mạnh khi đã bước vào kỳ ngưng cạo hằng năm đối với cây cao su.
- Đồng đô la Mỹ suy giảm đáng kể trong tuần qua.
- Yếu tố tiêu cực:
- Vẫn hiện hữu mối lo ngại cuộc thương chiến sẽ diễn ra do việc áp thuế của Mỹ lên các đối tác và những hành động trả đũa tương ứng.
- Nhu cầu về CSTN yếu tại khu vực châu Âu khi các nhà đầu cơ đã mua đủ lượng hàng đáp ứng đến hết Quý II/2025 để đối phó với các các chính sách của EU đối vơi EUDR.
- Tồn kho Thanh Đào duy trì đà tăng liên tiếp.
- Đồng đô la Mỹ tuy đã hạ nhiệt nhưng vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao.
1. Giá giao dịch cao su kỳ hạn (Future):
Giá RSS3 trên các sàn giao dịch có diễn biến không tương đồng nhau. Giá trên sàn SGX có diễn biến răng cưa trong tuần; giá trên sàn JPX giảm giá từ đầu tuần đến phiên gần cuối tuần sau đó quay đầu tăng giá ở phiên cuối tuần; giá trên sàn Shanghai tăng giá từ đầu đến cuối tuần. So với giá bình quân tuần trước, giá RSS3 trên các sàn tuần này có mức tăng/giảm khác nhau, cụ thể: giá trên trên sàn SGX giảm -2,3%, trên sàn JPX giảm -2,14%, trên sàn Shanghai tăng +1,23%.
Giá TSR 20 trên SGX và giá tham chiếu SMR10/20 trên MRB có có diễn biến không tương đồng nhau. Giá TSR 20 có diễn biến răng cưa trong tuần; giá SMR10/20 tăng giá trong cả tuần. So với tuần trước, giá bình quân của TSR20 và giá SMR10/20 tuần này đều tăng, cụ thể: giá TSR 20 tăng +1,93%, giá tham chiếu SMR10/20 tăng +1,65%/+1,66%.
Đối với giá tham chiếu CV, L và Latex trên MRB có diễn biến: giá Latex tăng giá từ đầu tuần đến phiên gần cuối tuần và chỉ giảm giá ở phiên cuối tuần; giá CV, L tăng giá trong cả tuần. So với tuần trước, giá các sản phẩm CV, L và Latex đều giảm, cụ thể: giá CV giảm -0,11%; giá L giảm -0,12%; Latex giảm -0,07%.
Diễn biến giá trung bình trên các sàn giao dịch tương lai tuần qua sau:
2. Giá cao su thị trường giao ngay (Physical):
Giá RSS3 trên thị trường giao ngay giảm giá trong cả tuần. So với tuần trước, giá bình quân RSS3 giao ngay tuần này giảm -82,72 USD/tấn, tương đương giảm -3,47%.
Giá V20 trên các thị trường giao ngay có không tương đồng nhau trong tuần. Giá STR20 giảm giá từ đầu tuần đến giữa tuần và phục hồi ỏ 2 phiên cuối tuần; trong khi đó, giá SMR20 giảm gia ở hai phiên đầu tuần và sau đó tăng giá đến cuối tuần. So với tuần trước, giá bình quân giá STR 20 tăng +0,54%, giá SMR 20 tăng +1,38%.
Giá Latex trên thị trường giao ngay sau tăng giá ở phiên thứ hai và giữ giá ở phiên giưa tuần sau đó tăng giá ở phiên gần cuối tuần và giữ giá ở phiên cuối tuần kế tiếp. So với tuần trước, giá bình quân Latex giảm -24,89 USD/tấn tương đương giảm -1,65%.
Diễn biến giá trung bình các sản phẩm cao su trên thị trường giao ngay tuần qua:
DIỄN BIẾN CỤ THỂ TRÊN CÁC SÀN GIAO DỊCH FUTURE TUẦN QUA
1. Tại Sàn SGX - Singapore (giao dịch kỳ hạn tháng 04/2025):
Giá RSS3 có các phiên điều chỉnh tăng và giảm trong tuần. Đầu tuần giá ở mức 2.367 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh giảm giá xuống mức thấp nhất tuần là 2.348 USD/tấn, tiếp đó có phiên điều chỉnh tăng giá lên mức cao nhất tuần là 2.414 USD/tấn, tiếp sau đó có phiên điều chỉnh giảm giá xuống mức 2.363 USD/tấn, đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh tăng lên mức 2.395 USD/tấn.
Giá TSR 20 có các phiên điều chỉnh tăng và giảm trong tuần. Đầu tuần giá ở mức 1.969 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh giảm giá xuống mức thấp nhất tuần là 1.950 USD/tấn, tiếp đó có phiên điều chỉnh tăng giá lên mức 1.998 USD/tấn, tiếp sau đó có phiên điều chỉnh giảm giá xuống mức 1.986 USD/tấn, phiên cuối tuần giá điều chỉnh tăng lên mức cao nhất tuần là 2.046 USD/tấn.
Khối lượng giao dịch chủ yếu vẫn là TSR 20, tăng ở phiên giữa tuần và tăng mạnh ở phiên cuối tuần, các phiên còn lại đều giảm. Lượng giao dịch RSS3 vẫn duy trì ở mức thấp.
Biểu đồ 1 Biểu đồ 2
Nguồn: SGX
2. Giá tham chiếu trên MRB – Malaysia:
Giá SMR CV và SMR L tăng giá trong cả tuần. Phiên đầu tuần giá ở mức 2.653/2.630,5 USD/tấn, sau đó có các phiên điều chỉnh tăng liên tiếp đến phiên cuối tuần giá giá lên mức cao nhất tuần là 2.667/2.644 USD/tấn. (Chi tiết tại Biểu đồ 3).
Giá SMR 10/20 tăng giá trong cả tuần. Đầu tuần giá ở mức 2.020,5/2.009 USD/tấn, sau đó có có các phiên điều chỉnh tăng liên tiếp đến phiên cuối tuần giá điều tăng lên mức cao nhất tuần là 2.119,5/2.108,5 USD/tấn.
Giá cao su Latex có xu hướng tăng giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức 1.539,4 USD/tấn, sau đó có các phiên điều chỉnh tăng liên tiếp giá lên mức cao nhất tuần là 1.547,8 USD/tấn, đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh giảm xuống mức 1.547,3 USD/tấn. (Chi tiết tại Biểu đồ 4)
Biểu đồ 3 Biểu đồ 4
Nguồn: MRB
3. Tại Sàn Tocom/Osaka - Nhật Bản (giao dịch kỳ hạn tháng 07/2025):
Giá cao su RSS3 có xu hướng giảm giá trong tuần. Phiên đầu tuần giá ở mức 2.427,9 USD/tấn, sau đó có các phiên điều chỉnh giảm liên tiếp giá xuống mức thấp nhất tuần là 2.386,8 USD/tấn, đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh lên mức cao nhất tuần là 2.473,8 USD/tấn.
Khối lượng giao dịch tăng ở phiên giữa tuần và phiên gần cuối tuần, giảm ở các phiên còn lại.
Biểu đồ 5 Biểu đồ 6
Nguồn: JPX
4. Tại Sàn Thượng Hải – Trung Quốc (giao dịch kỳ hạn tháng 05/2025) :
Giá cao su RSS3 tăng giá trong cả tuần. Đầu tuần giá ở mức 2.372,1 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh tăng liên tiếp đến phiên cuối tuần tăng giá lên mức cao nhất tuần là 2.446,6 USD/tấn.
Khối lượng giao dịch tăng ở phiên giữa tuần và phiên gần cuối tuần, giảm ở các phiên còn lại.
Biểu đồ 7 Biểu đồ 8
Nguồn: Shanghai
DIỄN BIẾN GIÁ CAO SU TRÊN THỊ TRƯỜNG GIAO NGAY CHÂU Á
Diễn biến giá cao su trong hai tuần gần nhất, cụ thể như sau:
NHẬN ĐỊNH XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG CAO SU TRONG NGẮN HẠN
Giá CSTN trên thị trường có động lực tích cực sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump có những cuộc điện đàm riêng với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhằm mang đến đàm phán hoà bình cho cuộc xung đột tàn khốc kéo dài suốt 3 năm qua. Kỳ vọng chấm dứt chiến tranh ở Ukraine, mở ra một viễn cảnh lạc quan với kinh tế thế giới. Tuy nhiên, đà tăng vẫn bị kìm hãm bởi những lo ngại về căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc trở lại, cùng với nhiều bất ổn trong các chính sách của Mỹ.
Trong ngắn hạn, giá CSTN có thể sẽ vẫn chịu tác động từ các yếu tố tích cực và tiêu cực, cụ thể:
1. Cung cầu cao su thiên nhiên toàn cầu:
Từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 2, do các khu vực sản xuất chính ở Đông Bắc Thái Lan và Việt Nam dần bước vào giai đoạn tạm dừng khai thác, sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu đã chuyển từ mùa cao điểm sản xuất sang mùa sản lượng thấp. Việc giảm sản lượng nguyên liệu đầu vào cùng với hoạt động tích trữ của các nhà máy chế biến trước khi khai thác tạm dừng đã hỗ trợ giá thu mua nguyên liệu đầu vào. Trong khi đó, ngành găng tay cao su của Malaysia được kỳ vọng sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm nay nhờ vào những yếu tố như hoạt động tái bổ sung hàng tồn kho, nhu cầu tăng cao từ Mỹ do mức thuế cao hơn áp dụng đối với các nhà sản xuất găng tay Trung Quốc và giá bán trung bình (ASP) gia tăng. Dự báo, nhu cầu găng tay của Malaysia sẽ tăng 12% vào năm 2025 và quay trở lại mức tăng trưởng tự nhiên 9%/năm trong những năm tiếp theo. Nhu cầu latex cũng tăng trưởng theo đó.
Tính đến ngày 9/2/2025, Tổng tồn kho cao su thiên nhiên tại Thanh Đảo đạt mức 569.000 tấn, tăng 16.000 tấn hay tăng 3% so với kỳ trước.
2. Yếu tố giá Dầu:
Giá dầu thô Brent giao sau tại London giảm 0,28 USD/thùng, tương đương giảm 0,37%, còn 74,74 USD/thùng. Giá dầu WTI giao sau tại New York giảm 0,55 USD/thùng, tương đương giảm 0,77%, còn 70,74 USD/thùng. Cả tuần, giá dầu Brent và dầu WTI đều tăng khoảng 1%.
Dầu giảm giá trong phiên ngày thứ Sáu sau khi ông Trump yêu cầu giới chức Mỹ bắt đầu đàm phán về chấm dứt cuộc chiến tranh ở Ukraine. Động thái này diễn ra sau khi ông Trump có các cuộc điện đàm với Tổng thống Vladimir Putin và Tổng thống Volodymyr Zelenskiy trong tuần này, trong đó hai nhà lãnh đạo Nga và Ukraine đều bày tỏ mong muốn hòa bình.
Triển vọng chấm dứt cuộc chiến Nga - Ukraine giúp làm giảm bớt rủi ro gián đoạn nguồn cung dầu. Nếu Nga được phương Tây dỡ các biện pháp trừng phạt trong trường hợp các bên đạt mọt thỏa thuận hòa bình, nguồn cung dầu toàn cầu sẽ tăng mạnh.
Ngoài ra, giá dầu còn được nâng đỡ bởi thông tin Mỹ muốn gây sức ép kinh tế tối đa với Iran. Quan điểm này được Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Scott Bessent khẳng định trong một cuộc trả lời phỏng vấn vào ngày thứ Sáu.
Một báo cáo của ngân hàng JPMorgan Chase cho biết nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu đã tăng mạnh lên mức 103,4 triệu thùng/này trong tuần vừa rồi, cao hơn 1,4 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm ngoái.
3. Tình hình kinh tế Mỹ và các thông tin về FED:
Lúc đóng cửa, chỉ số Dow Jones mất 165,35 điểm, tương đương giảm 0,37%, còn 44. 546,08 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 0,01%, còn 6.114,63 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 0,41%, đạt 20.026,77 điểm. Cả tuần, S&P 500 tăng khoảng 1,5%, Dow Jones tăng 0,6% và Nasdaq tăng 2,6%.
Tâm lý nhà đầu tư cổ phiếu ở Phố Wall trong tuần này nhìn chung khá ổn định, dù ông Trump công bố kế hoạch áp thuế quan 25% lên toàn bộ thép và nhôm nhập khẩu, tiếp đến là kế hoạch áp thuế quan đối ứng lên tất cả các quốc gia có đánh thuế quan hàng Mỹ. Việc các thuế quan này mới được công bố chứ chưa được thực thi giúp nhà đầu tư cảm thấy lạc quan.
Các báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số giá nhà sản xuất (PPI) công bố tuần này đều mang tới những con số nóng hơn dự báo, giảm khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất trong năm 2025. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng nếu dựa trên các số liệu này để tính toán, chỉ số giá tiêu dùng cá nhân tháng 1 (PCE) sẽ không tăng mạnh như lo ngại trước đó.
Số liệu thống kê ngày thứ Sáu cho thấy doanh thu bán lẻ tháng 1 của Mỹ giảm 0,9%, mạnh hơn mức dự báo giảm mà các nhà kinh tế đưa ra trong một cuộc khảo sát của hãng tin Dow Jones. Dù vậy, số liệu này cũng không có ảnh hưởng nhiều đến tâm trạng của nhà đầu tư.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm gần 5 điểm cơ bản, về mức 4,478% vào cuối phiên. Cuối tuần trước, lợi suất của kỳ hạn này đạt hơn 4,5%.
Trong cuộc điều trần định kỳ về chính sách tiền tệ trước Quốc hội Mỹ trong tuần này, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell khẳng định lại quan điểm không vội hạ lãi suất. Sự cứng rắn này của ông Powell đã khiến nhà đầu tư lo lắng, nhưng mối lo đó đã nhanh chóng tan đi.
4. Đồng đô la Mỹ:
Đồng đô la Mỹ tuần này tuy đã giảm đáng kể nhưng vẫn duy trì ở mức cao, chốt phiên ngày Thứ Sáu (14/2) chỉ số đô la được giao dịch ở mức ở mức 106.79. Đồng đô la Mỹ tăng cao tác động tiêu cực tới thị trường hàng hoá trong đó có CSTN.
5. Tình hình kinh tế Trung Quốc:
Tân Hoa xã dẫn báo cáo chính sách tiền tệ quý IV-2024 do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc công bố cho thấy, nền kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ duy trì tăng trưởng ổn định trong năm 2025. Theo báo cáo, các biện pháp kích thích được triển khai cuối năm 2024 đã bắt đầu phục hồi sản xuất, nhu cầu và tâm lý thị trường, qua đó duy trì thêm đà phục hồi. Nhu cầu trong nước cho thấy tiềm năng cải thiện lớn, với các biện pháp thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư mang lại kết quả nổi bật. Đáng chú ý, doanh số bán lẻ đồ gia dụng tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Ngân hàng trung ương cho biết, Trung Quốc sẽ áp dụng chính sách tài khóa chủ động hơn và chính sách tiền tệ nới lỏng vừa phải, ưu tiên ổn định giá cả ở mức hợp lý. Các cơ quan quản lý tiền tệ sẽ tăng cường cải cách tỷ giá hối đoái theo định hướng thị trường, tăng cường khả năng phục hồi của thị trường ngoại hối và tăng cường giám sát dòng vốn xuyên biên giới nhằm đảm bảo đồng nhân dân tệ ổn định ở mức cân bằng.
Với việc công bố áp thuế của Mỹ đối với các đối tác trong đó có Trung Quốc. Thế giới đang hướng sự quan tâm tới cuộc chiến thương mại mới giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Theo các nhà phân tích, ông Trump sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu đưa quan hệ thương mại với các đối tác lớn, đặc biệt là Trung Quốc, trở nên cân bằng hơn.
Thương mại Mỹ - Trung suy yếu trong những năm gần đây, nhất là trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi thuế quan và kiểm soát xuất khẩu, như phụ tùng ô tô, máy chủ dữ liệu, đồ nội thất và chất bán dẫn. Thay vào đó, Trung Quốc đã tăng cường hoạt động thương mại với các đối tác khác, bao gồm EU, Mexico và Việt Nam. Thị phần thương mại toàn cầu của Trung Quốc tăng khoảng 4% kể từ năm 2016 khi Tổng thống Trump nhậm chức ở nhiệm kỳ đầu tiên, trong khi thị phần của Mỹ sụt giảm. Những yếu tố trên sẽ làm giảm bớt cú sốc từ mức thuế quan 10% mà Mỹ áp lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc
Tóm lại, trong ngắn hạn giá CSTN đang được hỗ trợ từ nguồn cung dự báo thiếu hụt trong các tháng ngưng cạo đang cận kề ; triển vọng đàm phán chấm dứt xung đột Nga-Ukraine; kỳ vọng vào các biện pháp kích thích kinh tế của Trung Quốc. Tuy nhiên, nỗi lo ngại ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ với các đối tác nhất là đối với Trung Quốc cùng với những bất ổn khó lường trong các chính sách của Mỹ vẫn là áp lực đối với giá CSTN trong thời gian tới.
CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN
1. Thông tin từ thị trường Trung Quốc và các khu vực khác:
- Trong năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu sang Trung Quốc tổng cộng 1,179 triệu tấn cao su hỗn hợp, giảm 18% so với cùng kỳ năm 2023 (1,442 triệu tấn). Số lượng xuất khẩu cao su tự nhiên sang Trung Quốc tổng cộng 252.000 tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2023 (246.000 tấn).
- Từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2024 , Trung Quốc nhập khẩu tổng cộng 1,402 triệu tấn cao su tổng hợp chính, tăng 151.000 tấn tương đương tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.
2. Giá Dầu thô:
- Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần (ngày 14-2), giá dầu giảm nhẹ trước triển vọng thỏa thuận hòa bình giữa Nga và Ukraine đạt được có thể làm giảm bớt tình trạng gián đoạn nguồn cung toàn cầu bằng cách chấm dứt lệnh trừng phạt đối với Moscow. Mức giảm đã bị hạn chế do Mỹ hoãn áp dụng thuế quan đáp trả ngay lập tức.
- Giá dầu Brent giảm xuống mức 74,74 USD/thùng. Giá dầu WTI của Mỹ giảm xuống mức 70,74 USD/thùng.
Biểu đồ: 10
Nguồn: Bloomberg
3. Giá Ngoại tệ:
- Tỷ giá ngày 14/2/2025 giảm xuống mức 25.220 đồng/USD.
Nguồn: Ngân hàng CPTM ngoại thương (VCB)
Nguồn : Ngân hàng BNM Malaysia
Nguồn : exchangerates.org.uk
Nguồn : exchangerates.org.uk
Ghi chú
- Thông tin cập nhật từ các sàn giao dịch future.
- Báo cáo định kỳ của Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su (ARNPC)
- Bản tin định kỳ của Hiệp Hội cao su Việt Nam.
- Các thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh, thu mua cung cấp từ các đơn vị thành viên của Tập Đoàn.
- ...
2. Bản tin chỉ cung cấp cho lãnh đạo Tập Đoàn và các đơn vị Cty thành viên để theo dõi xu hướng của thị trường và chỉ được lưu hành nội bộ.