TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CAO SU THẾ GIỚI TUẦN QUA
Giá CSTN trên các sàn giao dịch kỳ hạn và thị trường giao ngay tuần qua diễn biến không tương đồng nhau nhưng đều tiếp tục theo xu hướng giảm. Một số nguyên nhân được các nhà phân tích nhận định, cụ thể như sau:
- Yếu tố tích cực :
- Mưa lớn tiếp tục ảnh hưởng trên cả khu vực miền Nam và Bắc Thái Lan trong tuần qua làm sản lượng khai thác của quốc gia này tiếp tục sụt giảm. Sản lượng tại khu vực phía Nam Thái Lan đã giảm mạnh khi diện tích cây khai thác giảm xuống chỉ còn khoảng 20-30% so với thời cao điểm nhất tại khu vực này.
- Sản xuất cao su toàn cầu năm 2025 dự kiến tăng nhẹ 0,3%, đạt 14,9 triệu tấn, nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu 15,6 triệu tấn. Sự thiếu hụt này dự kiến kéo dài và hỗ trợ giá cao su.
- Đồng đô la Mỹ tiếp tục giảm nhẹ trong tuần.
- Yếu tố tiêu cực :
- Nhu cầu về CSTN tại Trung Quốc còn yếu do lượng hàng thành phẩm ( nguyên liệu đầu vào cao) tồn kho còn nhiều khiến cho các công ty sản xuất chỉ mua vào khi thực sự thiếu hụt do giá nguyên liệu đang ở mức cao.
- Tồn kho Thanh Đảo tiếp tục tăng khi lượng hàng giao tháng 2, 3 bị trì hoãn đã cập cảng.
- Rạn nứt trong quan hệ Mỹ - Ukraine và các đồng minh Phương Tây khiến quá trình đàm phán hoà bình tại Ukraine có thể sẽ kéo dài khiến các nhà đầu tư trở nên e ngại trước những rủi ro có thể xảy ra.
- Căng thẳng thương mại tiếp tục gia tăng khi EU, Trung Quốc đều có những động thái đáp trả việc áp thuế của Mỹ.
- Giá dầu suy giảm mạnh do dữ liệu kinh tế cho thấy kinh tế Mỹ đứng trước mối lo suy thoái. Trong khi nguồn cung dầu từ nhiều quốc gia gia tăng.
1. Giá giao dịch cao su kỳ hạn (Future):
Giá RSS3 trên các sàn giao dịch có diễn biến tương đồng nhau khi có diễn biến răng cưa trong tuần. So với giá bình quân tuần trước, giá RSS3 trên các sàn tuần này đều giảm, cụ thể: giá trên trên sàn SGX giảm -2,85%, trên sàn JPX giảm -4,42%, trên sàn Shanghai giảm -2,12%.
Giá TSR20 trên SGX và giá tham chiếu SMR10/20 trên MRB có có diễn biến không tương đồng nhau. Giá TSR20 có diễn biến răng cưa trong tuần; giá SMR10/20 tăng giá từ đầu tuần đến giữa tuần sau đó giảm giá ở phiên kế tiếp trước khi giảm giá trở lại ở phiên cuối tuần kế tiếp. So với tuần trước, giá bình quân của TSR20 và giá SMR10/20 tuần này đều giảm nhẹ, cụ thể: giá TSR 20 giảm -2,98%, giá tham chiếu SMR10/20 giảm -0,3%/-0,3%.
Đối với giá tham chiếu CV, L và Latex trên MRB có diễn biến tương đồng nhau khi goias giảm từ đầu đến cuối tuần. So với tuần trước, giá các sản phẩm CV, L và Latex đều giảm, cụ thể: giá CV giảm -1,5%; giá L giảm -0,42%; Latex giảm -1,49%.
Diễn biến giá trung bình trên các sàn giao dịch tương lai tuần qua sau:
2. Giá cao su thị trường giao ngay (Physical):
Giá RSS3 trên thị trường giao ngay giữ giá ở hai phiên đầu tuần sau đó giảm giá ở phiên giữa tuần trước khi quay đầu tăng giá trở lại ở hai phiên cuối tuần. So với tuần trước, giá bình quân RSS3 giao ngay tuần này giảm -47,2 USD/tấn, tương đương giảm -1,99%.
Giá V20 trên các thị trường giao ngay có không tương đồng nhau. Giá STR20 giữ giá ở hai phiên đầu tuần tiếp đó giá giảm ở phiên giữa tuần và tăng giá ở phiên kế tiếp trước khi giảm giá trở lại ở phiên cuối tuần; giá SMR20 giảm giá từ đầu tuần đến phiên gần cuối tuần sau đó quay đầu tăng giá ở phiên cuối tuần. So với tuần trước, giá bình quân giá STR 20 giảm -1,85%, giá SMR 20 giảm -3,13%.
Giá Latex trên thị trường giao ngay giữ giá ở hai phiên đầu tuần tiếp đó giá giảm ở phiên giữa tuần sau đó tăng giá ở phiên kế tiếp trước khi giảm giá trở lại ở phiên cuối tuần. So với tuần trước, giá bình quân Latex giảm -33,71 USD/tấn tương đương giảm -2,15%.
Diễn biến giá trung bình các sản phẩm cao su trên thị trường giao ngay tuần qua:
DIỄN BIẾN CỤ THỂ TRÊN CÁC SÀN GIAO DỊCH FUTURE TUẦN QUA
1. Tại Sàn SGX - Singapore (giao dịch kỳ hạn tháng 05/2025):
Giá RSS3 có diễn biến răng cưa trong tuần. Đầu tuần giá ở mức 2.326 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh giảm giá xuống mức thấp nhất tuần là 2.306 USD/tấn, tiếp đó có phiên điều chỉnh tăng giá lên mức 2.306 USD/tấn, kế tiếp đó có phiên điều chỉnh giảm giá xuống mức 2.312 USD/tấn, đến phiên cuối tuần giá điều tăng giá lên mức cao nhất tuần là 2.330 USD/tấn.
Giá TSR 20 có các phiên điều chỉnh tăng và giảm trong tuần. Đầu tuần giá ở mức 1.967 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh tăng liên tiếp liên tiếp giá lên mức cao nhất tuần là 1.976 USD/tấn, tiếp đó có phiên điều chỉnh giảm giá xuống mức 1.956 USD/tấn, đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh tăng lên mức 1.968 USD/tấn.
Khối lượng giao dịch chủ yếu vẫn là TSR 20, tăng ở phiên giữa tuần và phiên gần cuối tuần, các phiên còn lại đều giảm. Lượng giao dịch RSS3 vẫn duy trì ở mức thấp.
Biểu đồ 1 Biểu đồ 2
Nguồn: SGX
2. Giá tham chiếu trên MRB – Malaysia:
Giá SMR CV và SMR L giảm giá trong cả tuần. Phiên đầu tuần giá ở mức 2.740,5/2.717,5 USD/tấn, sau đó có các phiên điều chỉnh giảm liên tiếp đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh xuống mức thấp nhất tuần là 2.704,5/2.682 USD/tấn,. (Chi tiết tại Biểu đồ 3).
Giá SMR 10/20 có diễn biến răng cưa trong tuần. Đầu tuần giá ở mức 2.043/2.032 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh giảm giá xuống mức 2.038/2.026 USD/tấn, tiếp đó có phiên điều chỉnh tăng giá lên mức 2.041/2.029,5 USD/tấn, kế tiếp đó có phiên điều chỉnh giảm giá xuống mức thấp nhất tuần là 2.015/2.003,5 USD/tấn, đến phiên cuối tuần giá điều tăng lên mức 2.035/2.023 USD/tấn.
Giá cao su Latex giảm giá trong cả tuần. Đầu tuần giá ở mức 1.593,1 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh phiên điều giảm liên tiếp đến phiên cuối tuần giá giảm xuống mức thấp nhất tuần là 1.569,9 USD/tấn. (Chi tiết tại Biểu đồ 4)
Biểu đồ 3 Biểu đồ 4
Nguồn: MRB
3. Tại Sàn Tocom/Osaka - Nhật Bản (giao dịch kỳ hạn tháng 08/2025):
Giá cao su RSS3 có diễn biến răng cưa trong tuần. Phiên đầu tuần giá ở mức 2.334,8 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh giảm giá xuống mức thấp nhất tuần là 2.384,2 USD/tấn, tiếp đó có phiên điều chỉnh tăng giá lên mức 2.317 USD/tấn, kế tiếp đó có phiên điều chỉnh giảm giá xuống mức 2.384,9 USD/tấn, đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh tăng giá lên mức cao nhất tuần 2.352,5 USD/tấn.
Khối lượng giao dịch tăng ở phiên thứ hai, giảm ở các phiên còn lại.
Biểu đồ 5 Biểu đồ 6
Nguồn: JPX
4. Tại Sàn Thượng Hải – Trung Quốc (giao dịch kỳ hạn tháng 05/2025) :
Giá cao su RSS3 có diễn biến răng cưa trong tuần. Đầu tuần giá ở mức 2.367,6 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh giảm giá xuống mức thấp nhất tuần là 2.354,7 USD/tấn, tiếp đó có phiên điều chỉnh tăng giá lên mức cao nhất tuần 2.377,4 USD/tấn, kế tiếp đó có phiên điều chỉnh giảm giá xuống mức 2.365,05 USD/tấn, đến phiên cuối tuần điều chỉnh tăng giá lên mức 2.365,07 USD/tấn.
Khối lượng giao dịch tăng ở phiên đầu tuần và phiên giữa tuần, giảm ở các phiên còn lại.
Biểu đồ 7 Biểu đồ 8
Nguồn: Shanghai
DIỄN BIẾN GIÁ CAO SU TRÊN THỊ TRƯỜNG GIAO NGAY CHÂU Á
Diễn biến giá cao su trong hai tuần gần nhất, cụ thể như sau:
NHẬN ĐỊNH XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG CAO SU TRONG NGẮN HẠN
Tuần này căng thẳng thương mại gia tăng khi EU, Trung quốc công bố những biện pháp đáp trả tương ứng trước những động thái thuế quan của ông Trump khiến nhà đầu tư e ngại về triển vọng tăng trưởng và lạm phát của nền kinh tế toàn cầu. Những quyết định khó lường và liên tục thay đổi của ông Trump khiến thị trường cảm thấy bất an trước những rủi ro khó lường.
Đặc biệt Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, cùng với việc tăng thuế nhập khẩu, đã làm gia tăng biến động trên thị trường cao su và tạo ra tâm lý thận trọng trong đầu tư. Tuy nhiên Dự báo giá cao su sẽ tiếp tục neo ở mức cao trong quý II/2025
Trong ngắn hạn, giá CSTN có thể sẽ vẫn chịu tác động từ các yếu tố tích cực và tiêu cực, cụ thể:
1. Cung cầu cao su thiên nhiên toàn cầu:
Sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu đang giảm mạnh do đã bước vào mùa ngưng cạo hàng năm tại các khu vực sản xuất chính ở Đông Bắc Thái Lan và Việt Nam. Trong khi sản lượng ở miền nam Thái Lan đã giảm đáng kể, khiến nguồn cung toàn cầu càng khan hiếm.
Trong khi, nhu cầu cao su tự nhiên từ Trung Quốc và Ấn Độ – hai thị trường tiêu thụ lớn nhất – dự kiến tăng lần lượt 2,5% và 3,4% trong năm nay, theo ANRPC, tạo áp lực lớn lên nguồn cung toàn cầu. Tình hình này có thể duy trì giá cao su ở mức cao, ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và chuỗi cung ứng ngành công nghiệp lốp xe
Trong hai tháng đầu năm 2025, xuất khẩu cao su của Côte d'Ivoire đạt tổng cộng 273.000 tấn, tăng 9% so với mức 250.000 tấn cùng kỳ năm 2024.
Tính đến ngày 9/3/2025, Tổng tồn kho cao su thiên nhiên tại Thanh Đảo tăng lên mức 588.600 tấn, tăng 4.200 tấn hay tăng 0,71% so với kỳ trước.
2. Yếu tố giá Dầu:
Giá dầu thô Brent giao sau tại London phiên thứ Sáu (14/3) tăng 0,7 USD/thùng, tương đương tăng 1%, chốt ở mức 70,58 USD/thùng. Giá dầu WTI giao sau tại New York tăng 0,63 USD/thùng, tương đương tăng 1%, chốt ở 67,18 USD/thùng.
Mức chốt tuần này của giá dầu Brent và dầu WTI gần như không thay đổi so với mức đóng cửa của tuần trước.
Hôm thứ Năm tuần này, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố ủng hộ về nguyên tắc một thỏa thuận ngừng bắn cho cuộc chiến tranh ở Ukraine do Mỹ đề xuất. Tuy nhiên, một số điểm mà Nga làm rõ và điều kiện mà ông Putin đưa ra cho thấy chiến sự sẽ khó sớm kết thúc.
Ngày thứ Sáu, ông Trump một lần nữa hối thúc Nga chấp nhận một thỏa thuận ngừng bắn. Nếu sớm có một thỏa thuận ngừng bắn và tiếp đó là một thỏa thuận hòa bình Nga - Ukraine, Moscow có thể được phương Tây dỡ trừng phạt, và xuất khẩu dầu của Nga có thể tăng mạnh. Trong trường hợp đó, áp lực giảm giá dầu có thể gia tăng.
Hôm thứ Năm, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cảnh báo nguồn cung dầu toàn cầu sẽ nhiều hơn nhu cầu 600.000 thùng/ngày trong năm nay, do nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu yếu hơn dự báo mà chủ yếu là do kinh tế Mỹ đứng trước nguy cơ suy thoái. Sự mất ổn định vĩ mô do chiến tranh thương mại leo thang đã khiến IEA cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu. Rủi ro cao ở phía nhu cầu và sự gia tăng nguồn cung từ OPEC+ đặt ra khả năng giá dầu khó phục hồi bền vững.
3. Tình hình kinh tế Mỹ và các thông tin về FED:
Thị trường chứng khoán Mỹ hồi phục mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (14/3), lấy lại một phần điểm số đã mất trước đó trong tuần. Lúc đóng cửa, chỉ số Dow Jones tăng 674,62 điểm, tương đương tăng 1,65%, đạt 41.488,19 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 2,13%, đạt 5.638,94 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 2,61%, đạt 17.754,09 điểm. Đây là phiên tăng mạnh nhất của cả S&P 500 và Nasdaq từ đầu năm đến nay.
Chính sách thuế quan liên tục biến động khó lường của ông Trump làm gia tăng sự bấp bênh và biến động trên thị trường. Dù đã hồi mạnh trong phiên ngày thứ Sáu, chứng khoán Mỹ vẫn không tránh khỏi một tuần giảm điểm mạnh.
Dow Jones giảm 3,1% tuần này, đánh dấu tuần giảm mạnh nhất từ tháng 3/2023. S&P 500 và Nasdaq đều giảm hơn 2% cả tuần, hoàn tất tuần trượt dốc thứ tư liên tục.
Số liệu mới về kinh tế Mỹ tiếp tục cho thấy rủi ro giảm tốc của nền kinh tế. Chỉ số tâm lý người tiêu dùng của Đại học Michigan giảm còn 57,9 điểm trong tháng 3, thấp hơn nhiều so với mức 63,2 điểm mà các nhà kinh tế đưa ra trong một cuộc khảo sát của hãng tin Dow Jones. Báo cáo này một lần nữa cho thấy niềm tin của người tiêu dùng Mỹ đang bị bào mòn bởi sự bất định liên quan tới thuế quan.
Tuần tới, mối quan tâm của nhà đầu tư ở Phố Wall sẽ hướng tới cuộc họp chính sách tiền tệ định kỳ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Theo dữ liệu từ công cụ FedWatch Tool của sàn giao dịch CME, thị trường đang đặt cược khả năng 97% Fed giữ nguyên lãi suất trong lần họp này.
4. Đồng đô la Mỹ:
Đồng đô la Mỹ tuần này giảm nhẹ, chốt phiên ngày Thứ Sáu (14/3) chỉ số đô la được giao dịch ở mức ở mức 103,74. Đây là thông tin tích cực với thị trường hàng hoá trong đó có CSTN.
5. Tình hình kinh tế Trung Quốc:
Hãng tin Reuters cho hay trong khi cuộc chiến thương mại toàn diện của Tổng thống Mỹ Donald Trump làm dấy lên nỗi lo về suy thoái kinh tế, chỉ số Hang Seng của Hong Kong, nơi niêm yết nhiều công ty lớn của Trung Quốc, đã tăng 17% kể từ khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền vào tháng 1/2025.
Đây là mức tăng lớn thứ 5 thế giới trong bối cảnh những thị trường Châu Á khác giảm điểm, ví dụ Ấn Độ giảm 9,34%, Thái Lan giảm 13,65%.
Thậm chí con số trên nếu so sánh với mức giảm 9% của S&P 500 cùng khoản vốn hóa bốc hơi 4 nghìn tỷ USD từ mức kỷ lục tháng 2/2025 đến nay tại chứng khoán Mỹ thì rõ ràng có một sự đối lập không hề nhỏ.
Theo Reuters, sự bất thường về thuế quan cũng như các động thái cắt giảm chi tiêu của chính phủ liên bang đã tác động đến tâm lý Phố Wall, vốn đã tăng trưởng tốt hơn hầu hết các thị trường khác kể từ năm 2021.
Bên cạnh đó, việc Warren Buffett chốt lời đến 334 tỷ USD tiền mặt từ năm 2024 khi cho rằng thị trường chứng khoán Mỹ quá nóng cũng khiến nhiều nhà đầu tư bắt đầu tìm kiếm những cơ hội mới từ Trung Quốc, vốn có giá rẻ hơn.
Chỉ số P/E của Hang Seng trong tháng 12/2024 chỉ là 7 lần, thấp hơn nhiều so với mức 20 lần P/E của S&P 500.
Theo Reuters, dòng vốn nước ngoài đã rời khỏi Trung Quốc sau giai đoạn chính phủ siết chặt quản lý tín dụng bất động sản, thanh tra mảng công nghệ khiến tình hình kinh doanh trở nên khó khăn.
Thế nhưng gần đây, Bắc Kinh đã nới lỏng lại thị trường bất động sản cũng như công nghệ, điển hình là việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gặp gỡ các doanh nhân hàng đầu như nhà sáng lập Alibaba Jack Ma, CEO Huawei, CEO Tencent nhằm thúc đẩy khu vực tư nhân và tăng trưởng kinh tế.
Chính điều này đã gia tăng niềm tin của nhà đầu tư cho thị trường với kỳ vọng Trung Quốc sẽ tăng cường chi tiêu công, hỗ trợ nền kinh tế với các gói kích thích khổng lồ.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tuần trước đã công bố báo cáo thường niên về công tác của chính phủ, trong đó nêu rõ thúc đẩy tiêu dùng là nhiệm vụ hàng đầu trong năm tới.
Theo các nhà phân tích, mục tiêu tăng trưởng GDP 5% của Trung Quốc và việc ưu tiên tiêu dùng cho thấy Bắc Kinh sẽ làm nhiều hơn nữa để hỗ trợ nền kinh tế.
Dữ liệu từ Morgan Stanley cho thấy các quỹ đầu tư nước ngoài đã đầu tư 3,8 tỷ USD vào cổ phiếu Trung Quốc trong tháng 2/2025 sau ba tháng liên tiếp rút vốn.
Chỉ số MSCI Trung Quốc đã tăng 40% trong 12 tháng qua, lên mức cao nhất 3 năm. Tuy nhiên con số này vẫn thấp hơn 40% so với mức đỉnh năm 2021, qua đó cho thấy tiềm năng tăng trưởng của chứng khoán Trung Quốc.
Tóm lại, trong ngắn hạn giá CSTN đang được hỗ trợ từ nguồn cung thiếu hụt do các tháng ngưng cạo đã đến; những kỳ vọng tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, rạn nứt của quan hệ Mỹ - Ukraine; giá dầu sụt giảm và nỗi lo ngại ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại đang gia tăng giữa Mỹ với các đối tác nhất là đối với Trung Quốc cùng với những bất ổn, khó lường trong các chính sách của Mỹ vẫn là áp lực đối với giá CSTN trong thời gian tới.
CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN
1. Thông tin từ thị trường Trung Quốc và các khu vực khác:
- Theo Cục Thống kê Malaysia ngày 13/3, xuất khẩu cao su thiên nhiên trong tháng 1/2025 tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước lên 44.338 tấn và không đổi so với tháng trước. Trong số này, 43,6% được xuất khẩu sang Trung Quốc, tiếp theo là Đức (11,1%), UAE (9,3%), Hoa Kỳ (7,6%) và Bồ Đào Nha (3%).
- Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Cao su Campuchia, Campuchia đã xuất khẩu 54.587 tấn mủ cao su trong hai tháng đầu năm 2025, giảm 6,3% so với cùng kỳ năm 2024.
2. Giá Dầu thô:
- Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần (ngày 14-3), giá dầu bật tăng gần 1% khi các nhà đầu tư cân nhắc triển vọng ngày càng mờ nhạt về việc xung đột ở Ukraine sẽ nhanh chóng kết thúc và nguồn cung năng lượng của Nga sẽ trở lại thị trường phương Tây.
- Giá dầu Brent tăng lên mức 70,58 USD/thùng. Giá dầu WTI của Mỹ giảm tăng lên mức 67,18 USD/thùng.
Biểu đồ: 10
Nguồn: Bloomberg
3. Giá Ngoại tệ:
- Tỷ giá ngày 14/3/2025 tăng lên mức 25.350 đồng/USD.
Nguồn: Ngân hàng CPTM ngoại thương (VCB)
Nguồn : Ngân hàng BNM Malaysia
Nguồn : exchangerates.org.uk
Nguồn : exchangerates.org.uk
Ghi chú
- Thông tin cập nhật từ các sàn giao dịch future.
- Báo cáo định kỳ của Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su (ARNPC)
- Bản tin định kỳ của Hiệp Hội cao su Việt Nam.
- Các thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh, thu mua cung cấp từ các đơn vị thành viên của Tập Đoàn.
- ...
2. Bản tin chỉ cung cấp cho lãnh đạo Tập Đoàn và các đơn vị Cty thành viên để theo dõi xu hướng của thị trường và chỉ được lưu hành nội bộ.