TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CAO SU THẾ GIỚI TUẦN QUA
Giá CSTN trên các sàn giao dịch kỳ hạn và thị trường giao ngay tuần qua có diễn biến gần như tương đồng nhau khi tiếp tục giảm đầu tuần đến giữa tuần và phục hồi nhẹ vào cuối tuần. Một số nguyên nhân được các nhà phân tích chỉ ra, cụ thể như sau:
- Các nhà đầu tư lo ngại trước những rủi ro phát sinh từ tình hình địa chính trị Trung Đông căng thẳng
- Triển vọng Fed sẽ duy trì lãi suất cao lâu hơn ở Mỹ .
- Đồng đô la Mỹ duy trì đà tăng tiếp tục tác động tiêu cực tới thị trường hàng hoá.
- Giá dầu tuần này tăng nhẹ dù khi các bên xung đột Iran- Israel đều cho thấy khả năng vẫn đang kiềm chế. Các biện pháp trả đũa chỉ đang nhằm cảnh báo và lấy lại thể diện không để leo thang cao hơn
1. Giá giao dịch cao su kỳ hạn (Future):
Giá RSS3 trên các sàn giao dịch có diễn biến không tương đồng nhau. Giá trên sàn Shanghai sau phiên đầu tuần giá quay đầu giảm giá đến giữa tuần trước khi tăng giá trở lại ở hai phiên cuối tuần; trong khi đó, trên sàn SGX giảm giá trong cả tuần; giá RSS3 răng cưa nhẹ trong cả tuần. So với giá bình quân tuần trước, giá RSS3 trên các sàn tuần này có đều giảm, cụ thể: giá trên trên sàn SGX giảm -2,92%, trên sàn JPX giảm -5,3%, giá trên sàn Shanghai giảm -2,48%.
Giá TSR20 trên SGX và giá tham chiếu SMR10/20 trên MRB có diễn biến không tương đồng nhau. Giá SMR10/20 sau phiên đầu tuần giá quay đầu giảm đến phiên gần cuối tuần trước khi tăng giá trở lại ở phiên cuối tuần; giá TSR20 có diễn biến răng cưa trong tuần. So với tuần trước, giá bình quân của TSR20 và giá SMR10/20 tuần này đều giảm, cụ thể: giá TSR20 giảm -1,47%, giá tham chiếu SMR10/20 giảm -1,77%/-1,79%.
Đối với giá tham chiếu CV, L và Latex trên MRB có diễn biến: Giá CV, L giảm giá từ đầu tuần đến phiên gần cuối tuần và chỉ tăng giá ở phiên cuối tuần; trong khi đó giá Latex giảm giá từ đầu tuần đến giữa tuần sau đó quay đầu tăng giá ở hai phiên cuối tuần. So với tuần trước, giá các sản phẩm CV, L và Latex đều giảm nhẹ, cụ thể: giá CV giảm -1,04%; giá L giảm -1,05%; Latex giảm -1,02%.
Diễn biến giá trung bình trên các sàn giao dịch tương lai tuần qua sau:
Chủng loại | Giá tuần 8/4 đến 12/4/2024 (USD/tấn) | Giá tuần 15/4 đến 19/4/2024 (USD/tấn) | Thay đổi | |
USD | % | |||
RSS3 SGX | 2.339,80 | 2.271,40 | -68,40 | - 2,92 |
TSR20 SGX | 1.653,20 | 1.628,80 | -24,40 | -1,47 |
SMR CV | 2.682,25 | 2.654,20 | -28,05 | -1,04 |
SMR L | 2.661,00 | 2633,00 | -28,00 | -1,05 |
SMR10 | 1.672,25 | 1642,60 | +24,65 | +1,49 |
SMR20 | 1.661,00 | 1.631,90 | -29,85 | -1,79 |
Latex | 1.560,69 | 1.544,68 | -16,01 | -1,02 |
RSS3 JPX | 2.133,36 | 2.020,14 | -113,22 | -5,03 |
RSS3 Shanghai | 2.066,14 | 2014,71 | -54,43 | -2,48 |
2. Giá cao su thị trường giao ngay (Physical):
Giá RSS3 trên thị trường giao ngay sau kỳ nghỉ lễ giá giảm đến cuối tuần. So với tuần trước, giá bình quân RSS3 giao ngay tuần giảm mạnh là -121,72 USD/tấn, tương đương giảm -4,92%.
Giá V20 trên các thị trường giao ngay có diễn biến không tương đồng nhau. Giá STR20 giảm giá ở hai phiên cuối tuần; giá SMR20 tăng giá ở hai phiên cuối tuần. So với tuần trước, giá bình quân giá STR 20 giảm -1,73%, giá SMR 20 giảm -2,82%.
Giá Latex trên thị trường giao ngay giữ giá trong tuần. So với tuần trước, giá bình quân giá Latex giảm mạnh là -97,47 USD/tấn tương đương giảm -6,31%.
Diễn biến giá trung bình các sản phẩm cao su trên thị trường giao ngay tuần qua:
DIỄN BIẾN CỤ THỂ TRÊN CÁC SÀN GIAO DỊCH FUTURE TUẦN QUA
1. Tại Sàn SGX - Singapore (giao dịch kỳ hạn tháng 6/2024):
Giá RSS3 có xu hướng giảm giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức 2.328 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh giảm liên tiếp giá xuống mức 2.241 USD/tấn và giữ giá ở phiên kế tiếp, đến phiên cuối tuần giảm xuống mức 2.235 USD/tấn.
Giá TSR 20 có diễn biến răng cưa trong tuần. Đầu tuần giá ở mức 1.629 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh giảm xuống mức thấp nhất tuần là 1.619 USD/tấn, tiếp đó có phiên điều chỉnh tăng giá lên mức 1.628 USD/tấn, tiếp sau đó giá điều chỉnh giảm xuống mức 1.621 USD/tấn, đến phiên cuối tuần giá tăng lên mức 1.630 USD/tấn.
Khối lượng giao dịch chủ yếu vẫn là TSR 20, giá tăng tăng ở phiên đầu tuần và bật tăng mạnh ở phiên cuối tuần, các phiên còn lại đều giảm. Lượng giao dịch RSS3 vẫn duy trì ở mức thấp
Biểu đồ 1 Biểu đồ 2
Nguồn: SGX
2. Giá tham chiếu trên MRB – Malaysia:
Giá SMR CV và SMR L xu hướng giảm giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức 2.684/2.663 USD/tấn, sau đó có các phiên điều chỉnh giảm liên tiếp giá giảm xuống mức thấp nhất tuần là 2.634/2.624 USD/tấn, đến phiên cuối tuần giá tăng lên 2.649/2.627 USD/tấn. (Chi tiết tại Biểu đồ 3).
Giá SMR 10/20 có các phiên điều chỉnh tăng và giảm giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức 1.656,5/1.645,5 USD/tấn, sau đó có các phiên điều chỉnh giảm liên tiếp giá giảm xuống mức thấp nhất tuần là 1.633,5/1.623 USD/tấn, tiếp sau đó có phiên điều chỉnh tăng và đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh tăng lên mức 1.647,5/1.637 USD/tấn.
Giá cao su Latex có các phiên điều chỉnh tăng và giảm giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức 1.560,2 USD/tấn, sau đó có các phiên điều chỉnh giảm liên tiếp giá giảm xuống mức thấp nhất tuần là 1.537,3 USD/tấn, tiếp sau đó có phiên điều chỉnh tăng và đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh tăng lên mức 1.543,2 USD/tấn. (Chi tiết tại Biểu đồ 4)
Biểu đồ 3 Biểu đồ 4
Nguồn: MRB
3. Tại Sàn Tocom/Osaka - Nhật Bản (giao dịch kỳ hạn tháng 9/2024):
Giá cao su RSS3 có các phiên tăng và giảm giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức 2.031,5 USD/tấn, tiếp đó có phiên điều chỉnh tăng giá lên mức cao nhất tuần là 2.036 USD/tấn, sau đó có các phiên điều chỉnh giảm liên tiếp giá xuống mức thấp nhất tuần là 2.006 USD/tấn, đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh tăng lên mức 2.010 USD/tấn.
Khối lượng giao dịch tăng ở phiên gần cuối tuần, giảm ở các phiên còn lại
Biểu đồ 5 Biểu đồ 6
Nguồn: JPX
4. Tại Sàn Thượng Hải – Trung Quốc (giao dịch kỳ hạn tháng 9/2024):
Giá cao su RSS3 có các phiên tăng và giảm giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức là 2.033,5 USD/tấn, sau đó có các phiên điều chỉnh giảm liên tiếp giá xuống mức thấp nhất tuần là 2.004 USD/tấn, tiếp đó có phiên điều chỉnh giá tăng giá và đến phiên cuối tuần ggiaas điều chỉnh tăng lên mức 2.013,2 USD/tấn.
Khối lượng giao dịch tăng ở phiên thứ hai và bật tăng mạnh ở phiên cuối tuần, các phiên khác giảm giá.
Biểu đồ 7 Biểu đồ 8
Nguồn: Shanghai
DIỄN BIẾN GIÁ CAO SU TRÊN THỊ TRƯỜNG GIAO NGAY CHÂU Á
Diễn biến giá cao su trong hai tuần gần nhất, cụ thể như sau:
NHẬN ĐỊNH XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG CAO SU TRONG NGẮN HẠN
Giá CSTN trong tuần qua diễn biến đúng với nhận định của Bản tin thị trường số 11, cụ thể: “giá giảm do Sự điều chỉnh mức chênh lệch bất thường đã tạo ra trước đó. Theo đó, sự điều chỉnh sẽ thu hẹp chênh lệch giá của cùng chủng loại trên các thị trường khác nhau cũng như điều chỉnh thu hẹp mức chênh lệch giữa RSS và TSR.”
Trong ngắn hạn, giá CSTN có thể tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố thuận lợi và bất lợi đan xen nhau, cụ thể:
1. Cung cầu cao su thiên nhiên toàn cầu:
Theo dự báo thời tiết mới nhất do Cục Khí tượng Thái Lan (TMD) ban hành cho đến ngày 23/4, tình trạng thời tiết “nóng đến rất nóng” dự kiến sẽ tiếp tục diễn ra trên khắp Thái Lan, bao gồm cả các tỉnh phía Nam. Điều đó có nghĩa là nông dân ở Thái Lan khó có thể tiếp tục thu hoạch sớm hơn thường lệ trong năm nay mặc dù giá cả thuận lợi. Người ta dự đoán rằng việc thu hoạch ở quy mô rộng hơn sẽ chỉ tiếp tục vào khoảng giữa tháng 5
Tuy nhiên, Bờ Biển Ngà lại công bố sản lượng xuất khẩu quý 1 năm 2024 đạt tổng cộng 396.711 tấn, tăng 2,6% so với 386.761 tấn cùng kỳ năm 2023.
Đối với tồn kho: tính đến ngày 14 tháng 4 năm 2024, tổng tồn kho cao su thiên nhiên ngoại quan và thương mại tổng hợp tại Thanh Đảo là 634.100 tấn, giảm 9.400 tấn hay 1,46% so với kỳ trước.
2. Yếu tố giá Dầu:
Trên thị trường năng lượng, Giá dầu thô WTI giao sau tại New York tăng 0,5%, chốt ở mức 83,14 USD/thùng. Giá dầu Brent giao sau tại London tăng 0,21%, đóng cửa ở 87,29 USD/thùng.
Cả tuần này, giá dầu WTI giảm 3% và giá dầu Brent giảm 3,4%, về cơ bản đã để mất hết phần bù rủi ro sau khi Israel tấn công lãnh sự quán Iran ở Syria hồi đầu tháng này - sự kiện kéo theo cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel, và tiếp đó là cuộc tấn công đáp trả của Israel đối với Iran vào ngày 19/4. Khi mới có tin về cuộc tấn công, giá dầu thô đã tăng vọt hơn 3%, nhưng sau đó chuyển sang trạng thái giằng co giữa tăng nhẹ và giảm nhẹ, và cuối cùng chốt phiên với mức tăng nhẹ.
“Thị trường năng lượng đã từng trải qua những đợt căng thẳng tương tự ở Trung Đông. Ngưỡng để đi đến một cuộc chiến tranh toàn diện ở Trung Đông và nguồn cung dầu ở khu vực này bị gián đoạn là rất cao”, nhà quản lý quỹ John Kilduff của công ty Again Capital nhận định với hãng tin Reuters.
Tuy nhiên, giới chuyên gia nghiêng về lạc quan. “Thị trường đã thở phào”, Chủ tịch George Ball của công ty Sanders Morris phát biểu, cho rằng nhà đầu tư nhận thấy phản ứng của Israel là thận trọng và nhằm mục đích giảm thiểu sự leo thang căng thẳng. “Nhưng nhà đầu tư chưa thể rũ bỏ hết nỗi lo về chiến tranh. Rủi ro địa chính trị vẫn là một yếu tố phải tính đến trong quá trình ra quyết định của họ”.
3. Tình hình kinh tế Mỹ và chính sách của FED:
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (19/4), đánh dấu chuỗi phiên giảm dài nhất trong 1 năm rưỡi, trong bối cảnh triển vọng lãi suất cao hơn lâu hơn gây áp lực giảm lên giá cổ phiếu.
Tính cả tuần này, S&P 500 giảm hơn 3%, đánh dấu tuần giảm thứ ba liên tiếp và là tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2023. Lạm phát dai dẳng dẫn tới khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trì hoãn giảm lãi suất là nguyên nhân chính khiến thị trường tụt dốc. Sự giảm điểm diễn ra rõ rệt nhất ở nhóm công nghệ, và nhóm này là những cổ phiếu giảm mạnh nhất trong S&P 500 trong phiên ngày thứ Sáu cũng như trong cả tuần.
So mức đỉnh của 52 tuần, S&P 500 hiện đã giảm hơn 5%, trong bối cảnh thị trường dự báo Fed phải đến tháng 9 mới bắt đầu giảm lãi suất.
Nasdaq giảm 5,5% trong tuần này, đánh dấu tuần giảm thứ tư liên tiếp - chuỗi tuần giảm dài nhất kể từ tháng 12/2022. Đây cũng là tuần giảm mạnh nhất của Nasdaq kể từ tháng 11/2022.
Với phiên tăng ngày thứ Sáu, Dow Jones hoàn tất tuần giao dịch với mức tăng 0,01% sau 3 tuần giảm liên tiếp trước đó.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell ngày 16/4 nói rằng có thể sẽ “mất nhiều thời gian hơn dự kiến” để lạm phát giảm về mục tiêu 2% và Fed có thể cắt giảm lãi suất.
4. Đồng Đô la Mỹ:
Đồng đô la Mỹ tiếp tục duy trì đà tăng. Chỉ số Đô la được giao dịch ở mức 106,12 vào lúc đóng cửa ngày 19 tháng 4. Đồng đô la tăng mạnh tác động tiêu cực tới thị trường hàng hoá
5. Tình hình kinh tế Trung Quốc:
Theo số liệu của Hải quan Trung Quốc, Nhập khẩu cao su tự nhiên ở Trung Quốc giảm 18,4% so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc đã nhập khẩu 1,333 triệu tấn cao su tự nhiên trong quý 1 năm 2024 so với 1,6334 tấn nhập khẩu trong quý 1 năm 2023. Tính cả năm 2023, Trung Quốc nhập khẩu 6,170 triệu tấn cao su thiên nhiên, tăng 8,8%
Số liệu do Tổng cục Thống kê Trung Quốc công bố ngày 16/4 cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đạt mức tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) 5,3% trong 3 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái.
Đây là một sự tăng tốc so với mức tăng 5,2% đạt được vào quý 4 năm ngoái, đồng thời vượt xa mức dự báo tăng 4,6% mà các chuyên gia kinh tế đưa ra trong một cuộc khảo sát của hãng tin Reuters.
So với quý 4/2023, GDP của Trung Quốc tăng trưởng 1,6%, cao hơn so với mức dự báo là tăng 1,4% và số liệu tăng trưởng sau điều chỉnh của quý trước là 1,2%. Chính phủ Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% cho năm 2024, bằng với mục tiêu đặt ra cho năm ngoái.
Nhận định về số liệu tăng trưởng mà Trung Quốc vừa công bố, nhà kinh tế trưởng Zhiwei Zhang của công ty quản lý tài sản Pinpoint Asset Management nói rằng sự tăng trưởng có được một phần nhờ nhu cầu bên ngoài. Xuất khẩu quý 1 của Trung Quốc tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Ông Zhang nhận định kết quả tăng trưởng mạnh mẽ của quý 1 sẽ khiến Chính phủ Trung Quốc hài lòng với lập trường chính sách hiện nay. “Với khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất đã giảm xuống, tôi cho rằng khả năng Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) hạ lãi suất cũng giảm”, vị chuyên gia nói thêm.
Nhân dân tệ đã liên tục giảm giá trong thời gian gần đây, khi kinh tế Trung Quốc vẫn đuối sức và PBOC nghiêng về nới lỏng trong khi kinh tế Mỹ tăng trưởng vững và Fed trì hoãn việc hạ lãi suất. Theo hãng tin Reuters, giới phân tích nói rằng có hai điều cần xảy ra để chấm dứt vòng xoáy giảm giá của đồng nhân dân tệ: hoặc Fed bắt đầu giảm mạnh lãi suất hoặc đồng nhân dân tệ phải hình thành một mức đáy nào đó. Tuy nhiên, cả hai điều này đều khó xảy ra ở thời điểm hiện tại.
Tuần trước, ngân hàng đầu tư Morgan Stanley nâng dự báo tăng trưởng kinh tế thực của Trung Quốc năm nay lên 4,8%, từ mức 4,2% đưa ra trong lần dự báo trước.
Tuy nhiên bức tranh ngành bất động sản của Trung Quốc vẫn tiếp tục ảm đạm, với đầu tư bất động sản quý 1 giảm 9,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Diện tích sàn bất động sản thương mại được trong quý đạt 226,68 triệu mét vuông, giảm 19,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý, “gã khổng lồ” địa ốc Evergrande nhận được lệnh thanh lý tài sản từ toà án, trong khi một doanh nghiệp bất động sản lớn khác là Country Garden đối mặt khả năng phải thanh lý.
Tóm lại, bất chấp các thông tin tích cực về nền kinh tế Trung Quốc, giá dầu vẫn duy trì ở ngưỡng cao và tình hình thời tiết nắng hạn kéo dài không thuận lợi ảnh hưởng đến nguồn cung, trong ngắn hạn, giá CSTN sẽ tiếp tục điều chỉnh tăng giảm không tương đồng nhau giữa giá các chủng loại sản phẩm và giữa các thị trường khác nhau.
CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN
1. Thông tin từ thị trường Trung Quốc và các khu vực khác:
- Theo dữ liệu do Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố ngày 18/4, xuất khẩu lốp xe cao su của Trung Quốc trong quý 1 năm 2024 đạt 2,11 triệu tấn, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2023.
- Trong quý 1 năm 2024, xuất khẩu cao su của Côte d'Ivoire (Bờ Biển Ngà) đạt tổng cộng 396.711 tấn, tăng 2,6% so với 386.761 tấn cùng kỳ năm 2023.
- Tính đến ngày 14 tháng 4 năm 2024, tổng tồn kho cao su thiên nhiên ngoại quan và thương mại tổng hợp tại Thanh Đảo là 634.100 tấn, giảm 9.400 tấn hay 1,46% so với kỳ trước.
2. Giá dầu thô:
- Kết thúc phiên giao dịch đầy biến động ngày 19-4, giá dầu chỉ tăng nhẹ sau khi Iran “hạ thấp” thông tin về cuộc tấn công được cho là do Israel thực hiện nhằm vào thành phố Isfahan sáng cùng ngày (giờ Việt Nam), một dấu hiệu cho thấy có thể tránh được sự leo thang thù địch ở Trung Đông.
- Giá dầu Brent tăng lên mức 87,29 USD/thùng. Giá dầu WTI của Mỹ tăng 83,14 USD/thùng.
Biểu đồ: 10
Nguồn: Bloomberg
3. Giá Ngoại tệ:
- Tỷ giá ngày 19/4/2024 tăng lên mức 25.163 đồng/USD.
Nguồn: Ngân hàng CPTM ngoại thương (VCB)
Nguồn : Ngân hàng BNM Malaysia
Nguồn : exchangerates.org.uk
Nguồn : exchangerates.org.uk
Ghi chú
- Thông tin cập nhật từ các sàn giao dịch future.
- Báo cáo định kỳ của Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su (ARNPC)
- Bản tin định kỳ của Hiệp Hội cao su Việt Nam.
- Các thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh, thu mua cung cấp từ các đơn vị thành viên của Tập Đoàn.
- ...
2. Bản tin chỉ cung cấp cho lãnh đạo Tập Đoàn và các đơn vị Cty thành viên để theo dõi xu hướng của thị trường và chỉ được lưu hành nội bộ.