TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CAO SU THẾ GIỚI TUẦN QUA
Giá CSTN trên các sàn giao dịch kỳ hạn và thị trường giao ngay tuần qua có diễn biến không tương đồng nhau nhưng đều trong xu hướng tăng. Một số nguyên nhân được các nhà phân tích chỉ ra, cụ thể như sau:
i. Thông tin lạm phát tại Mỹ đã chậm lại trong tháng 4 đã làm tăng triển vọng cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang FED.
ii. Thị trường chứng khoán vượt đỉnh, đồng đô la Mỹ giảm đã hỗ trợ thị trường hàng hoá.
iii. Kỳ vọng nhu cầu sẽ được cải thiện mạnh mẽ nhờ thông tin về đà phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng tốc độ khi được hỗ trợ bởi những biện pháp kích thích mới nhất từ chính phủ nước này.
iiii. Giá dầu thô tăng trở lại khi đồng đô la Mỹ giảm.
1. Giá giao dịch cao su kỳ hạn (Future):
Giá RSS3 trên các sàn giao dịch có diễn biến không tương đồng nhau. Giá trên sàn Shanghai và SGX tăng giá ở hai phiên đầu tuần sau đó giảm giá ở hai phiên kế tiếp truóc khi tăng giá trở lại ở phiên cuối tuần; giá trên sàn JPX tăng giá từ phiên thứ hai đến giữa tuần sau đó giảm giá ở hai phiên cuối tuần. So với giá bình quân tuần trước, giá RSS3 trên các sàn tuần này có mức tăng/giảm khác nhau, cụ thể: giá trên trên sàn SGX giảm -2,69%, trên sàn JPX tăng +1,62%, giá trên sàn Shanghai tăng +0,18%.
Giá TSR20 trên SGX và giá tham chiếu SMR10/20 trên MRB có diễn biến không tương đồng nhau. Giá TSR20 có diễn biến răng cưa trong tuần; giá SMR10/20 tăng giá từ đầu tuần đến giữa tuần sau đó giá giảm ở phiên gần cuối tuần trước khi tăng giá trở lại ở phiên cuối tuần. So với tuần trước, giá bình quân của TSR20 và giá SMR10/20 tuần này đều tăng, cụ thể: giá TSR20 tăng +1,24%, giá tham chiếu SMR10/20 tăng +1,84%/+1,85%.
Đối với giá tham chiếu CV, L và Latex trên MRB có diễn biến: giá CV, L tăng giá trong cả tuần, giá latex tăng từ đầu tuần đến phiên gần cuối tuần và giữ ổn giá ở phiên cuối tuần. So với tuần trước, giá các sản phẩm CV, L và Latex đều tăng, cụ thể: giá CV tăng +2,36%; giá L tăng +2,36%; Latex tăng +2,33%.
Diễn biến giá trung bình trên các sàn giao dịch tương lai tuần qua sau:
Giá RSS3 trên các sàn giao dịch có diễn biến không tương đồng nhau. Giá trên SGX giảm giá từ đầu tuần đến giữa tuần, tăng ở phiên gần cuối và giảm nhẹ ở phiên cuối tuần; giá ở sàn Thượng Hải là giảm liên tiếp đến giữa tuần và quay đầu tăng ở các phiên cuối tuần; trong khi giá RSS3 trên JPX tăng mạnh liên tục trong gần cả tuần và chỉ giảm điểm ở phiên cuối tuần. So với giá bình quân tuần trước, giá RSS3 trên các sàn tuần này đều tăng, cụ thể: giá trên trên sàn SGX tăng +2,12%, trên sàn JPX tăng +2,65%, giá trên sàn Shanghai tăng +0,89%.
Giá TSR20 trên SGX và giá tham chiếu SMR10/20 trên MRB có diễn biến không tương đồng nhau. Giá TSR20 tăng liên tục và chỉ giảm điểm ở phiên cuối tuần; trong khi giá SMR10/20 tăng giá ở hai phiên đầu tuần, giảm ở phiên giữa tuần và tiếp tục tăng ở các phiên cuối tuần. So với tuần trước, giá bình quân của TSR20 và giá SMR10/20 tuần này đều tăng, cụ thể: giá TSR 20 tăng +2,79%, giá tham chiếu SMR10/20 tăng +1,80%/+1,81%.
Đối với giá tham chiếu CV, L và Latex trên MRB tăng giá liên tục trong cả tuần. So với tuần trước, giá các sản phẩm CV, L và Latex đều tăng, cụ thể: giá CV tăng +1,29%; giá L tăng +1,30%; Latex tăng +1,35%.
Diễn biến giá trung bình trên các sàn giao dịch tương lai tuần qua sau:
Giá tuần 6/5 đến 10/5/2024 (USD/tấn) | Giá tuần 13/5 đến 17/5/2024 (USD/tấn) | Thay đổi | ||
USD | % | |||
RSS3 SGX | 2.075,60 | 2.119,80 | +44,20 | +2,12 |
TSR20 SGX | 1.627,20 | 1.672,60 | +45,40 | +2,79 |
SMR CV | 2.626,90 | 2.661,00 | +34,10 | +1,29 |
SMR L | 2.605,40 | 2.639,30 | +33,90 | +1,30 |
SMR10 | 1.654,40 | 1.684,20 | +29,80 | +1,80 |
SMR20 | 1.643,60 | 1.673,50 | +29,90 | +1,81 |
Latex | 1.526,40 | 1.547,04 | +20,64 | +1,35 |
RSS3 JPX | 1.982,33 | 2.034,99 | +52,66 | +2,65 |
RSS3 Shanghai | 1.991,66 | 2.009,51 | +17,85 | +0,89 |
2. Giá cao su thị trường giao ngay (Physical):
Giá RSS3 trên thị trường giao ngay có diễn biến tăng giá trong cả tuần. So với tuần trước, giá bình quân RSS3 giao ngay tuần này tăng 97,13 USD/tấn, tương đương tăng 4,37%.
Giá V20 trên các thị trường giao ngay có diễn biến tương đồng nhau khi tăng giá liên tục trong cả tuần. So với tuần trước, giá bình quân giá STR 20 tăng +2,12%, giá SMR 20 tăng +1,42%.
Giá Latex trên thị trường giao ngay tăng giá trong cả tuần. So với tuần trước, giá bình quân giá Latex tăng 42,13 USD/tấn tương đương tăng +2,78%.
Diễn biến giá trung bình các sản phẩm cao su trên thị trường giao ngay tuần qua:
DIỄN BIẾN CỤ THỂ TRÊN CÁC SÀN GIAO DỊCH FUTURE TUẦN QUA
1. Tại Sàn SGX - Singapore (giao dịch kỳ hạn tháng 6-7/2024):
Giá RSS3 có xu hướng tăng giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức 2.091 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh giảm giá xuống mức 2.089 USD/tấn, tiếp đó có các phiên điều chỉnh tăng đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh tăng lên mức cao nhất tuần là 2.163 USD/tấn.
Giá TSR 20 có tăng/giảm giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức 1.653 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh giảm giá xuống mức 1.651 USD/tấn, tiếp sau đó có các phiên điều chỉnh tăng giá lên mức cao nhất tuần là 1.699 USD/tấn, đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh giảm về mức 1.692 USD/tấn.
Khối lượng giao dịch chủ yếu vẫn là TSR 20, giá tăng ở phiên đầu tuần và bật tăng mạnh ở phiên cuối tuần, các phiên còn lại đều giảm. Lượng giao dịch RSS3 vẫn duy trì ở mức thấp.
Biểu đồ 1 Biểu đồ 2
Nguồn: SGX
2. Giá tham chiếu trên MRB – Malaysia:
Giá SMR CV và SMR L tăng giá trong cả tuần. Đầu tuần giá ở mức 2.636/2.614 USD/tấn, sau đó có các phiên điều chỉnh tăng liên tiếp đến phiên cuối tuần giá tăng lên mức cao nhất tuần là 2.694/2.672 USD/tấn. (Chi tiết tại Biểu đồ 3).
Giá SMR 10/20 tăng/giảm giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức 1.660/1.649,5 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh tăng giá lên mức 1.681,5/1.671 USD/tấn, tiếp sau đó phiên điều chỉnh giảm giá xuống mức 1.678/1.667 USD/tấn, tiếp sau đó có phiên điều chỉnh tăng và đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh tăng lên mức cao nhất tuần là 1.670/1.697 USD/tấn.
Giá cao su Latex tăng giá trong cả tuần, đầu tuần giá ở mức 1.530,4 USD/tấn, sau đó có các phiên điều chỉnh tăng liên đến phiên cuối tuần giá lên mức cao nhất tuần là 1.566,3 USD/tấn. (Chi tiết tại Biểu đồ 4)
Biểu đồ 3 Biểu đồ 4
Nguồn: MRB
3. Tại Sàn Tocom/Osaka - Nhật Bản (giao dịch kỳ hạn tháng 10/2024):
Giá cao su RSS3 có xu hướng tăng giá trong tuần. Phiên tđầu tuần giá ở mức 1.977 USD/tấn, sau đó có các phiên điều chỉnh tăng liên tiếp giá lên mức cao nhất tuần là 2.090,9 USD/tấn, đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh về mức 2.068,8 USD/tấn.
Khối lượng giao dịch tăng ở phiên giữa tuần, giảm ở các phiên còn lại.
Biểu đồ 5 Biểu đồ 6
Nguồn: JPX
4. Tại Sàn Thượng Hải – Trung Quốc (giao dịch kỳ hạn tháng 9/2024) :
Giá cao su RSS3 có các phiên điều chỉnh tăng và giảm giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức là 2.009 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh giả liên tiếp giá xuống mức thấp nhất tuần là 1.989,3 USD/tấn, tiếp đó có phiên điều chỉnh tăng và đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh tăng lên mức cao nhất tuần là 2.033 USD/tấn.
Khối lượng giao dịch giảm giá ở phiên thứ hai và phiên cuối tuần, các phiên khác tăng giá.
Biểu đồ 7 Biểu đồ 8
Nguồn: Shanghai
DIỄN BIẾN GIÁ CAO SU TRÊN THỊ TRƯỜNG GIAO NGAY CHÂU Á
Diễn biến giá cao su trong hai tuần gần nhất, cụ thể như sau:
NHẬN ĐỊNH XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG CAO SU TRONG NGẮN HẠN
Giá CSTN trong tuần qua đã phục hồi ở cả thị trường kỳ hạn và thị trường giao ngay khi đón nhận các thông tin về tình hình mưa lớn tại các nước khu vực Đông Nam Á, giá dầu tăng và đồng Dollar Mỹ giảm điểm.
Trong ngắn hạn, giá CSTN có thể tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố thuận lợi và bất lợi đan xen nhau, cụ thể:
1. Cung cầu cao su thiên nhiên toàn cầu:
Mặc dù tình hình thời tiết tại khu vực Đông Nam Á đã có mưa nên nguồn cung cao su thiên nhiên trên thế giới kỳ vọng sẽ tăng từ nay trở đi khi bước vào mùa cạo chính trong năm. Tuy nhiên sự bất thường về điều kiện thời tiết và mùa hè kéo dài có thể có tác động không nhỏ đến nguồn cung .
Trong khi đó, Quý I năm 2024 chứng kiến sản lượng ở Thái Lan ước tính giảm 18,3%, Indonesia giảm 15,2%, Bờ Biển Ngà giảm mạnh xuống còn 7,8% so với cũng kỳ năm trước. Điều đó có nghĩa là những lo ngại về nguồn cung đang hỗ trợ cho giá CSTN dù cho việc khai thác dự kiến sẽ bắt đầu lại trong những ngày tới.
Đối với tồn kho, tính đến ngày 17 tháng 5 năm 2024, tổng tồn kho cao su thiên nhiên ngoại quan và thương mại tổng hợp tại Thanh Đảo là 566.403 tấn, giảm 4.700 tấn hay giảm 0,83% so với kỳ trước.
2. Yếu tố giá Dầu:
Trên thị trường năng lượng, giá dầu Brent tuần qua tăng 1%, đánh dấu tuần tăng đầu tiên sau 2 tuần giảm liên tiếp. Giá dầu WTI tăng 2%.
Tuần này, giá dầu được hỗ trợ bởi khả năng Fed sắp giảm lãi suất - một động thái có thể kích thích nhu cầu dầu. Lãi suất giảm trong khi nền kinh tế Mỹ không sụt tốc mạnh được xem là một “trạng thái vàng” cho tiêu thụ năng lượng.
Ngoài ra, giá dầu còn được thúc đẩy bởi số liệu khả quan về kinh tế Trung Quốc - nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới. Theo thống kê công bố tuần này, sản lượng công nghiệp của Trung Quốc tăng 6,7% trong tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy sự phục hồi trong lĩnh vực sản xuất của nước này tiếp tục được đẩy mạnh.
Bên cạnh đó, dữ liệu cho thấy tồn trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu tinh luyện tại các trung tâm giao dịch trên toàn cầu giảm xuống cũng mang tới những hy vọng về nhu cầu. Sự suy giảm tồn trữ này đảo ngược xu hướng tăng tồn kho vốn đã gây áp lực giảm lên giá dầu thô trong những tuần trước đó.
Về nguồn cung, giới đầu tư trên thị trường dầu đang chờ những tín hiệu mới từ cuộc họp của OPEC+ vào ngày 1/6 tới. “Giá dầu Brent bây giờ vẫn đang thấp hơn 90 USD/thùng, mức mục tiêu không chính thức của Saudi Arabia và các nước sản xuất dầu khác. Bởi vậy, cuộc họp sắp tới của OPEC+ có thể đi đến quyết định duy trì kế hoạch cắt giảm sản lượng hiện tại”, nhà phân tích Ole Hansen của Saxo Bank nhận định trong một báo cáo.
3. Tình hình kinh tế Mỹ và chính sách của FED:
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (17/5), với chỉ số Dow Jones đóng cửa trên mức chủ chốt 40.000 điểm lần đầu tiên trong lịch sử, trong bối cảnh nhà đầu tư tiếp tục kỳ vọng về thời điểm Cục Dự trữ Liên bang (Fed) có thể tiến hành đợt giảm lãi suất đầu tiên.
Động lực tăng của thị trường trong tuần này là số liệu cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 của Mỹ tăng ít hơn so với kỳ vọng. Sau báo cáo CPI, giới đầu tư gia tăng đặt cược vào khả năng Fed có hai đợt giảm lãi suất trong năm nay, với đợt giảm đầu tiên vào tháng 9.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng việc Fed chọn thời điểm nào để hạ lãi suất và sẽ hạ lãi suất mấy lần sẽ phụ thuộc nhiều vào áp lực giá cả trong những tháng tới. Ngoài ra, giới chức Fed cũng đã phát tín hiệu không vội vàng trong việc giảm lãi suất.
Phát biểu ngày thứ Sáu, Thống đốc Fed Michelle Bowman nhắc lại quan điểm rằng lạm phát sẽ tiếp tục giảm nếu chính sách tiền tệ duy trì ở trạng thái hiện tại. Dù vậy, bà cho rằng tình hình lạm phát sẽ không có sự cải thiện đáng kể trong năm nay và bà vẫn sẵn sàng cho việc tăng lãi suất nếu tiến trình giảm lạm phát rơi vào ngưng trệ hoặc bị đảo ngược.
Một số nhà đầu tư và chuyên gia phân tích đã bày tỏ lo ngại về việc liệu xu hướng tăng có thể duy trì trong bao lâu, chiến lược gia cấp cao Tom Hainlin của công ty quản lý tài sản US Bank Asset Management cho rằng sự kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế còn cao và lạm phát suy yếu là chất xúc tác hoàn hảo cho thị trường tiếp tục đi lên.
4. Đồng Đô la Mỹ:
Đồng đô la Mỹ tuần này đã giảm và được giao dịch ở mức 104.50 vào lúc đóng cửa ngày 17 tháng 5. Đồng đô la giảm là yếu tố hỗ trợ cho thị trường hàng hoá, trong đó có CSTN.
5. Tình hình kinh tế Trung Quốc:
Trung Quốc vừa công bố nỗ lực mạnh mẽ nhất từ trước đến nay của nước này để cứu thị trường bất động sản đang chìm trong khủng hoảng... Gói hỗ trợ bao gồm nới lỏng các quy định về vay thế chấp nhà và hối thúc các chính quyền địa phương mua những căn nhà ế - một dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang ngày càng lo ngại về áp lực mà cuộc khủng hoảng địa ốc đang đặt ra đối với nền kinh tế.
Theo hãng tin Bloomberg, kế hoạch trên cũng bao gồm giảm mức đặt cọc yêu cầu đối với người mua nhà và số vốn 300 tỷ nhân dân tệ (42 tỷ USD) từ Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (BPOC) để các doanh nghiệp được nhà nước hậu thuẫn mua lại số nhà tồn tại các dự án bất động sản. Các dự án được mua lại sau này có thể được chuyển đổi thành nhà ở giá rẻ.
Giới đầu tư phản ứng tích cực trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (17/5) khi gói hỗ trợ trên được công bố, với giá cổ phiếu của các doanh nghiệp bất động sản tăng gần 10%. Tuy nhiên, hiện còn quá sớm để khẳng định kế hoạch này có đặt dấu chấm hết cho cuộc khủng hoảng bất động sản của Trung Quốc hay không.
Cách đây 3 năm, do lo ngại bong bóng bất động sản, Trung Quốc đã siết chặt hạn chế đối với lĩnh vực này. Trong khoảng thời gian đó, nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn của Trung Quốc đã vỡ nợ, với tổng số nợ trái phiếu USD bị vỡ là 124 tỷ USD. Những “đại gia” một thời như Chia Evergrande, Country Garden và China Vanke đã bị đẩy tới bờ vực sụp đổ.
Chính phủ Trung Quốc đã khởi động kế hoạch phát hành 1 nghìn tỷ nhân dân tệ (140 tỷ USD) trái phiếu kỳ hạn dài để tăng cường chi tiêu, qua đó kích thích nền kinh tế đang trong trạng thái ảm đạm của nước này...
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) cũng đã mời các tổ chức môi giới tư vấn về định giá chào bán lô đầu tiên trong kế hoạch phát hành trái phiếu chính phủ nói trên. Đây là kế hoạch được Bắc Kinh công bố tại kỳ họp thường niên Quốc hội Trung Quốc hồi tháng 3, nhằm mục đích hỗ trợ đầu tư ở những lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế và củng cố đà phục hồi kinh tế trong bối cảnh cuộc khủng hoảng bất động sản kéo dài.
Tóm lại, trong ngắn hạn, giá cao su kỳ vọng sẽ có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ những thông tin khởi sắc từ thị trường Trung Quốc. Cùng với việc đồng đô la Mỹ suy giảm; giá dầu tăng trở lại; Nguồn cung dự báo sẽ hạn chế dù đang bước vào vụ cạo chính có thể sẽ là động lực cho giá CSTN khởi sắc.
CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN
1. Thông tin từ thị trường Trung Quốc và các khu vực khác:
- Hiệp hội Ô tô Trung Quốc công bố, vào tháng 4 năm 2024, sản xuất và bán ô tô của Trung Quốc lần lượt đạt 2,406 triệu chiếc và 2,359 triệu chiếc, giảm so với cùng kỳ tháng trước là 10,5% và 12,5%. Từ tháng 1 đến tháng 4, sản lượng và doanh số ô tô đạt tổng cộng 9,012 triệu chiếc và 9,079 triệu chiếc, tăng lần lượt 7,9% và 10,2% so với cùng kỳ năm 2023.
- Số liệu do Tổng cục Hải quan công bố ngày 18/5 cho thấy, xuất khẩu lốp cao su của Trung Quốc trong tháng 4 là 750.000 tấn, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2023. Khối lượng xuất khẩu cộng dồn từ tháng 1 đến tháng 4 là 2,86 triệu tấn, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2023.
- Tính đến ngày 17 tháng 5 năm 2024, tổng tồn kho cao su thiên nhiên ngoại quan và thương mại tổng hợp tại Thanh Đảo là 566.403 tấn, giảm 4.700 tấn hay giảm 0,83% so với kỳ trước.
2. Giá dầu thô:
- Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần, giá dầu tăng khoảng 1% sau khi các chỉ số kinh tế từ Trung Quốc và Mỹ cho thấy nhu cầu dầu cao trong thời gian tới đã hỗ trợ giá xăng dầu thế giới tăng. Tính cả tuần, giá dầu Brent tăng khoảng 1%, trong khi dầu WTI tăng 2%. Đây là lần đầu tiên sau 3 tuần, dầu Brent ghi nhận tuần tăng giá.
- Giá dầu Brent tăng lên mức 83,98 USD/thùng. Giá dầu WTI của Mỹ tăng lên mức 80,06 USD/thùng.
Biểu đồ: 10
Nguồn: Bloomberg
3. Giá Ngoại tệ:
- Tỷ giá ngày 17/5/2024 tăng lên mức 25.250 đồng/USD.
Nguồn: Ngân hàng CPTM ngoại thương (VCB)
Nguồn : Ngân hàng BNM Malaysia
Nguồn : exchangerates.org.uk
Nguồn : exchangerates.org.uk
Ghi chú
- Thông tin cập nhật từ các sàn giao dịch future.
- Báo cáo định kỳ của Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su (ARNPC)
- Bản tin định kỳ của Hiệp Hội cao su Việt Nam.
- Các thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh, thu mua cung cấp từ các đơn vị thành viên của Tập Đoàn.
- ...
2. Bản tin chỉ cung cấp cho lãnh đạo Tập Đoàn và các đơn vị Cty thành viên để theo dõi xu hướng của thị trường và chỉ được lưu hành nội bộ.