TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CAO SU THẾ GIỚI TUẦN QUA
Giá CSTN trên các sàn giao dịch kỳ hạn và thị trường giao ngay tuần qua có diễn biến không tương đồng nhau nhưng đều trong xu hướng tăng. Một số nguyên nhân được các nhà chuyên gia nhận định, cụ thể như sau:
- Tuy đã bước vào mùa vụ mới, nhưng sản lượng khai thác CSTN vẫn ở mức thấp so với kỳ vọng của các nông hộ do gặp phải thời tiết không thuận lợi và trái ngược so với quy luật hằng năm.
- Đã xuất hiện bệnh đốm lá do nấm tròn tại các khu vực Thái Lan, Indonesia, Malysia và Sri Lanka khả năng sẽ làm giảm năng suất tới 30% trong hai năm tiếp theo
- Tuy giá tăng nhưng nhu cầu về CSTN lại ở mức thấp do tâm lý thận trọng của các nhà đầu tư khi nhận định tỷ giá đồng Dollar Mỹ có thể tăng và giá dầu thô có thể giảm trong thời gian tới.
1. Giá giao dịch cao su kỳ hạn (Future):
Giá RSS3 trên các sàn giao dịch có diễn biến không tương đồng nhau. Giá trên SGX tăng giá trong cả tuần; giá ở sàn Thượng Hải tăng giá ở hai phiên đầu tuần sau đó giảm giá ở phiên giữa tuần trước khi tăng giá trở lại ở hai phiên cuối tuần; trong khi giá RSS3 trên JPX tăng giá ở hai phiên đầu tuần và giảm giá ở phiên giữa tuần sau đó tăng giá trở lại ở phiên gần cuối tuần trước khi quay đầu giảm giá ở phiên cuối tuần. So với giá bình quân tuần trước, giá RSS3 trên các sàn tuần này đều tăng, cụ thể: giá trên trên sàn SGX tăng +4,8%, trên sàn JPX tăng +1,78%, giá trên sàn Shanghai tăng +3,85%.
Giá TSR20 trên SGX và giá tham chiếu SMR10/20 trên MRB có diễn biến không tương đồng nhau. Giá SMR10/20 tăng liên tục trong cả tuần; trong khi giá TSR20 sau phiên đầu tuần giá giảm ở phiên thứ hai và tăng giá trở lại ở hai phiên cuối tuần. So với tuần trước, giá bình quân của TSR20 và giá SMR10/20 tuần này đều tăng, cụ thể: giá TSR 20 tăng +2,77%, giá tham chiếu SMR10/20 tăng +3,56%/+3,57%.
Đối với giá tham chiếu CV, L và Latex trên MRB tăng giá liên tục trong cả tuần. So với tuần trước, giá các sản phẩm CV, L và Latex đều tăng, cụ thể: giá CV tăng +3,65%; giá L tăng +3,68%; Latex tăng +3,66%.
Diễn biến giá trung bình trên các sàn giao dịch tương lai tuần qua sau:
Giá tuần 13/5 đến 17/5/2024 (USD/tấn) | Giá tuần 20/5 đến 24/5/2024 (USD/tấn) | Thay đổi | ||
USD | % | |||
RSS3 SGX | 2.119,80 | 2.221,75 | +101,95 | +4,80 |
TSR20 SGX | 1.672,60 | 1.719,00 | +46,40 | +2,77 |
SMR CV | 2.661,00 | 2.758,13 | +97,13 | +3,65 |
SMR L | 2.639,30 | 2.736,63 | +97,33 | +3,68 |
SMR10 | 1.684,20 | 1.744,25 | +60,05 | +3,56 |
SMR20 | 1.673,50 | 1.733,38 | +59,88 | +3,57 |
Latex | 1.547,04 | 1.603,69 | +56,65 | +3,66 |
RSS3 JPX | 2.034,99 | 2.071,24 | +36,25 | +1,78 |
RSS3 Shanghai | 2.009,51 | 2.086,94 | +77,43 | +3,85 |
2. Giá cao su thị trường giao ngay (Physical):
Giá RSS3 trên thị trường giao ngay có diễn biến răng cưa trong tuần nhưng theo xu hướng tăng. So với tuần trước, giá bình quân RSS3 giao ngay tuần này tăng 100,2 USD/tấn, tương đương tăng 4,32%.
Giá V20 trên các thị trường giao ngay có diễn biến không tương đồng nhau trong. Giá STR20 có diễn biến răng cưa trong tuần; giá SMR20 tăng giá trong cả tuần. So với tuần trước, giá bình quân giá STR 20 tăng +3%, giá SMR 20 tăng +3,62%.
Giá Latex trên thị trường giao ngay có diễn biến răng cưa trong tuần. So với tuần trước, giá bình quân giá Latex tăng 45,2 USD/tấn tương đương tăng +2,9%.
Diễn biến giá trung bình các sản phẩm cao su trên thị trường giao ngay tuần qua:
DIỄN BIẾN CỤ THỂ TRÊN CÁC SÀN GIAO DỊCH FUTURE TUẦN QUA
1. Tại Sàn SGX - Singapore (giao dịch kỳ hạn tháng 7/2024):
Giá RSS3 có xu hướng tăng giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức 2.091 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh điều chỉnh tăng liên tiếp đến phiên cuối tuần lên mức cao nhất tuần là 2.246 USD/tấn.
Giá TSR 20 có các phiên tăng và giảm giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức 1.709 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh giảm giá xuống mức 1.702 USD/tấn, tiếp đó có phiên điều chỉnh tăng đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh lên mức 1.742 USD/tấn.
Khối lượng giao dịch chủ yếu vẫn là TSR 20, giá tăng ở phiên thứ hai và bật tăng mạnh ở phiên cuối tuần, các phiên còn lại đều giảm. Lượng giao dịch RSS3 vẫn duy trì ở mức thấp.
Biểu đồ 1 Biểu đồ 2
Nguồn: SGX
2. Giá tham chiếu trên MRB – Malaysia:
Giá SMR CV và SMR L tăng giá trong cả tuần. Đầu tuần giá ở mức 2.724,5/2.703 USD/tấn, sau đó có các phiên điều chỉnh tăng liên tiếp đến phiên cuối tuần lên mức 2.793,5/2.772 USD/tấn. (Chi tiết tại Biểu đồ 3).
Giá SMR 10/20 tăng giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức 1.716/1.705 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh tăng giá liên tiếp đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh tăng lên mức cao nhất tuần là 1.781,5/1.771 USD/tấn.
Giá cao su Latex tăng giá trong cả tuần, đầu tuần giá ở mức 1.583,1 USD/tấn, sau đó có các phiên điều chỉnh tăng liên đến phiên cuối tuần giá lên mức cao nhất tuần là 1.625,3 USD/tấn. (Chi tiết tại Biểu đồ 4)
Biểu đồ 3 Biểu đồ 4
Nguồn: MRB
3. Tại Sàn Tocom/Osaka - Nhật Bản (giao dịch kỳ hạn tháng 10/2024):
Giá cao su RSS3 có các phiên điều chỉnh tăng và giảm giá trong tuần. Phiên đầu tuần giá ở mức 2.080,9 USD/tấn, sau đó có các phiên điều chỉnh tăng liên tiếp giá lên mức cao nhất tuần là 2.089,9 USD/tấn, đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh về mức 2.089,5 USD/tấn.
Khối lượng giao dịch tăng ở phiên đầu tuần, giảm ở các phiên còn lại.
Biểu đồ 5 Biểu đồ 6
Nguồn: JPX
4. Tại Sàn Thượng Hải – Trung Quốc (giao dịch kỳ hạn tháng 9/2024) :
Giá cao su RSS3 có các phiên điều chỉnh tăng và giảm giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức là 2.096,1 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh giảm giá xuống mức thấp nhất tuần là 2.088,1 USD/tấn, tiếp đó có phiên điều chỉnh tăng và đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh tăng lên mức cao nhất tuần là 2.118 USD/tấn.
Khối lượng giao dịch giảm giá ở phiên thứ hai và phiên giữa tuần, các phiên khác tăng giá.
Biểu đồ 7 Biểu đồ 8
Nguồn: Shanghai
DIỄN BIẾN GIÁ CAO SU TRÊN THỊ TRƯỜNG GIAO NGAY CHÂU Á
Diễn biến giá cao su trong hai tuần gần nhất, cụ thể như sau:
NHẬN ĐỊNH XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG CAO SU TRONG NGẮN HẠN
Diễn biễn thị trường gần tương đồng với nhận định của bản tin thị trường lần thứu 15, cụ thể : “giá cao su kỳ vọng sẽ có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ những thông tin khởi sắc từ thị trường Trung Quốc. Cùng với việc đồng đô la Mỹ suy giảm; giá dầu tăng trở lại; Nguồn cung dự báo sẽ hạn chế dù đang bước vào vụ cạo chính có thể sẽ là động lực cho giá CSTN khởi sắc”
Trong ngắn hạn, giá CSTN có thể tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố thuận lợi và bất lợi đan xen nhau, cụ thể:
1. Cung cầu cao su thiên nhiên toàn cầu:
Tình hình thời tiết diễn biến từ nắng nóng sang mưa diện rộng và kéo dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc khai thác mủ CSTN trong thời gian qua.
Nhập khẩu cao su tự nhiên ở Trung Quốc giảm 22,5% so với cùng kỳ năm ngoái trong bốn tháng đầu năm. Trung Quốc đã nhập khẩu 1,686 triệu tấn cao su thiên nhiên trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2024, giảm 491.000 so với số lượng nhập khẩu trong cùng kỳ năm trước. Tháng 4 năm 2024 Trung Quốc nhập khẩu 353.600 tấn, giảm 34,8% so với cùng tháng năm trước.
Trong khi đó, Ước tính tổng cộng 0,6 triệu ha diện tích cao su ở Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines và Sri Lanka đã bị nhiễm bệnh đốm lá do nấm tròn dẫn đến tình trạng rụng lá bất thường tái diễn và làm giảm năng suất (giảm tới 30%ở các diện tích bị nhiễm bệnh.
Bên cạnh đó, diện tích trồng CSTN đang bị thu hẹp khoảng 0,6 triệu hecta tại Indonesia và Thái lan để chuyển sang trồng cọ dầu cũng là nguyên nhân giúp cho lượng cung CSTN trong thời gian tới sẽ bị hạn chế
Đối với lượng tồn kho, tính đến ngày 19 tháng 5 năm 2024, tổng tồn kho cao su thiên nhiên ngoại quan và thương mại tổng hợp tại Thanh Đảo là 548.000 tấn, giảm 18.400 tấn hay 3,25% so với kỳ trước.
2. Yếu tố giá Dầu:
Tính chung cả tuần này, giá dầu WTI giảm 5,8%, trong khi giá dầu Brent giảm 4%. Đây là tuần thứ tư liên tiếp cả hai loại dầu này giảm xuống, chuỗi giảm giá dài nhất kể từ tháng 3/2020.
Ở phiên giao dịch đầu tiên của tuần qua, giá dầu giảm nhẹ. Sự đi xuống của giá dầu trong phiên này do chịu tác động tiêu cực bởi những bình luận của các quan chức Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
Phó Chủ tịch Fed Philip Jefferson và Phó Chủ tịch Giám sát Fed Michael Barr cho biết họ đang chờ thêm dấu hiệu cho thấy lạm phát giảm tốc trước khi cân nhắc cắt giảm lãi suất.
Cùng với đó, báo cáo tồn kho của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cũng thúc đẩy giá dầu trượt dốc. EIA cho biết trong tuần kết thúc vào ngày 17/5, tồn kho dầu thô của Mỹ tăng 1,8 triệu thùng.
Giá dầu tiếp tục giảm ở phiên giao dịch thứ 4 của tuần với mức giảm gần 1%, xuống mức thấp nhất trong vòng 3 tháng. Sự lao dốc của giá dầu trong phiên này là do lo ngại Mỹ có thể duy trì lãi suất cao trong thời gian dài hơn dự kiến. Kịch bản này có thể khiến tăng trưởng kinh tế giảm tốc mạnh, kéo nhu cầu dầu đi xuống.
Tuy nhiên, tới phiên giao dịch cuối cùng của tuần qua, giá dầu thực hiện cú lội ngược dòng khi tăng khoảng 1%. Song cú tăng bất ngờ của giá dầu chưa đủ mạnh để bù đắp cho 4 phiên giảm liên tiếp trước đó.
3. Tình hình kinh tế Mỹ và chính sách của FED:
Tại Mỹ, các đơn đặt hàng mới cho tư liệu sản xuất của Mỹ đã tăng trở lại mạnh hơn dự kiến trong tháng 4/2024 và hoạt động xuất khẩu các mặt hàng này cũng khởi sắc, cho thấy xu hướng cải thiện trong chi tiêu của doanh nghiệp cho máy móc thiết bị vào đầu quý II/2024.
Các nhà kinh tế tại Goldman Sachs đã nâng ước tính tăng trưởng GDP trong quý II/2024 của Mỹ lên 3,2%, từ mức dự báo trước đó là 3,1%.
Công cụ giám sát biến động lãi suất FedWatch của CME Group cho thấy các nhà giao dịch đang tăng tỷ lệ đặt cược vào khả năng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giữ nguyên lãi suất trong tháng 9 lên quanh 50%. Fed được kỳ vọng sẽ bắt đầu giảm lãi suất vào tháng Chín tới. Ngân hàng này đã giữ lãi suất ở mức 5,25% -5,50% kể từ tháng 7/2023.
Tóm lại, trong ngắn hạn, từ áp lực của nguồn cung khan hiếm và tình hình thời tiết đang diễn biến phức tạp, cùng các thông tin về việc nới rộng các chính sách từ chính phủ Trung Quốc và việc các chuyên gia dự kiến FED sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất từ tháng 9/2024. Đây sẽ là các thông tin tích cực giúp các nhà đầu tư mạnh dạn tiếp cận và đâu tư vào thị trường hàng hóa, trong đó có CSTN, từ đó giúp giá CSTN có thể tiếp tục được duy trì ở ngưỡng cao trong thời gian tới.
4. Đồng Đô la Mỹ:
Trên thị trường thế giới, USD Index đạt 105,75, giảm 0,34% vào lúc 5h56 ngày 25/5 theo giờ Việt Nam. "Giọng điệu diều hâu (chính sách thắt chặt lãi suất) trong cuộc họp tháng 5 của Fed cho thấy các nhà hoạch định chính sách không tự tin cắt giảm lãi suất. Điều đó thúc đẩy trái phiếu kho bạc và đồng USD tăng cao, vàng mất giá", Ilya Spivak - người đứng đầu bộ phận vĩ mô toàn cầu tại Tastylive - nói với Reuters.
5. Tình hình kinh tế Trung Quốc:
Nền kinh tế lớn nhì thế giới đã tăng trưởng hơn 5% trong quý I năm nay, củng cố khả năng đạt mục tiêu GDP năm nay. Tuy nhiên, hãng đánh giá tín nhiệm Fitch đã hạ triển vọng xếp hạng của Trung Quốc từ “ổn định” sang "tiêu cực".
Trong khi đó, sàn giao dịch tương lai Thượng Hải trong thời gian qua vài ngày phần lớn được thúc đẩy bởi sự lạc quan của nhà đầu tư trước gói kích thích mới của Trung Quốc các biện pháp nhằm phục hồi kinh tế nhanh hơn. Độ nổi do kích thích gây ra là dần biến mất khỏi thị trường chứng khoán Trung Quốc. Sự lạc quan của nhà đầu tư hạ nhiệt trong Trung Quốc có tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán châu Á rộng lớn hơn hiện nay (22/5)
Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể sắp công bố nhiều loại thuế nhập khẩu mới áp lên hàng Trung Quốc, như xe điện và thiết bị điện mặt trời. Tuần trước, chính quyền Tổng thống Biden thông báo áp mức thuế 100% đối với các phương tiện chạy điện của Trung Quốc nhập vào Mỹ. Động thái này nhằm kìm hãm “cơn lũ” xe điện giá rẻ của Trung Quốc tràn vào thị trường Mỹ. Nhà Trắng cho rằng các khoản trợ cấp của Bắc Kinh đang giúp các công ty sản xuất dư thừa các sản phẩm năng lượng sạch giá rẻ như tấm pin mặt trời và xe điện, vượt xa nhu cầu trong nước. Đây có thể là đòn gián mạnh vào ngành công nghiệp oto của Trung Quốc hiện đang bị áp lực bởi lượng tồn kho trong suốt năm 2023.
CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN
1. Thông tin từ thị trường Trung Quốc và các khu vực khác:
- Số liệu mới nhất cho thấy trong 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cao su của Côte d'Ivoire đạt tổng cộng 496.035 tấn, tăng 3,4% so với 479.915 tấn cùng kỳ năm 2023.
- Thái Lan đã xuất khẩu tổng cộng 1,386 triệu tấn cao su tự nhiên và cao su hỗn hợp trong 4 tháng đầu năm, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước; tổng lượng xuất khẩu sang Trung Quốc là 726.000 tấn, giảm 35% so với cùng kỳ năm 2023.
- Theo dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Quốc gia công bố, sản lượng vỏ lốp cao su của Trung Quốc trong tháng 4 năm 2024 là 89,449 triệu chiếc, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Từ tháng 1 đến tháng 4, sản lượng vỏ lốp cao su tăng 11,4% so với cùng kỳ năm 2023 lên 337,794 triệu chiếc.
- Theo số liệu mới nhất do Cục Thống kê Quốc gia công bố, sản lượng cao su tổng hợp của Trung Quốc trong tháng 4 năm 2024 là 700.000 tấn, giảm 1,5% so với cùng kỳ năm 2023. Sản lượng cao su tổng hợp tích lũy của Trung Quốc từ tháng 1 đến tháng 4 là 2,834 triệu tấn, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2023.
2. Giá dầu thô:
- Kết thúc phiên giao dịch ngày 24-5, giá dầu tăng khoảng 1%. Cú tăng bất ngờ này của giá dầu chưa đủ mạnh để bù đắp cho 4 phiên giảm liên tiếp trước đó. Tính cả tuần, giá dầu Brent giảm 2,1%, giá dầu WTI giảm 2,8%.
- Giá dầu Brent tăng lên mức 82,12 USD/thùng. Giá dầu WTI của Mỹ tăng lên mức 77,72 USD/thùng.
Biểu đồ: 10
Nguồn: Bloomberg
3. Giá Ngoại tệ:
- Tỷ giá ngày 24/5/2024 tăng lên mức 25.277 đồng/USD.
Nguồn: Ngân hàng CPTM ngoại thương (VCB)
Nguồn : Ngân hàng BNM Malaysia
Nguồn : exchangerates.org.uk
Nguồn : exchangerates.org.uk
Ghi chú
- Thông tin cập nhật từ các sàn giao dịch future.
- Báo cáo định kỳ của Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su (ARNPC)
- Bản tin định kỳ của Hiệp Hội cao su Việt Nam.
- Các thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh, thu mua cung cấp từ các đơn vị thành viên của Tập Đoàn.
- ...
2. Bản tin chỉ cung cấp cho lãnh đạo Tập Đoàn và các đơn vị Cty thành viên để theo dõi xu hướng của thị trường và chỉ được lưu hành nội bộ.