TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CAO SU THẾ GIỚI TUẦN QUA
Giá CSTN trên các sàn giao dịch kỳ hạn và thị trường giao ngay tuần qua có diễn biến không tương đồng nhau nhưng đều trong xu hướng tăng dù điều chỉnh mạnh vào 2 phiên cuối tuần. Một số nguyên nhân được các nhà chuyên gia nhận định, cụ thể như sau:
- Tuy đã bước vào mùa vụ mới, nhưng sản lượng khai thác tại khu vực Đông Nam Á vẫn ở mức thấp do gặp phải thời tiết không thuận lợi. Mưa lớn tại TQ cũng làm thiếu hụt nguồn cung nội địa nước này.
- Trong khi đó tính đến ngày 26 tháng 5 năm 2024, tổng tồn kho cao su thiên nhiên ngoại quan và thương mại tổng hợp tại Thanh Đảo là 539.100 tấn, giảm 8.900 tấn hay 1,63% so với kỳ trước. Tồn kho tại khu kho ngoại quan là 71.400 tấn, giảm 1,38%; tồn kho thương mại tổng hợp là 467.700 tấn, giảm 1,66%.
- Tuy nhiên thông tin Chỉ số nhà quản lý mua hàng PMI tại Trung Quốc đã giảm xuống 49,5 trong tháng 5, từ mức 50,4 trong tháng 4 . Chỉ số dưới 50,0 thể hiện sự thu hẹp lại bất ngờ của hoạt động SX trong tháng 5 diễn ra sau hai tháng mở rộng liên tiếp (tháng 3 năm 2024 và tháng 4 năm 2024). Thông tin này làm suy yếu tâm lý nhà đầu tư tại Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải và các thị trường châu Á khiến giá giảm mạnh vào 2 phiên cuối tuần.
- Giao dịch tương lai trên ba sàn giao dịch chính thực hiện bán chốt lãi thanh khoản trạng thái vào cuối tháng nhằm thu lợi nhuận của các quỹ đầu cơ lớn. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất yếu kém ngoài mong đợi ở Trung Quốc thúc đẩy thêm các đợt bán tháo tiếp theo.
1. Giá giao dịch cao su kỳ hạn (Future):
Giá RSS3 trên các sàn giao dịch có diễn biến không tương đồng nhau. Giá trên SGX sau phiên đầu tuần giá giảm ở phiên thứ hai sau đó tăng giá ở hai phiên kế tiếp trước khi quay đầu giảm giá ở phiên cuối tuần; giá ở sàn Thượng Hải tăng giá từ đầu tuần đến phiên gần cuối tuần và chỉ giảm giá ở phiên cuối tuần; trong khi giá RSS3 trên JPX có diễn biến răng cưa trong tuần. So với giá bình quân tuần trước, giá RSS3 trên các sàn tuần này đều tăng, cụ thể: giá trên trên sàn SGX tăng +0,75%, trên sàn JPX tăng +4,56%, giá trên sàn Shanghai tăng +3,08%.
Giá TSR20 trên SGX và giá tham chiếu SMR10/20 trên MRB có diễn biến không tương đồng nhau. Giá SMR10/20 có diễn biến răng cưa trong tuần; trong khi giá TSR20 có xu hướng tăng giá trong tuần và chỉ giảm giá ở phiên cuối tuần. So với tuần trước, giá bình quân của TSR20 và giá SMR10/20 tuần này đều tăng, cụ thể: giá TSR 20 tăng +4,24%, giá tham chiếu SMR10/20 tăng +3,40%/+3,33%.
Đối với giá tham chiếu CV, L và Latex trên MRB tăng giá liên tục trong cả tuần. So với tuần trước, giá các sản phẩm CV, L và Latex đều tăng, cụ thể: giá CV tăng +3,0%; giá L tăng +3,02%; Latex tăng +3,1%.
Diễn biến giá trung bình trên các sàn giao dịch tương lai tuần qua sau:
Giá tuần 20/5 đến 24/5/2024 (USD/tấn) | Giá tuần 27/5 đến 31/5/2024 (USD/tấn) | Thay đổi | ||
USD | % | |||
RSS3 SGX | 2.221,75 | 2.238,60 | +16,85 | +0,75 |
TSR20 SGX | 1.719,00 | 1.792,00 | +73,00 | +4,24 |
SMR CV | 2.758,13 | 2.841,00 | +82,87 | +3,00 |
SMR L | 2.736,63 | 2.819,40 | +82,77 | +3,02 |
SMR10 | 1.744,25 | 1.803,70 | +59,45 | +3,40 |
SMR20 | 1.733,38 | 1.791,20 | +57,82 | +3,33 |
Latex | 1.603,69 | 1.653,54 | +49,85 | +3,10 |
RSS3 JPX | 2.071,24 | 2.165,82 | +94,58 | +4,56 |
RSS3 Shanghai | 2.086,94 | 2.151,25 | +64,31 | +3,08 |
2. Giá cao su thị trường giao ngay (Physical):
Giá RSS3 trên thị trường giao ngay có diễn biến răng cưa trong tuần nhưng theo xu hướng tăng. So với tuần trước, giá bình quân RSS3 giao ngay tuần này tăng 100,2 USD/tấn, tương đương tăng 4,32%.
Giá V20 trên các thị trường giao ngay có diễn biến không tương đồng nhau trong. Giá STR20 có diễn biến răng cưa trong tuần; giá SMR20 tăng giá trong cả tuần. So với tuần trước, giá bình quân giá STR 20 tăng +3%, giá SMR 20 tăng +3,62%.
Giá Latex trên thị trường giao ngay có diễn biến răng cưa trong tuần. So với tuần trước, giá bình quân giá Latex tăng 45,2 USD/tấn tương đương tăng +2,9%.
Diễn biến giá trung bình các sản phẩm cao su trên thị trường giao ngay tuần qua:
DIỄN BIẾN CỤ THỂ TRÊN CÁC SÀN GIAO DỊCH FUTURE TUẦN QUA
1. Tại Sàn SGX - Singapore (giao dịch kỳ hạn tháng 7/2024):
Giá RSS3 có các phiên tăng và giảm giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức 2.239 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh điều chỉnh giảm giá xuống mức 2.211 USD/tấn, tiếp đó có các phiên điều chỉnh tăng liên tiếp giá tăng lên mức cao nhất tuần là 2.270 USD/tấn, đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh giảm xuống mức 2.243 USD/tấn.
Giá TSR 20 có xu hướng tăng giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức 1.751 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh tăng liên tiếp giá lên mức cao nhất tuần là 1.832 USD/tấn, đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh giảm xuống mức 1.789 USD/tấn.
Khối lượng giao dịch chủ yếu vẫn là TSR 20, giá tăng ở phiên đầu và bật tăng mạnh ở phiên cuối tuần, các phiên còn lại đều giảm. Lượng giao dịch RSS3 vẫn duy trì ở mức thấp.
Biểu đồ 1 Biểu đồ 2
Nguồn: SGX
2. Giá tham chiếu trên MRB – Malaysia:
Giá SMR CV và SMR L tăng giá trong cả tuần. Đầu tuần giá ở mức 2.811,5/2.790 USD/tấn, sau đó có các phiên điều chỉnh tăng liên tiếp đến phiên cuối tuần lên mức 2.862/2.841 USD/tấn. (Chi tiết tại Biểu đồ 3).
Giá SMR 10/20 có diễn biến răng cưa trong tuần. Đầu tuần giá ở mức 1.751/1.750,5 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh tăng giá lên mức 1.830/1.819 USD/tấn, tiếp đó có phiên điều chỉnh giảm giá xuống mức 1.800/1.789 USD/tấn, kế tiếp đó có phiên điều chỉnh tăng giá lên mức 1.818,5/1.808 USD/tấn, đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh giảm xuống mức 1.809/1.789,5 USD/tấn.
Giá cao su Latex tăng giá trong cả tuần, đầu tuần giá ở mức 1.637,3 USD/tấn, sau đó có các phiên điều chỉnh tăng liên đến phiên cuối tuần giá lên mức cao nhất tuần là 1.665,6 USD/tấn. (Chi tiết tại Biểu đồ 4)
Biểu đồ 3 Biểu đồ 4
Nguồn: MRB
3. Tại Sàn Tocom/Osaka - Nhật Bản (giao dịch kỳ hạn tháng 10/2024):
Giá cao su RSS3 có các phiên điều chỉnh tăng và giảm giá trong tuần. Phiên đầu tuần giá ở mức 2.134 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh tăng giá lên mức 2.162,1 USD/tấn, tiếp đó có phiên điều chỉnh giảm giá giảm xuống mức 2.155,4 USD/tấn, kế tiếp đó giá điều chỉnh tăng lên mức 2.206,1 USD/tấn, đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh giảm về mức 2.171,2 USD/tấn.
Khối lượng giao dịch tăng ở phiên đầu tuần, giảm ở các phiên còn lại.
Biểu đồ 5 Biểu đồ 6
Nguồn: JPX
4. Tại Sàn Thượng Hải – Trung Quốc (giao dịch kỳ hạn tháng 9/2024) :
Giá cao su RSS3 có xu hướng tăng giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức là 2.108 USD/tấn, sau đó có các phiên điều chỉnh tăng liên tiếp giá lên mức cao nhất tuần là 2.206 USD/tấn, đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh giảm xuống mức 2.160 USD/tấn.
Khối lượng giao dịch tăng giá ở phiên thứ hai và phiên gần cuối tuần, các phiên khác giảm giá.
Biểu đồ 7 Biểu đồ 8
Nguồn: Shanghai
DIỄN BIẾN GIÁ CAO SU TRÊN THỊ TRƯỜNG GIAO NGAY CHÂU Á
Diễn biến giá cao su trong hai tuần gần nhất, cụ thể như sau:
CHỦNG LOẠI |
20/5 |
21/5 |
23/5 |
24/5 |
27/5 |
28/5 |
29/5 |
30/5 |
31/5 |
RSS3 |
2,396.00 |
2,441.00 |
2,410.00 |
2,425.00 |
2,438.00 |
2,478.00 |
2,480.00 |
2,511.00 |
2,530.00 |
STR20 |
1,798.00 |
1,879.00 |
1,870.00 |
1,878.00 |
1,901.00 |
1,915.00 |
1,929.00 |
1,942.00 |
1,963.00 |
SMR20 |
1,710.00 |
1,726.00 |
1,730.00 |
1,770.00 |
1,750.00 |
1,820.00 |
1,790.00 |
1,810.00 |
1,800.00 |
SIR20 |
1,712.00 |
1,701.00 |
1,701.00 |
1,720.00 |
1,740.00 |
1,750.00 |
1,770.00 |
1,800.00 |
1,800.00 |
USS |
79.13 |
76.88 |
76.88 |
76.88 |
76.88 |
76.88 |
76.88 |
76.88 |
76.88 |
THAI LATEX 60% |
1,591.00 |
1,616.00 |
1,604.00 |
1,608.00 |
1,608.00 |
1,625.00 |
1,628.00 |
1,633.00 |
1,641.00 |
THAI LATEX 60% (DRUM) |
1,691.00 |
1,626.00 |
1,704.00 |
1,708.00 |
1,708.00 |
1,725.00 |
1,728.00 |
1,733.00 |
1,741.00 |
NHẬN ĐỊNH XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG CAO SU TRONG NGẮN HẠN
Tuần qua giá CSTN đã có biên độ dao động lớn từ tăng mạnh đầu tuần do nguồn cung chưa khả quan đến giảm mạnh cuối tuần do thông tin tiêu cực từ thị trường Trung Quốc. Hoạt động bán chốt lãi thanh khoản trạng thái các hợp đồng giao dịch tương lai được thúc đẩy thêm do nhu cầu yếu từ thị trường Trung Quốc.
Trong ngắn hạn, giá CSTN có thể tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố cơ bản sau:
1. Cung cầu cao su thiên nhiên toàn cầu:
Sự bất thường về điều kiện thời tiết tình hình thời tiết tại khu vực Đông Nam Á khiến có tác động không nhỏ đến nguồn cung nguồn cung cao su thiên nhiên. Bên cạnh đó mưa lớn tại Trung Quốc cũng ảnh hưởng tói nguồn cung nội địa tại nước này Trong khi đó, tính đến ngày 26/5, tồn kho ngoại quan và thương mại tổng hợp tại Thanh Đảo đạt 539.100 tấn, giảm 8.900 tấn hay giảm 1,63% so với kỳ trước.
2. Yếu tố giá Dầu:
Trên thị trường năng lượng, giá dầu thô WTI giao tháng 7 tại New York giảm 0,92 USD/thùng, tương đương giảm 1,18%, còn 77,99 USD/thùng. Giá dầu Brent giao tháng 7 tại London giảm 0,24 USD/thùng, tương đương giảm 0,29%, còn 81,62 USD/thùng. Tính cả tháng 5, giá dầu WTI giảm 6%, đánh dấu tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 11 năm ngoái, trong khi giá dầu Brent giảm 7,1%.
Sự giảm giá này diễn ra trước cuộc họp để bàn về chính sách sản lượng của OPEC+ vào ngày Chủ nhật tuần này. OPEC+ là liên minh giữa Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và một số thành viên ngoài khối gồm Nga. Nội dung chính của cuộc họp này sẽ là kế hoạch cắt giảm sản lượng tự nguyện 2,2 triệu thùng/ngày mà OPEC+ đã thực thi từ đầu năm tới nay.
Phần bù rủi ro đối với giá dầu đã giảm mạnh trong thời gian gần đây, khi căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông giảm nhiệt. Ngoài ra, tuần này còn chứng kiến những dấu hiệu cho thấy sự suy giảm của nhu cầu tiêu thụ xăng ở Mỹ so với cùng kỳ năm ngoái.
Xét ở góc độ toàn cầu, nhu cầu dầu đang tăng trưởng yếu do mùa đông ấm hơn bình thường đã làm giảm nhu cầu sưởi ấm. Giá dầu thô giảm còn do tồn kho ở Mỹ tăng và hoạt động sản xuất của Trung Quốc thu hẹp bất ngờ. Bên cạnh đó, khả năng Fed giữ lãi suất cao hơn lâu hơn cũng gây áp lực giảm lên giá dầu. Một báo cáo của ngân hàng JPMorgan Chase cho rằng triển vọng lãi suất như vậy đang đặt ra thách thức đối với khả năng hồi phục của nhu cầu tiêu thụ dầu trong nửa sau của năm nay.
3. Tình hình kinh tế Thế giới:
Trong một diễn biến khác, IMF hôm thứ Tư (29/5) đã nâng triển vọng kinh tế của nền kinh tế Trung Quốc lên 5,0% vào năm 2024 và 4,5% vào năm 2025. Theo triển vọng sửa đổi, IMF dự kiến nền kinh tế Trung Quốc sẽ giảm tốc độ xuống 3,3% vào năm 2029. 5. Nền kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng với tỷ lệ hàng năm là 1,3% trong quý đầu tiên của năm nay (tháng 1 đến tháng 3 năm 2024), chậm hơn so với ước tính trước đó là 1,6% và thấp hơn mức tăng trưởng 3,4% đạt được trong quý trước. Tốc độ tăng trưởng GDP chậm hơn dự kiến đã làm dấy lên hy vọng của nhà đầu tư về việc Cục Dự trữ Liên bang sẽ cắt giảm lãi suất trong năm nay.
4. Đồng Đô la Mỹ:
Đồng đô la giảm giá sau khi dữ liệu GDP được công bố. Chỉ số Đô la được giao dịch ở mức 104,820 lúc 3 giờ sáng GMT hôm nay (31 tháng 5)
5. Tình hình kinh tế Trung Quốc:
Bắc Kinh đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 5% trong năm nay. Quý 1, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đạt mức tăng trưởng cao hơn dự báo 5,3% dù cuộc khủng hoảng bất động sản tiếp tục gây áp lực đối với nhu cầu tiêu dùng trong nước.
“Tiêu dùng ở Trung Quốc chắc chắn là đang phục hồi, nhưng vẫn còn một chặng đường phải đi. Sức mạnh trong lĩnh vực đầu tư công vẫn duy trì. Đầu tư của khu vực tư nhân còn yếu, chủ yếu do khủng hoảng bất động sản tiếp diễn”, Phó giám đốc điều hành Gita Gopinath của IMF nhận định.
Đầu tháng này, giới chức Trung Quốc đã công bố một kế hoạch mới để cứu thị trường bất động sản, bao gồm giảm mức đặt cọc khi mua nhà và cung cấp 300 tỷ nhân dân tệ (tương đương 42 tỷ USD) tiền vốn từ Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) để giúp chính quyền các địa phương mua bớt số nhà tồn tại các dự án bất động sản.
Tóm lại, trong ngắn hạn, giá CSTN có thể bị tác động bởi triển vọng nhu cầu trở nên yếu đi sau dữ liệu hôm 31/5 cho thấy hoạt động sản xuất tại Trung Quốc co lại bất ngờ.
Tuy nhiên, tâm lý chung trên thị trường cao su tự nhiên (NR) ở Đông Nam Á vẫn đang bị chi phối bởi nguồn cung khan hiếm và sự bất ổn về nguồn cung ngày càng tăng. Thị trường giao dịch physical dự kiến sẽ vẫn ổn định trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm.
Trên thị trường giao dịch tương lai, dòng tiền đầu tư có khả năng quay trở lại do tiềm năng lợi nhuận trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung trên thị trường vật chất ngày càng tăng. Các quỹ đầu cơ thường kiếm lợi nhuận bằng cách mua ở mức giá thấp; và bán ở mức 'cao'. Thị trường tương lai dự kiến sẽ cực kỳ biến động trong ngắn hạn.
CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN
1. Thông tin từ thị trường Trung Quốc và các khu vực khác:
- Trong 4 tháng đầu năm, xuất khẩu cao su thiên nhiên và cao su hỗn hợp của Việt Nam sang Trung Quốc là 325.000 tấn, giảm 8% so với mức 354.000 tấn của năm 2023.
- Tính đến ngày 26/5, tồn kho ngoại quan và thương mại tổng hợp tại Thanh Đảo đạt 539.100 tấn, giảm 8.900 tấn hay giảm 1,63% so với kỳ trước.
2. Giá dầu thô:
- Trong 4 tháng đầu năm, xuất khẩu cao su thiên nhiên và cao su hỗn hợp của Việt Nam sang Trung Quốc là 325.000 tấn, giảm 8% so với mức 354.000 tấn của năm 2023.
- Tính đến ngày 26/5, tồn kho ngoại quan và thương mại tổng hợp tại Thanh Đảo đạt 539.100 tấn, giảm 8.900 tấn hay giảm 1,63% so với kỳ trước.
2. Giá dầu thô:
- Giá xăng dầu thế giới giữ đà trượt dốc, lập hat-trick giảm ngày ngay trước thềm cuộc họp về chính sách sản lượng của OPEC+.
- Giá dầu Brent giảm xuống mức 81,62 USD/thùng. Giá dầu WTI của Mỹ giảm xuống mức 76,99 USD/thùng.
Biểu đồ: 10
Nguồn: Bloomberg
3. Giá Ngoại tệ:
- Tỷ giá ngày 31/5/2024 tăng lên mức 25.254 đồng/USD.
Nguồn: Ngân hàng CPTM ngoại thương (VCB)
Nguồn : Ngân hàng BNM Malaysia
Nguồn : exchangerates.org.uk
Nguồn : exchangerates.org.uk
Ghi chú
- Thông tin cập nhật từ các sàn giao dịch future.
- Báo cáo định kỳ của Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su (ARNPC)
- Bản tin định kỳ của Hiệp Hội cao su Việt Nam.
- Các thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh, thu mua cung cấp từ các đơn vị thành viên của Tập Đoàn.
- ...
2. Bản tin chỉ cung cấp cho lãnh đạo Tập Đoàn và các đơn vị Cty thành viên để theo dõi xu hướng của thị trường và chỉ được lưu hành nội bộ.