• 177 Hai Bà Trưng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
  • (84-8) 39 327 341

TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CAO SU THẾ GIỚI TUẦN QUA

Giá CSTN trên các sàn giao dịch kỳ hạn và thị trường giao ngay tuần qua có diễn biến gần như tương đồng nhau khi giảm ở phiên đầu tuần rồi tăng liên tục đến cuối tuần. Một số nguyên nhân được các nhà chuyên gia nhận định, cụ thể như sau:

  1. Sản lượng khai thác tại khu vực Đông Nam Á bị ảnh hưởng do mưa lớn nên vẫn ở mức thấp khiến cho giá nguyên liệu tăng.
  2. Dòng vốn đầu cơ đổ mạnh vào thị trường tương lai trên tất cả các sàn giao dịch khi tâm lý nhà đầu tư nhận định thị trường CSTN sẽ tiếp tục khan hiếm đến hết tháng 7
  3. 2/6, tồn kho ngoại quan và thương mại tổng hợp tại Thanh Đảo đến ngày 2/6 đạt 536.900 tấn, giảm 13.900 tấn hay giảm -2,53% so với kỳ trước. Thông tin tồn kho liên tục giảm cũng là nguyên nhân khiến cho giá trên sàn Shanghai liên tục tăng mạnh vào những phiên cuối tuần kéo theo giá các sàn giao dịch khu vực đều tăng.
  4. Giá dầu thế giới tiếp tục đà giảm trong tuần đã kiềm hãm bớt đà tăng giá CSTN tuần qua.

1. Giá giao dịch cao su kỳ hạn (Future):

Giá RSS3 trên các sàn giao dịch có diễn biến không tương đồng nhau. Giá trên SGX tăng trong cả tuần; giá ở sàn Thượng Hải giảm ở phiên đầu tuần rồi quay đầu tăng giá đến cuối tuần; trong khi giá RSS3 trên JPX giảm ở hai phiên đầu tuần và tăng mạnh ở hai phiên cuối tuần. So với giá bình quân tuần trước, giá RSS3 trên các sàn tuần này có mức tăng/giảm khác nhau, cụ thể: giá trên trên sàn SGX tăng +1,92%, trên sàn JPX tăng +0,69%, giá trên sàn Shanghai giảm -0,39%.

Giá TSR20 trên SGX và giá tham chiếu SMR10/20 trên MRB có diễn biến tương tương đồng nhau khi giảm giá ở phiên đầu tuần và tăng liên tục đến cuối tuần. So với tuần trước, giá bình quân của TSR20 và giá SMR10/20 tuần này đều giảm, cụ thể: giá TSR 20 giảm -0,42%, giá tham chiếu SMR10/20 giảm -0,71%/-0,62%.

Đối với giá tham chiếu CV, L và Latex trên MRB giảm giá ở phiên thứ hai và tăng trở lại đến cuối tuần. So với tuần trước, giá các sản phẩm CV, L và Latex đều tăng, cụ thể: giá CV tăng +1,41%; giá L tăng +1,42%; Latex tăng +1,39%.

Diễn biến giá trung bình trên các sàn giao dịch tương lai tuần qua sau:

Giá tuần 27/5 đến 31/5/2024 (USD/tấn) Giá tuần 3/6 đến 7/6/2024 (USD/tấn) Thay đổi
USD %
RSS3 SGX 2.221,75 2.281,20 +42,60 +1,90
TSR20 SGX 1.719,00 1.784,40 -7,60 -0,42
SMR CV 2.758,13 2.881,13 +40,13 +1,41
SMR L 2.736,63 2.859,63 +40,23 +1,42
SMR10 1.744,25 1.790,75 -12,95 -0,71
SMR20 1.733,38 1.780,00 -11,20 -0,62
Latex 1.603,69 1.676,56 +23,02 +1,39
RSS3 JPX 2.071,24 2.180,82 +15,00 +0,69
RSS3 Shanghai 2.086,94 2.142,70 -8,55 -0,39

2. Giá cao su thị trường giao ngay (Physical):

Giá RSS3 trên thị trường giao ngay giảm giá ở phiên thứ hai đến phiên gần cuối tuần trước khi tăng giá trở lịa ở phiên cuối tuần. So với tuần trước, giá bình quân RSS3 giao ngay tuần này giảm -8,4 USD/tấn, tương đương giảm -0,34%.

Giá TSR 20 trên các thị trường giao ngay có diễn biến tương đồng nhau khi giảm giá từ đầu tuần đến giữa tuần và hồi phục ở các phiên cuối tuần. So với tuần trước, giá bình quân giá STR 20 tăng +3%, giá SMR 20 tăng +3,62%.

Giá Latex trên thị trường giao ngay giảm ở hai phiên đầu tuần và sau đó tăng trở lại đến cuối tuần. So với tuần trước, giá bình quân giá Latex tăng 26 USD/tấn tương đương tăng +1,6%.

Diễn biến giá trung bình các sản phẩm cao su trên thị trường giao ngay tuần qua:

DIỄN BIẾN CỤ THỂ TRÊN CÁC SÀN GIAO DỊCH FUTURE TUẦN QUA

1. Tại Sàn SGX - Singapore (giao dịch kỳ hạn tháng 7/2024):

Giá RSS3 tăng giá trong cả tuần. Đầu tuần giá ở mức 2.215 USD/tấn, sau đó có các phiên điều chỉnh điều chỉnh tăng liên tiếp đến phiên cuối tuần lên mức 2.369 USD/tấn.

Giá TSR 20 có các phiên điều chỉnh tăng và giảm giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức 1.765 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh giảm giá xuống mức thấp nhất tuần là 1.745 USD/tấn, tiếp đó có các phiên điều chỉnh tăng liên tiếp đến phiên cuối tuần lên mức cao nhất tuần là 1.848 USD/tấn.

Khối lượng giao dịch chủ yếu vẫn là TSR 20, giá tăng ở phiên đầu và bật tăng mạnh ở phiên cuối tuần, các phiên còn lại đều giảm. Lượng giao dịch RSS3 vẫn duy trì ở mức thấp. 

                                                                                             Biểu đồ 1                                                                      Biểu đồ 2

   

Nguồn: SGX

2. Giá tham chiếu trên MRB – Malaysia:

Giá SMR CV và SMR L có các phiên điều chỉnh tăng và giảm giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức 2.882,5/2.861 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh giá giá xuống mức 2.858/2.837 USD/tấn, tiếp sau đó có phiên điều chỉnh tăng và đến phiên cuối tuần giá lên mức cao nhất tuần là 2.908,5/2.887 USD/tấn. (Chi tiết tại Biểu đồ 3).

Giá SMR 10/20 có các phiên điều chỉnh tăng và giảm giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức 1.779/1.768 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh giảm giá xuống mức 1.757/1.747USD/tấn, tiếp đó có phiên điều chỉnh tăng đến phiên cuối tuần lên mức cao nhất tuần là 1.863/1.852,5 USD/tấn.

Giá cao su Latex có các phiên điều chỉnh tăng và giảm giá trong tuần, đầu tuần giá ở mức 1.675 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh giảm giá xuống mức 1.663,5 USD/tấn, tiếp đó có phiên điều chỉnh tăng đến phiên cuối tuần giá lên mức 1.692,9 USD/tấn. (Chi tiết tại Biểu đồ 4)  

             Biểu đồ 3                                                                    Biểu đồ 4            

   

Nguồn: MRB

3. Tại Sàn Tocom/Osaka - Nhật Bản (giao dịch kỳ hạn tháng 11/2024):

Giá cao su RSS3 có các phiên điều chỉnh tăng và giảm giá trong tuần. Phiên đầu tuần giá ở mức 2.156 USD/tấn, sau đó có các phiên điều chỉnh giảm liên tiếp giá xuống mức 2.128,3 USD/tấn, tiếp đó có phiên điều chỉnh tăng đến phiên cuối tuần giá lên mức cao nhất tuần là 2.289 USD/tấn.

Khối lượng giao dịch tăng ở phiên đầu tuần và phiên cuối tuần, giảm ở các phiên còn lại.

                                                                                            Biểu đồ 5                                                                     Biểu đồ 6


Nguồn: JPX

4. Tại Sàn Thượng Hải – Trung Quốc (giao dịch kỳ hạn tháng 9/2024) :

Giá cao su RSS3 có xu hướng tăng giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức là 2.118 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh giảm giá xuống mức 2.111,9 USD/tấn, tiếp đó có các phiên điều chỉnh tăng liên tiếp giá lên mức cao nhất tuần là 2.206 USD/tấn, đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh lên mức cao nhất tuần là 2.218 USD/tấn.

Khối lượng giao dịch tăng giá ở phiên thứ hai và hai phiên cuối tuần, các phiên khác giảm giá.

   Biểu đồ 7                                                                    Biểu đồ 8

Nguồn: Shanghai

DIỄN BIẾN GIÁ CAO SU TRÊN THỊ TRƯỜNG GIAO NGAY CHÂU Á

Diễn biến giá cao su trong hai tuần gần nhất, cụ thể như sau:

NHẬN ĐỊNH XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG CAO SU TRONG NGẮN HẠN

Giá CSTN trong tuần qua chịu tác động lớn các thông tin vê việc chính phủ Trung Quốc đang có kế hoạch tăng dự trữ cao su tự nhiên trong bối cảnh tồn kho trong nước giảm đang giảm mạnh. Đây là nguyên nhân chính giúp cho giá CSTN trong tuần qua, đặc biệt các các ngày cuối tuần đã tăng rất mạnh. Bên cạnh đó, các thông tin tích cực như xuất khẩu Trung Quốc tăng mạnh trong tháng 5 cũng là yếu tố thứ cấp giúp cho các nhà đầu cơ mạnh tay đầu tư vào thị trường kỳ hạn CSTN.

Trong ngắn hạn, giá CSTN có thể tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố cơ bản sau:

1. Cung cầu cao su thiên nhiên toàn cầu:

Sự bất thường về điều kiện thời tiết mưa lớn tại khu vực Đông Nam Á tác động không nhỏ đến nguồn cung CSTN đẩy giá nguyên liệu tăng. Tuy nhiên nguồn cung dự kiến ​​sẽ cải thiện trong thời gian tới do đã vào vụ khai thác chính.

Trong khi đó, chính phủ Trung Quốc đang có kế hoạch tăng dự trữ cao su tự nhiên trong bối cảnh tồn kho trong nước giảm. Không giống như các quốc gia tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn khác, chính phủ Trung Quốc luôn duy trì một lượng dự trữ cao su thiên nhiên quốc gia vì đây là nguyên liệu thô công nghiệp chiến lược nên việc đảm bảo nguồn cung trong nước của nó là vấn đề an ninh quốc gia.

Bên cạnh đó, Trung Quốc vừa công bố báo cáo thương mại chính thức của tháng 5, trong đó xuất khẩu từ Trung Quốc trong tháng 5 đã tăng tốc khi đạt mức tăng trưởng 7,6% so với cùng kỳ. Con số này vượt quá dự báo của các nhà phân tích về mức tăng 6,0% và vượt xa mức tăng trong tháng Tư là 1,5%.

Nhu cầu cao su thiên nhiên từ Mỹ đang được cải thiện. Mỹ đã nhập khẩu 88.300 tấn cao su tự nhiên trong tháng 4 so với 76.900 tấn so với cùng kỳ. Tổng lượng nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm nay chỉ giảm 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái ở mức 334.200 tấn. Trong cả năm 2023, Mỹ nhập khẩu 948.800 tấn cao su thiên nhiên, giảm 19,1%

2. Yếu tố giá Dầu:

Trên thị trường năng lượng, giá dầu thô WTI giao tháng 7 tại New York giảm 0,17 USD/thùng, tương đương giảm 0,23%, đóng cửa ở mức 75,38 USD/thùng. Giá dầu Brent giao sau tại London giảm 0,4 USD/thùng, tương đương giảm 0,5%, còn 79,47 USD/thùng. Tính cả tuần, giá dầu Brent giảm 2,5% và giá dầu WTI giảm 1,9%.

Dầu thô đã giảm tuần thứ ba liên tiếp, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông lắng dịu và những dấu hiệu ảm đạm về nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu. Trong tuần, giá dầu chịu sức ép giảm đáng kể từ việc OPEC+ tuyên bố sẽ bắt đầu thu hẹp chương trình cắt giảm sản lượng tự nguyện 2,2 triệu thùng từ tháng 10 năm nay.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, giá dầu thô tăng sau những bình luận từ các thành viên “OPEC +” bằng cách làm rõ rằng nhóm sẽ duy trì mức cắt giảm 3,6 triệu thùng mỗi ngày cho đến cuối năm 2024. Dầu thô cũng được hưởng lợi từ việc cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Trung ương Châu Âu và Ngân hàng Canada 

3. Tình hình kinh tế Thế giới và các thông tin về FED:

Nền kinh tế Mỹ có số lượng việc làm mới trong tháng 5 vừa qua vượt xa kỳ vọng điều này giúp xoa dịu mối lo về sự sụt tốc của thị trường việc làm nói riêng và nền kinh tế nói chung, nhưng cũng khiến giới đầu tư thất vọng vì làm tăng khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giữ lãi suất cao hơn lâu hơn.

Sau khi Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và Ngân hàng Canada cắt giảm lãi suất, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ được cho là sẽ hạ lãi suất vào tháng 9 năm 2024. Trong bối cảnh có nhiều khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất sớm hơn dự kiến, các quỹ đầu cơ đang rút khỏi trái phiếu Mỹ và ngày càng chuyển sang thị trường châu Á

4. Đồng Đô la Mỹ:

Đồng đô la Mỹ vẫn ở gần mức thấp nhất trong 8 tuần so với sáu loại tiền tệ đối thủ khác. Trên thị trường ngoại hối, nhà đầu tư hiện đang tập trung vào Báo cáo Việc làm quan trọng của Hoa Kỳ trong tháng 5 sẽ công bố vào ngày 7/6.

Việc nới lỏng hơn nữa thị trường lao động có thể thúc đẩy Cục Dự trữ Liên bang bắt đầu cắt giảm lãi suất sớm hơn dự kiến. Các nhà đầu tư phần lớn đang rút khỏi trái phiếu Kho bạc Hoa Kỳ vì họ kỳ vọng rộng rãi vào việc cắt giảm lãi suất bắt đầu vào tháng 9 năm 2024

5. Tình hình kinh tế Trung Quốc:

Mức tăng trưởng nhanh này là tiềm năng cho thấy sự khởi sắc trong nền kinh tế Trung Quốc và nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc tăng cường xuất khẩu làm động lực phục hồi kinh tế.

Thặng dư thương mại của Trung Quốc đã tăng lên 82,62 tỷ USD trong tháng trước. Điều này tạo sự khác biệt giữa giá trị hàng hóa và dịch vụ mà Trung Quốc xuất khẩu đi và giá trị mà họ nhập khẩu vào trong cùng một tháng.

Con số này vượt xa so với dự báo trước đó là 73 tỷ USD và mức 72,35 tỷ USD đạt được vào tháng 4, thể hiện sự gia tăng trong hoạt động thương mại Trung Quốc và có ảnh hưởng tích cực đến tình hình kinh tế cả quốc gia này.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm 2024, đồng ý với mục tiêu tăng trưởng "khoảng" 5% mà Bắc Kinh đã đề ra. Tuy nhiên, Quỹ cũng cảnh báo về những rủi ro tiềm ẩn đối với nền kinh tế Trung Quốc do những vấn đề như: Giá cả bất động sản, nợ vay bất động sản, hoặc bất ổn định trong thị trường tài chính có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh tế.

Tóm lại, ngoại trừ yếu tố giá dầu giảm có thể hạn chế phần nào đà tăng của giá cao su thiên nhiên, các yếu tố cơ bản còn lại đều có xu hướng hổ trợ tích cực cho giá cao su trong ngắn hạn. Nguồn cung cao su có thể bắt đầu tăng khi đang bắt đầu vào mùa vụ khai thác nhưng mức tăng hạn chế do ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết không thuận lợi. Trong kgi đó, nhu cầu tiêu thụ CSTN đang được cải thiện ở Mỹ, Châu Âu và Canada, đặc biệt nhu cầu từ Trung Quốc đang cần thiết cho cả trong tiêu thụ và tăng dự trữ. Điều này, thúc đẩy dòng vốn đầu cơ sẽ đổ vào giao dịch thị trường cao su nhiều hơn, góp phần thúc đẩy giá tăng. Bên cạnh đó, mặc dù chỉ số đồng USD vẫn ở mức cao so với lịch sử, nhưng xu hướng yếu đi của đồng Dollar cũng là yếu tố hổ trợ cho giá cao su. Trong ngắn hạn, giá cao su đang được hổ trợ tích cực từ các yếu tố cơ bản thuận lợi nói trên nên giá giao dịch có thể còn tiếp tục tăng cao hơn và duy trì xu hướng này đến tháng 7 hoặc có thể là tháng 8 nếu nhu cầu từ Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì.  

CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN

1. Thông tin từ thị trường Trung Quốc và các khu vực khác:

- Tổng xuất khẩu cao su tự nhiên và cao su hỗn hợp của Indonesia trong 4 tháng đầu năm là 511.000 tấn, giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái.

- Theo số liệu do Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố ngày 7/6, nhập khẩu cao su tự nhiên và tổng hợp (bao gồm cả mủ cao su) của Trung Quốc đạt tổng cộng 485.000 tấn trong tháng 5 năm 2024 , giảm 20,9% so với 613.000 tấn trong cùng kỳ năm 2023. Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2024, Trung Quốc nhập khẩu tổng cộng 2,814 triệu tấn cao su tự nhiên và tổng hợp (bao gồm cả mủ cao su), giảm 16,6% so với 3,373 triệu tấn cùng kỳ năm 2023.

- Tính đến ngày 2/6, tồn kho ngoại quan và thương mại tổng hợp tại Thanh Đảo đạt 536.900 tấn, giảm 13.900 tấn hay giảm -2,53% so với kỳ trước.

2. Giá dầu thô:

- Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần, giá dầu giảm nhẹ khi các nhà đầu tư cân nhắc về những lời trấn an của OPEC+ trước dữ liệu việc làm mới nhất của Mỹ làm giảm kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ sớm cắt giảm lãi suất.

- Giá dầu Brent giảm xuống mức 79,62 USD/thùng. Giá dầu WTI của Mỹ giảm xuống mức  75,53 USD/thùng.

Biểu đồ: 10

Nguồn: Bloomberg

3. Giá Ngoại tệ:

- Tỷ giá ngày 31/5/2024 tăng lên mức 25.254 đồng/USD.

Nguồn: Ngân hàng CPTM ngoại thương (VCB)

Nguồn : Ngân hàng BNM Malaysia

Nguồn : exchangerates.org.uk

Nguồn : exchangerates.org.uk

Ghi chú

1. “Bản tin thị trường của Ban Thị Trưởng kinh doanh (Ban TTKD Tập Đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam) được biên tập dự trên các nguồn tài liệu chính thức như:
  • Thông tin cập nhật từ các sàn giao dịch future.
  • Báo cáo định kỳ của Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su (ARNPC)
  • Bản tin định kỳ của Hiệp Hội cao su Việt Nam.
  • Các thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh, thu mua cung cấp từ các đơn vị thành viên của Tập Đoàn.
  • ...

2. Bản tin chỉ cung cấp cho lãnh đạo Tập Đoàn và các đơn vị Cty thành viên để theo dõi xu hướng của thị trường và chỉ được lưu hành nội bộ.

3. Một số phân tích và nhận định trong bản tin chỉ có tính tham khảo. Cá nhân tổ chức trong Tập Đoàn được chia sẻ bản tin này có thể sử dụng để có phân tích và nhận định riêng. Ban TTKD không chịu trách nhiệm việc sử dụng bản tin cho quyết định kinh doanh của tổ chức cá nhân cũng như không chịu trách nhiệm việc chia sẻ bản tin này cho các tổ chức, cá nhân không có trong danh mục được chia sẻ. “