TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CAO SU THẾ GIỚI TUẦN QUA
Giá CSTN trên các sàn giao dịch kỳ hạn và thị trường giao ngay tuần qua có diễn biến gần như tương đồng nhau khi tăng mạnh ở đầu tuần rồi sau đó quay đầu giảm đến cuối tuần. Một số nguyên nhân được các nhà phân tích nhận định, cụ thể như sau:
i. Việc thu hoạch CSTN bị gián đoạn ở các nước sản xuất lớn tại châu Á do lượng mưa lớn trên diện rộng trong các ngày 24-25/6 khiến giá nguyên liệu tại Thái Lan tăng mạnh trong khi đồng Dollar Mỹ lại trượt giá. Các yếu tố này đã kích thích các nhà đầu cơ quan tâm đến thị trường cao su trong giai đoạn đầu tuần.
ii. Tuy nhiên, nhu cầu về cao su suy yếu từ Trung Quốc cùng cước phí vận chuyển tăng đột biến do xung đột leo thang tại biển Đỏ, Trung Đông gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới giá cả thị trường hàng hoá trong đó có CSTN.
iii. Tình trạng thiếu container tiếp tục cản trở việc xuất khẩu cao su trong suốt hai tuần qua.
iv. Chỉ số đồng USD các ngày sau đó tăng mạnh trở lại và duy trì ở mức cao cũng tác động tiêu cực tới thị trường CSTN.
1. Giá giao dịch cao su kỳ hạn (Future):
Giá RSS3 trên các sàn giao dịch có diễn biến không tương đồng nhau. Giá trên SGX tăng giá ở hai phiên đầu tuần trước khi quay đầu giảm giá đến cuối tuần; giá trên sàn Shanghai và JPX có diễn biến răng cưa trong tuần. So với giá bình quân tuần trước, giá RSS3 trên các sàn tuần này có mức tăng/giảm khác nhau, cụ thể: giá trên trên sàn SGX giảm -3,29%, trên sàn JPX giảm -1,23%, giá trên sàn Shanghai tăng +0,04%.
Giá TSR20 trên SGX và giá tham chiếu SMR10/20 trên MRB có diễn biến tương tương đồng nhau khi tăng giá phiên đầu tuần rồi quay đầu giảm giá đến cuối tuần. So với tuần trước, giá bình quân của TSR20 và giá SMR10/20 tuần này đều giảm, cụ thể: giá TSR 20 giảm -0,86%, giá tham chiếu SMR10/20 giảm -1,32%/-4,14%.
Đối với giá tham chiếu CV, L và Latex trên MRB có diễn biến giảm giá từ đầu đến cuối tuần. So với tuần trước, giá các sản phẩm CV, L và Latex đều giảm mạnh, cụ thể: giá CV giảm -6,95%; giá L giảm -7,0%; Latex giảm -6,19%.
Diễn biến giá trung bình trên các sàn giao dịch tương lai tuần qua như sau:
Giá tuần 17/6 đến 21/6/2024 (USD/tấn) | Giá tuần 24/6 đến 28/6/2024 (USD/tấn) | Thay đổi | ||
USD | % | |||
RSS3 SGX | 2.265,00 | 2.190,40 | -74,60 | -3,29 |
TSR20 SGX | 1.722,25 | 1.707,40 | -14,85 | -0,86 |
SMR CV | 2.863,63 | 2.664,38 | -199,25 | -6,95 |
SMR L | 2.842,00 | 2.642,88 | -199,12 | -7,00 |
SMR10 | 1.743,63 | 1.720,60 | -23,03 | -1,32 |
SMR20 | 1.733,00 | 1.709,90 | -23,13 | -1,33 |
Latex | 1.666,23 | 1.562,98 | -103,25 | -6,19 |
RSS3 JPX | 2.089,95 | 2.064,14 | -25,81 | -1,23 |
RSS3 Shanghai | 2.071,58 | 2.072,45 | +0,87 | +0,04 |
2. Giá cao su thị trường giao ngay (Physical):
Giá RSS3 trên thị trường giao ngay có diễn biến răng cưa trong cả tuần. So với tuần trước, giá bình quân RSS3 giao ngay tuần này tiếp tục giảm -78,04 USD/tấn, tương đương giảm -3,46%.
Giá V20 trên các thị trường giao ngay có diễn biến không tương đồng nhau. Giá TSR20 giữ giá ở hai phiên đầu tuần sau đó tăng giá ở giữa tuần trước khi quay đầu giảm giá ở phiên hai cuối tuần; giá SMR20 tăng giá từ đầu tuần đến giữa tuần trước khi quay đầu tăng giảm giá ở phiên hai cuối tuần. So với tuần trước, giá bình quân giá STR 20 giảm -1,8%, giá SMR 20 giảm -1,51%.
Giá Latex trên thị trường giao giảm giá từ đầu tuần đến phiên gần cuối tuần và giữ giá ở phiên cuối tuần kế tiếp. So với tuần trước, giá bình quân Latex giảm -90,43 USD/tấn tương đương giảm -5,76%.
Diễn biến giá trung bình các sản phẩm cao su trên thị trường giao ngay tuần qua:
DIỄN BIẾN CỤ THỂ TRÊN CÁC SÀN GIAO DỊCH FUTURE TUẦN QUA
1. Tại Sàn SGX - Singapore (giao dịch kỳ hạn tháng 8/2024):
Giá RSS3 có xu hướng giảm giá trong cả tuần. Đầu tuần giá ở mức 2.161 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh tăng giá lên mức cao nhất tuần 2.231 USD/tấn, tiếp đó có các phiên điều chỉnh điều chỉnh giảm liên tiếp đến đến phiên cuối tuần xuống mức 2.168 USD/tấn.
Giá TSR 20 có các phiên điều chỉnh tăng và giảm giá trong tuần. Phiên đầu giá ở mức 1.727 USD/tấn, sau đó có phiên điều tăng liên tiếp giá lên mức cao nhất tuần là 1.732 USD/tấn, tiếp đó có các phiên điều chỉnh giảm liên tiếp xuống mức 1.682 USD/tấn và giữ giá ở phiên cuối tuần kế tiếp.
Khối lượng giao dịch chủ yếu vẫn là TSR 20, tăng ở phiên đầu tuần và bật tăng mạnh ở phiên cuối tuần, các phiên còn lại đều giảm. Lượng giao dịch RSS3 vẫn duy trì ở mức thấp.
Biểu đồ 1 Biểu đồ 2
Nguồn: SGX
2. Giá tham chiếu trên MRB – Malaysia:
Giá SMR CV và SMR L giảm giá trong cả tuần. Phiên đầu tuần giá ở mức 2.778,5/2.757 USD/tấn, sau đó các phiên điều chỉnh giảm liên tiếp và đến phiên cuối tuần xuống mức thấp nhất tuần là 2.583/2.562 USD/tấn. (Chi tiết tại Biểu đồ 3).
Giá SMR 10/20 có xu hướng giảm giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức 1.722/1.711,5 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh tăng giá lên mức cao nhất tuần là 1,739/1.728 USD/tấn, tiếp đó các phiên điều chỉnh giảm liên tiếp đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh xuống mức thấp nhất tuần là 1.702/1.690,5 USD/tấn.
Giá cao su Latex giảm giá trong cả tuần. Phiên đầu tuần giá ở mức 1.617,8 USD/tấn, sau đó có các phiên điều chỉnh giảm liên tiếp và đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh xuống mức thấp nhất tuần là 1.501 USD/tấn. (Chi tiết tại Biểu đồ 4)
Biểu đồ 3 Biểu đồ 4
Nguồn: MRB
3. Tại Sàn Tocom/Osaka - Nhật Bản (giao dịch kỳ hạn tháng 11/2024):
Giá cao su RSS3 có diễn biến răng cưa trong tuần. Phiên đầu tuần giá ở mức 2.054 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh tăng giá lên mức 2.095,3 USD/tấn, tiếp đó có phiên điều chỉnh giảm giá xuống mức 2.065,4 USD/tấn, kế tiếp đó có phiên điều chỉnh tăng giá lên mức 2.070,8 USD/tấn, đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh giảm xuống mức thấp nhất tuần là 2.035 USD/tấn.
Khối lượng giao dịch giảm ở phiên giữa tuần và phiên cuối tuần, tăng ở các phiên còn lại.
Biểu đồ 5 Biểu đồ 6
Nguồn: JPX
4. Tại Sàn Thượng Hải – Trung Quốc (giao dịch kỳ hạn tháng 9/2024) :
Giá cao su RSS3 có các phiên điều chỉnh tăng và giảm giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức là 2.060,3 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh tăng giá lên mức cao nhất tuần là 2.101,9 USD/tấn, tiếp sau đó có phiên điều chỉnh giảm giá xuống mức 2.071,6 USD/tấn, kế tiếp đó có phiên điều chỉnh tăng giá lên mức 2.072 USD/tấn, đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh giảm xuống mức 2.056,5 USD/tấn.
Khối lượng giao dịch tăng giá ở phiên thứ hai tuần, các phiên khác giảm giá.
Biểu đồ 7 Biểu đồ 8
Nguồn: Shanghai
DIỄN BIẾN GIÁ CAO SU TRÊN THỊ TRƯỜNG GIAO NGAY CHÂU Á
Diễn biến giá cao su trong hai tuần gần nhất, cụ thể như sau:
NHẬN ĐỊNH XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG CAO SU TRONG NGẮN HẠN
Thị trường CSTN tuần qua đã bị chi phối bởi các yếu tố tiêu cực như: nhu cầu về CSTN yếu và kéo dài tại Trung Quốc, sự gia tăng cước vận tải đường biển và tình trạng thiếu container trên diện rộng và đồng Dollar mạnh lên khiến việc xuất khẩu cao su kém cạnh tranh trong tuần qua.
Trong ngắn hạn, giá CSTN có thể tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố cơ bản sau:
1. Cung cầu cao su thiên nhiên toàn cầu:
Mặc dù điều kiện thời tiết không thuận lợi khi mưa lớn tại khu vực Đông Nam Á nhưng giá cao su nguyên liệu vẫn không được cải thiện khi nguồn cung tăng mạnh hơn do đã vào vụ khai thác chính.
Trong khi đó, theo số liệu thống kê từ Hải quan, Nhật Bản đã nhập khẩu 254.200 tấn cao su thiên nhiên trong 5 tháng đầu năm nay, giảm 0,7% so với cùng kỳ năm trước.
Đối với tồn kho: Tính đến ngày 23 tháng 6 năm 2024, tổng tồn kho cao su thiên nhiên ngoại quan và thương mại tổng hợp tại Thanh Đảo là 511.200 tấn, giảm 14.500 tấn tương đương giảm -2,76% so với kỳ trước và giảm 28% trong sáu tháng đầu năm nay.
2. Yếu tố giá Dầu:
Trên thị trường năng lượng, Giá dầu thô Brent giao tháng 8 tại London tăng 0,02 USD/thùng, chốt ở mức 86,41 USD/thùng. Giá dầu WTI giao tháng 8 giảm 0,2 USD/thùng, tương đương giảm 0,24%, còn 81,54 USD/thùng.
Năm nay, giá dầu Brent đã tăng 12,1% và giá dầu WT tăng 13,8%. Trong tháng 6, giá của hai loại dầu đều tăng hơn 6%. Tuần này, giá dầu Brent tăng 0,02%, trong khi giá dầu WTI giảm 0,2%.
Động lực cho giá dầu tăng trong tháng 6 lúc đầu là kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu ở Mỹ sẽ tăng trong những tháng mùa hè. Gần đây, khi có những dấu hiệu cho thấy nhu cầu xăng dầu ở nền kinh tế lớn nhất thế giới không mạnh như dự báo, giá dầu lại được hỗ trợ bởi căng thẳng địa chính trị gia tăng giữa Israel và lực lượng Hezbollah do Iran hậu thuẫn.
Theo một báo cáo của công ty RBC Capital Markets, nếu chiến tranh nổ ra, Hezbollah có thể nhắm vào các cơ sở khí đốt ngoài khơi của Israel, và Israel có thể tấn công các cơ sở dầu khí của Iran. Ngoài ra, còn có rủi ro tàu chở dầu đi qua eo biển Hormuz bị Iran tấn công, hoặc Iran từ tỏ thỏa thuận giảm căng thẳng với Saudi Arabia và tấn công các cơ sở dầu khí của nước này.
Ngay cả trong trường hợp Iran và Saudi Arabia duy trì được thỏa thuận giảm căng thẳng, “chúng tôi cũng không loại trừ khả năng gián đoạn nguồn cung năng lượng trong khu vực và rủi ro đối với các tài sản kinh tế quan trọng khác nếu chiến tranh lan rộng”, báo cáo của RBC nhận định.
3. Tình hình kinh tế Thế giới và các thông tin về FED:
Báo cáo từ Bộ Thương mại Mỹ cho thấy tốc độ lạm phát tháng 5 ở nước này giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây. Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) lõi - thước đo giá cả không bao gồm hai nhóm thực phẩm và năng lượng - tăng 0,1% trong tháng 5 so với tháng trước và tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước. Các mức tăng này phù hợp với dự báo mà các nhà kinh tế học đưa ra trong một cuộc khảo sát của hãng tin Dow jones.
Cùng ngày thứ Sáu, báo cáo từ Đại học Michigan cho thấy chỉ số niềm tin tiêu dùng tháng 6 cao hơn so với dự báo, tăng lên mức 68,2 điểm từ mức 65,5 điểm của lần công bố sơ bộ. Kỳ vọng lạm phát sau 1 năm nữa cũng giảm về 3%, từ mức 3,3% ghi nhận trong tháng 5.
Các nhà đầu tư vào các thị trường đầu cơ rộng lớn hơn hiện đang tập trung vào dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp của Hoa Kỳ cho tháng 6, dự kiến công bố vào thứ Sáu tới (5 tháng 7). Dữ liệu bảng lương sẽ hiển thị số lượng việc làm mới được tạo ra bởi khu vực tư nhân phi nông nghiệp của Hoa Kỳ trong tháng. Đây là thước đo quan trọng về sự thắt chặt của thị trường lao động và tiền lương
Sau các báo cáo trên, thị trường đặt cược khả năng 64,1% Fed bắt đầu hạ lãi suất trong cuộc họp tháng 9 - theo dữ liệu từ công cụ FedWatch Tool của sàn giao dịch CME - từ mức xấp xỉ 60% trong phiên giao dịch trước. Tuy nhiên, thị trường vẫn có một phiên giảm điểm nhẹ do các nhiều nhà đầu tư chốt lời vào thời điểm kết thúc quý 2.
Đồng đô la Mỹ đã bật tăng trở lại và được giao dịch ở mức 105.83 lúc đóng cửa ngày thứ Sáu 21/06/2024. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm và chỉ số Dollar Index đo sức mạnh đồng USD đều tăng trong phiên ngày thứ Sáu, phản ánh mối lo của một bộ phận nhà đầu tư về khả năng Fed giữ lãi suất cao hơn lâu hơn. Điều này gây áp lực lên thị trường hàng hoá trong đó có CSTN.
5. Tình hình kinh tế Trung Quốc:
Dữ liệu PMI chính thức của ngày hôm qua (30 tháng 6) cho thấy hoạt động sản xuất của Trung Quốc tiếp tục thu hẹp trong tháng 6 có thể tác động tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải hôm nay (1 tháng 7). Một bộ phận các nhà đầu tư đầu cơ tán thành quan điểm rằng hoạt động sản xuất tiếp tục thu hẹp có thể khiến chính quyền Trung Quốc đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ chính sách hơn nhằm mục tiêu ngắn hạn nhằm thúc đẩy nhu cầu hàng hóa và dịch vụ trong nước. Từ góc độ này, dữ liệu PMI mới nhất có khả năng nâng cao tâm lý nhà đầu tư. Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường phủ nhận cáo buộc của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), rằng các công ty Trung Quốc hưởng lợi từ trợ cấp : "Trung Quốc sản xuất xe điện tiên tiến, pin lithium-ion, các sản phẩm quang điện và nhiều mặt hàng khác đầu tiên là để đáp ứng nhu cầu trong nước. Các ngành công nghiệp mới tăng trưởng nhanh là do chúng tôi có lợi thế so sánh".
Phát biểu này được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc và EU chuẩn bị đàm phán về kế hoạch tăng thuế với xe điện Trung Quốc. Tháng trước, Mỹ cũng nâng gấp 4 lần thuế với xe điện. Châu Âu ngày càng có quan điểm bảo hộ, tương tự Mỹ, do lo ngại mô hình tăng trưởng tập trung vào sản xuất của Trung Quốc sẽ khiến nước này xả hàng giá rẻ ra thế giới. Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tập trung xuất khẩu do nhu cầu nội địa yếu.
Tóm lại, việc Mỹ và EU áp thuế bổ sung lên xe điện Trung Quốc cùng với việc nguồn cung cao su đã bắt đầu tăng khi đang bắt đầu vào mùa vụ khai thác, cước vận chuyển tăng do xung đột trên biển Đỏ leo thang và đồng USD tăng trở lại sẽ là yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến giá cao su trong ngắn hạn.
2. Giá dầu thô:
- Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần và cũng là cuối cùng của tháng 6, giá dầu tăng-giảm trái chiều do các nhà đầu tư cân nhắc nhu cầu nhiên liệu yếu của Mỹ trong khi dữ liệu lạm phát quan trọng trong tháng 5 làm tăng cơ hội Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất trong năm nay.
- Giá dầu Brent tăng lên mức 86,41 USD/thùng. Giá dầu WTI của Mỹ giảm xuống mức 81,54 USD/thùng.
Biểu đồ: 10
Nguồn: Bloomberg
3. Giá Ngoại tệ:
- Tỷ giá ngày 28/6/2024 giảm xuống mức 25.253 đồng/USD.
Nguồn: Ngân hàng CPTM ngoại thương (VCB)
Nguồn : Ngân hàng BNM Malaysia
Nguồn : exchangerates.org.uk
Nguồn : exchangerates.org.uk
Ghi chú
- Thông tin cập nhật từ các sàn giao dịch future.
- Báo cáo định kỳ của Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su (ARNPC)
- Bản tin định kỳ của Hiệp Hội cao su Việt Nam.
- Các thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh, thu mua cung cấp từ các đơn vị thành viên của Tập Đoàn.
- ...
2. Bản tin chỉ cung cấp cho lãnh đạo Tập Đoàn và các đơn vị Cty thành viên để theo dõi xu hướng của thị trường và chỉ được lưu hành nội bộ.