• 177 Hai Bà Trưng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
  • (84-8) 39 327 341

TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CAO SU THẾ GIỚI TUẦN QUA

 Giá CSTN trên các sàn giao dịch kỳ hạn và thị trường giao ngay tuần qua có diễn biến không tương đồng nhau nhưng đều theo xu hướng tăng. Một số nguyên nhân được các nhà phân tích nhận định, cụ thể như sau:

  • Yếu tố tích cực:
  1. Nguồn cung tiếp tục yếu tại các nước sản xuất chính tại khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Việt Nam. Trong khi đó, dữ liệu từ Bờ Biển Ngà cho thấy khối lượng xuất khẩu từ quốc gia này đã giảm đáng kể vào tháng 7 và là tháng thứ ba liên tiếp.
  2. Tồn kho CSTN liên tục giảm tại các kho dự trữ của Trung Quốc, Ấn Độ cho thấy khả năng nhu cầu mua tăng lên hơn từ hai quốc gia này trong những tuần tới.
  3. Trung Quốc điều chỉnh mức suất thuế giá trị gia tăng đối với mủ latex, RSS và cao su tiêu chuẩn nhập khẩu giảm từ 13% xuống 9%.
  4. Giá dầu tăng trở lại cùng việc USD giảm mạnh cũng đang hỗ trợ thị trường.
    • Yếu tố tiêu cực:
    1. Giá cước vận chuyển đường biển vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
    2. Đồng Yên tăng giá mạnh tác động trực tiếp đến các Hợp đồng giao dịch trên JPX Osaka.
    3. Xung đột tại Trung Đông có nguy cơ leo thang sau vụ ám sát Lãnh đạo Hamas tại Iran. Thế giới đang lo ngại sự trả đũa của Iran cùng sự đáp trả của Israel sẽ đẩy vòng xoáy chiến tranh tại đây vượt quá mức kiểm soát.

       1. Giá giao dịch cao su kỳ hạn (Future):

           Giá RSS3 trên các sàn giao dịch có diễn biến không tương đồng nhau. Giá trên SGX tăng giá trong cả tuần; giá RSS3 trên sàn Shanghai giảm giá ở phiên thứ hai sau đó quay đầu tăng giá đến cuối tuần; giá trên sàn JPX có diễn biến răng cưa trong tuần. So với giá bình quân tuần trước, giá RSS3 trên các sàn tuần này đều tăng, cụ thể: giá trên trên sàn SGX tăng +3,35%, trên sàn JPX tăng +5,48%, giá trên sàn Shanghai tăng +2,89%.

           Giá TSR20 trên SGX và giá tham chiếu SMR10/20 trên MRB có diễn biến không tương đồng nhau trong tuần. Giá TSR20 tăng giá trong cả tuần; giá SMR10/20 giảm giá ở phiên thứ hai trước khi quay đầu tăng giá đến cuối tuần. So với tuần trước, giá bình quân của TSR20 và giá SMR10/20 tuần này đều tăng, cụ thể: giá TSR 20 tăng +3,35%, giá tham chiếu SMR10/20 tăng +3,24%/+3,24%.

           Đối với giá tham chiếu CV, L và Latex trên MRB có diễn biến tương đồng nhau khi giảm giá từ đầu tuần đến giữa tuần sau đó quay đầu tăng giá ở hai phiên cuối tuần. So với tuần trước, giá các sản phẩm CV, L và Latex đều tăng, cụ thể: giá CV tăng +3,06%; giá L tăng +3,05%; Latex tăng +2,86%.

      Diễn biến giá trung bình trên các sàn giao dịch tương lai tuần qua sau:

      2. Giá cao su thị trường giao ngay (Physical):

          Giá RSS3 trên thị trường giao ngay có xu thế tăng giá và chỉ giảm giá ở phiên cuối tuần. So với tuần trước, giá bình quân RSS3 giao ngay tuần này tăng +146,62 USD/tấn, tương đương tăng +6,42%.

          Giá V20 trên các thị trường giao ngay có diễn biến không tương đồng nhau. Giá TSR20 giảm giá từ đầu tuần đến giữa tuần và quay đầu tăng giá ở hai phiên cuối tuần; giá SMR20 có diễn biến răng cưa trong tuần. So với tuần trước, giá bình quân giá STR 20 tăng +2,55%, giá SMR 20 tăng +3,17%.

          Giá Latex trên thị trường giao ngay có diễn biên răng cưa trong tuần. So với tuần trước, giá bình quân Latex tăng 29,43 USD/tấn tương đương tăng 2,14%.

           Diễn biến giá trung bình các sản phẩm cao su trên thị trường giao ngay tuần qua:

       

      DIỄN BIẾN CỤ THỂ TRÊN CÁC SÀN GIAO DỊCH FUTURE TUẦN QUA

      1. Tại Sàn SGX - Singapore (giao dịch kỳ hạn tháng 9-10/2024):

           Giá RSS3 có xu hướng tăng giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức 2.170 USD/tấn, sau đó có các phiên điều chỉnh tăng liên tiếp đến phiên cuối tuần lên mức cao nhất tuần là 2.223 USD/tấn.

           Giá TSR 20 có xu hướng tăng giá trong tuần. Phiên đầu giá ở mức 1.691 USD/tấn, sau đó có các phiên điều chỉnh tăng liên tiếp đến phiên cuối tuần lên mức cao nhất tuần là 1.721 USD/tấn.

           Khối lượng giao dịch chủ yếu vẫn là TSR 20, bật tăng mạnh ở phiên gần cuối tuần, các phiên còn lại đều giảm. Lượng giao dịch RSS3 vẫn duy trì ở mức thấp. 

                                                                                                  Biểu đồ 1                                                                      Biểu đồ 2

        

      Nguồn: SGX

      2. Giá tham chiếu trên MRB – Malaysia:

          Giá SMR CV và SMR L có các phiên điều chỉnh tăng và giảm giá trong tuần. Phiên đầu tuần giá ở mức 2.459,5/2.6,5USD/tấn, sau đó có các phiên điều chỉnh giảm liên tiếp xuống mức thấp nhất tuần là 2.420,5/2.397,5 USD/tấn, tiếp sau đó có phiên điều chỉnh tăng đến cuối tuần lên mức 2.434,5/2.460 USD/tấn. (Chi tiết tại Biểu đồ 3).

          Giá SMR 10/20 có các phiên điều chỉnh tăng và giảm giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức 1.780/1.768,5 USD/tấn, sau đó có các phiên điều chỉnh giảm giá xuống mức 1.741,5/1.730 USD/tấn, tiếp đó có các phiên điều chỉnh tăng liên tiếp lên mức 1.781,5/1.770 USD/tấn, đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh giảm xuống mức 1.770,5/1.759,5 USD/tấn.

          Giá cao su Latex có các phiên điều chỉnh tăng và giảm giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức 1.434,1 USD/tấn, sau đó có các phiên điều chỉnh giảm liên tiếp giá xuống mức thấp nhất tuần là 1.393,3 USD/tấn, tiếp sau đó có phiên điều chỉnh tăng và đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh tăng lên mức 1.416,9 USD/tấn. (Chi tiết tại Biểu đồ 4)  

                                                                                                     Biểu đồ 3                                                                     Biểu đồ 4            

         

      Nguồn: MRB

      3. Tại Sàn Tocom/Osaka - Nhật Bản (giao dịch kỳ hạn tháng 01/2025):

          Giá cao su RSS3 có diễn biến răng cưa trong tuần. Phiên đầu tuần giá ở mức 2.197 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh giảm giá xuống mức 2.173,2 USD/tấn, tiếp đó có phiên điều chỉnh tăng giá lên mức 2.212,8 USD/tấn, kế tiếp đó có phiên điều chỉnh giảm giá xuống mức 2.204,3 USD/tấn, đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh tăng lên mức cao nhất tuần là 2.229,6 USD/tấn.

          Khối lượng giao dịch tăng mạnh ở phiên gần đầu tuần sau đó quay đầu giảm ở các phiên còn lại.

                                                                                                   Biểu đồ 5                                                                     Biểu đồ 6


      Nguồn: JPX

      4. Tại Sàn Thượng Hải – Trung Quốc (giao dịch kỳ hạn tháng 01/2025) :

          Giá cao su RSS3 có xu hướng tăng giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức là 2.195,6 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh giảm giá xuống mức thấp nhất tuần là 2.180,9 USD/tấn, tiếp sau đó có phiên điều chỉnh tăng liên tiếp đến phiên cuối tuần lên mức 2.245,2 USD/tấn.

          Khối lượng giao dịch tăng mạnh ở phiên gần cuối tuần, các phiên khác giao dịch giảm.

         Biểu đồ 7                                                                    Biểu đồ 8

      Nguồn: Shanghai

      DIỄN BIẾN GIÁ CAO SU TRÊN THỊ TRƯỜNG GIAO NGAY CHÂU Á

             Diễn biến giá cao su trong hai tuần gần nhất, cụ thể như sau:

      NHẬN ĐỊNH XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG CAO SU TRONG NGẮN HẠN

             Giá CSTN trong tuần qua có diễn biến tương đồng với Bản tin thị trường số 26, cụ thể: “trong ngắn hạn, giá CSTN tiếp tục được hỗ trợ bởi các thông tin tích cực từ việc nguồn cung tiếp tục bị khan hiếm tại khu vực Đông Nam Á, giá dầu có thể tiếp tục tăng do chính sách thắt chặt nguồn cung từg OPEC và các bất ổn từ xung đột tại khu vực Trung Đông, các thông tin tốt từ việc FED sẽ giảm lãi suất trong tháng 9 và kỳ vọng của các nhà đầu tư khi chính quyền Trung Quốc sẽ triển khai thêm các biện pháp kích thích nhắm vào chi tiêu của người tiêu dùng.” Tuần qua giá CSTN tiếp tục đà tăng khi đón nhận các thông tin tích cực, đặc biệt từ hai nền kinh tế lớn là Trung Quốc và Mỹ. 

             Trong ngắn hạn, giá CSTN có thể tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố cơ bản sau:

        1. Cung cầu cao su thiên nhiên toàn cầu:

            Nguồn cung cao su tự nhiên từ các nước sản xuất chính tại khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Việt Nam không đạt kỳ vọng do tình hình thời tiết không thuận lợi. Sản lượng đều sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.

           Trong khi đó, xuất khẩu CSTN từ Bờ Biển Ngà tiếp tục giảm trong tháng 7. Đây là tháng thứ ba liên tiếp ghi nhận lượng xuất khẩu giảm tại Bờ Biển Ngà, quốc gia sản xuất cao su tự nhiên lớn thứ ba. Cụ thể,  xuất khẩu trong tháng 7 giảm 8,9% so với cùng kỳ. Khối lượng xuất khẩu thấp hơn trong năm nay một phần là do lệnh cấm xuất khẩu mủ nguyên liệu của chính phủ từ nước này có hiệu lực từ cuối tháng 11/2023

           Trong khi đó, số liệu Hải quan Mỹ đã ghi nhận nhập khẩu trong tháng 6 là 88.100 tấn CSTN vào tháng 6, cao hơn 17.800 tấn so với cùng kỳ. Những quan sát này cho thấy nhu cầu cao su tự nhiên từ Hoa Kỳ đang phục hồi một cách mạnh mẽ.

           Tại Ấn Độ, tình trạng thiếu hụt cao su nghiêm trọng trên thị trường và lượng hàng tồn kho thấp đáng báo động ngay cả với các công ty sản xuất lốp ô tô. Các chuyên gia tại nước này dự đoán giá cả sẽ tăng mạnh hơn nữa trong ngắn hạn.

         2. Yếu tố giá Dầu:

             Trên thị trường năng lượng, giá dầu thô Brent giao sau tại London tăng 0,5 USD/thùng, tương đương tăng 0,6%, chốt ở mức 79,66 USD/thùng. Giá dầu WTI giao sau tại New York tăng 0,65 USD/thùng, tương đương tăng 0,9%, chốt ở mức 76,84 USD/thùng. Cả tuần, giá dầu Brent tăng hơn 3,5% và giá dầu WTI tăng hơn 4%.

             Mối lo suy thoái kinh tế dịu đi, khả năng Fed bắt đầu giảm lãi suất vào tháng 9, và bất ổn địa chính trị ở Trung Đông là những yếu tố đưa giá dầu đi lên trong tuần này, sau khi giảm xuống mức thấp nhất 8 tháng vào đầu tuần.

             Giá dầu thô tăng nhờ tâm lý lạc quan đối với nền kinh tế Hoa Kỳ, dữ liệu lạm phát tiêu dùng của Trung Quốc tốt hơn dự kiến và căng thẳng địa chính trị dai dẳng ở Trung Đông.

       3. Tình hình kinh tế Mỹ và các thông tin về FED:

           Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (9/8), duy trì đà hồi phục sau phiên bán tháo dữ dội vào hôm thứ Hai và kết thúc tuần giao dịch trong trạng thái gần như lấy lại toàn bộ phần điểm số bị mất trong tuần.

           Lúc đóng cửa, chỉ số S&P 500 tăng 0,47%, đạt 5.344,16 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 0,51%, đạt 16.745,3 điểm. Chỉ số Dow Jones tăng 51 điểm, tương đương tăng 0,13%, đạt 39.497,54 điểm.

           Những lo ngại về sự suy thoái sắp xảy ra trong nền kinh tế Hoa Kỳ đã được xoa dịu sau khi dữ liệu từ Bộ Lao động Hoa Kỳ công bố ngày 8/9 cho thấy số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu đã giảm bất ngờ. Số lượng người Mỹ mới nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp bất ngờ giảm xuống còn 233.000 trong tuần so với 250.000 đơn xin của tuần trước. Đây là dữ liệu được ghi nhận thấp nhất trong 11 tháng qua.

           Hiện tại, các nhà đầu tư đang dự đoán gần 100% khả năng Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ sẽ cắt giảm lãi suất 0,50% khi Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) họp vào ngày 17-18 tháng 9. Các nhà phân tích cũng kỳ vọng lãi suất sẽ được cắt giảm tổng cộng từ 1,00 đến 1,25% trong năm nay

      4. Đồng đô la Mỹ và Yên Nhật

          Đồng đô la Mỹ tăng nhẹ lên gần mức cao nhất trong một tháng so với rổ các loại tiền tệ ngang hàng khác. Chỉ số đô la, đo lường sức mạnh của đồng đô la Mỹ so với sáu loại tiền tệ ngang hàng khác, được giao dịch ở mức 102,985 vào ngày 9/8. Đông đô la Mỹ tăng sau khi ghi nhận dữ liệu của ngày ngày 8/8 cho thấy số lượng người thất nghiệp bất ngờ giảm tại Mỹ.

        5. Tình hình kinh tế Trung Quốc:

            Theo dữ liệu được Cục Thống kê Quốc gia (NBS) công bố ngày 9/8, lạm phát tiêu dùng ở Trung Quốc tăng tốc vào tháng 7, cho thấy sự cải thiện về mức độ hoạt động kinh tế sau một loạt các đợt cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,5% vào tháng 7 so với cùng kỳ năm trước, nhanh hơn mức tăng 0,2% vào tháng 6.

            Trong khi đó, số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố ngày 7/8 cho thấy giá trị xuất khẩu tính bằng đồng USD của nước này tăng 7% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức dự báo tăng 9,5% mà giới chuyên gia kinh tế đưa ra. Nhập khẩu tăng 7,2% so với cùng kỳ năm ngoái, một mức tăng vượt dự báo, khiến thặng dư thương mại của Trung Quốc giảm so với tháng trước, còn 84,65 tỷ USD.

            Triển vọng thương mại của Trung Quốc hiện đang xấu đi do châu Âu và Mỹ phản ứng căng thẳng với làn sóng hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc. Với thặng dư thương mại của Trung Quốc đạt kỷ lục 99 tỷ USD vào tháng 6, tình trạng mất cân đối đã khiến các đối tác thương mại của các nước này lo ngại và tìm cách bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước bằng cách dựng hàng rào thuế quan.

            Một thước đo lượng đơn hàng xuất khẩu mới của Trung Quốc thuộc chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) chính thức của nước này cho thấy lượng đơn hàng đã giảm tháng thứ 3 liên tiếp trong tháng 7 vừa qua.

            Tóm lại, trong ngắn hạn, giá CSTN tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố tích cực từ nguồn cung tiếp tục bị thiếu hụt; Giá dầu tiếp tục phục hồi khi bất ổn tại khu vực Trung Đông có khả năng sẽ leo tháng; Tồn kho về CSTN tại Trung Quốc và Ấn Độ thiếu hụt nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sản xuất; niềm tin của các nhà đầu cơ khi dự đoán FED sẽ cắt giảm lãi suất 0.5% trong tháng 9 và các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp từ chính phủ Trung Quốc.

       CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN

      1. Thông tin từ thị trường Trung Quốc và các khu vực khác:

      - Trong tháng 7, theo số liệu thống kê của hải quan Trung quốc, xuất khẩu ô tô là 553.000 chiếc, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước và tăng 14% so với tháng trước. Từ tháng 1 đến tháng 7, tổng cộng 3,48 triệu xe đã được xuất khẩu, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm 2023.

      - Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã điều chỉnh mức thuế cao su thiên nhiên. Thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với mủ latex, cao su RSS và cao su tiêu chuẩn nhập khẩu sẽ giảm từ 13% xuống 9% và không điều chỉnh mức thuế nhập khẩu.

      - Theo số liệu do Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố ngày 7/8, Trung Quốc đã nhập khẩu tổng cộng 613.000 tấn cao su tự nhiên và tổng hợp (bao gồm cả mủ latex) trong tháng 7/2024, giảm 3,2% so với 633.000 tấn cùng kỳ năm 2023. Từ tháng 1 đến tháng 7, Trung Quốc nhập khẩu tổng cộng 3,897 triệu tấn cao su tự nhiên và tổng hợp (bao gồm cả mủ latex), giảm 16% so với 4,639 triệu tấn cùng kỳ năm 2023.

      - Tính đến ngày 4/8/2024, Tổng tồn kho cao su thiên nhiên tại Thanh Đảo là 475.000 tấn, tăng 1.000 tấn hay tăng 0,23% so với tuần trước.

      2. Giá Dầu thô:

      - Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần (9-8), giá dầu tăng nhẹ, chấm dứt chuỗi tuần giảm giá. Tính cả tuần, giá dầu Brent tăng hơn 3,5%, giá dầu WTI tăng hơn 4%.

      - Giá dầu Brent tăng lên mức 79,66 USD/thùng. Giá dầu WTI của Mỹ tăng lên mức  76,84 USD/thùng.

      Biểu đồ: 10

      Nguồn: Bloomberg

      3. Giá Ngoại tệ:

      - Tỷ giá ngày 9/8/2024 giảm xuống mức 24.930 đồng/USD.

      Nguồn: Ngân hàng CPTM ngoại thương (VCB)

      Nguồn : Ngân hàng BNM Malaysia

      Nguồn : exchangerates.org.uk

      Nguồn : exchangerates.org.uk

      Ghi chú

      1. “Bản tin thị trường của Ban Thị Trưởng kinh doanh (Ban TTKD Tập Đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam) được biên tập dự trên các nguồn tài liệu chính thức như:
      • Thông tin cập nhật từ các sàn giao dịch future.
      • Báo cáo định kỳ của Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su (ARNPC)
      • Bản tin định kỳ của Hiệp Hội cao su Việt Nam.
      • Các thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh, thu mua cung cấp từ các đơn vị thành viên của Tập Đoàn.
      • ...

      2. Bản tin chỉ cung cấp cho lãnh đạo Tập Đoàn và các đơn vị Cty thành viên để theo dõi xu hướng của thị trường và chỉ được lưu hành nội bộ.

      3. Một số phân tích và nhận định trong bản tin chỉ có tính tham khảo. Cá nhân tổ chức trong Tập Đoàn được chia sẻ bản tin này có thể sử dụng để có phân tích và nhận định riêng. Ban TTKD không chịu trách nhiệm việc sử dụng bản tin cho quyết định kinh doanh của tổ chức cá nhân cũng như không chịu trách nhiệm việc chia sẻ bản tin này cho các tổ chức, cá nhân không có trong danh mục được chia sẻ. “