• 177 Hai Bà Trưng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
  • (84-8) 39 327 341

TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CAO SU THẾ GIỚI TUẦN QUA

      Giá CSTN trên các sàn giao dịch kỳ hạn và thị trường giao ngay tuần qua có diễn biến không tương đồng nhau nhưng vẫn tiếp đà tăng của tuần trước. Một số nguyên nhân được các nhà phân tích nhận định, cụ thể như sau:

  • Yếu tố tích cực:
  1. Nguồn cung yếu bất thường, sản lượng sụt giảm tại các nước sản xuất chính tại khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Việt Nam ngay vào mùa chính vụ do thời tiết không thuận lợi. Trong khi đó, tại Ấn Độ bệnh nấm lá bùng phát ảnh hưởng nặng đến sản lượng cao su bang Kerala.
  2. Tồn kho CSTN liên tục giảm tại các kho dự trữ của Trung Quốc, Ấn Độ cho thấy khả năng nhu cầu mua tăng lên hơn từ hai quốc gia này trong những tuần tới.

        iii. Tình hình kinh tế và nhu cầu đang cải thiện tốt hơn dự kiến ​​tại Hoa Kỳ, khu vực EU và Ấn Độ. Một loạt dữ liệu kinh tế được công bố trong tuần này đã làm tăng sự lạc quan về nền kinh tế Hoa Kỳ và làm dịu nỗi lo về suy thoái kinh tế.

       iv. Giá dầu tăng trong khi USD giảm mạnh cũng đang hỗ trợ thị trường.

      • Yếu tố tiêu cực:
      1. Giá cước vận chuyển đường biển vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Việc hạn chế xếp dỡ giải phóng hàng sau vụ nổ lớn ngày 9/8 tại cảng Ningbo, Trung Quốc càng làm trầm trọng thêm tình trạng này.
      2. Xung đột tại Trung Đông có nguy cơ leo thang trước sự đe doạ trả đũa của Iran cùng khả năng đáp trả của Israel sẽ đẩy vòng xoáy chiến tranh tại đây vượt quá mức kiểm soát.
      3. Tình hình sản xuất tại Trung Quốc vẫn là dấu hỏi lớn khi đối mặt với các lệnh đánh thuế của Mỹ và các quốc gia đồng minh.

         1. Giá giao dịch cao su kỳ hạn (Future):

             Giá RSS3 trên các sàn giao dịch có diễn biến không tương đồng nhau. Giá trên SGX tăng giá ở 2 phiên đầu tuần và giữ giá ở phiên kế tiếp sau đó giảm giá ở phiên gần cuối tuần trước khi quay đầu tăng giá ở phiên cuối tuần; giá trên sàn và JPX có diễn biến răng cưa trong tuần. So với giá bình quân tuần trước, giá RSS3 trên các sàn tuần này đều tăng, cụ thể: giá trên trên sàn SGX tăng +2,21%, trên sàn JPX tăng +0,12%, giá trên sàn Shanghai tăng +1,03%.

             Giá TSR20 trên SGX và giá tham chiếu SMR10/20 trên MRB có diễn biến răng cưa trong tuần. So với tuần trước, giá bình quân của TSR20 và giá SMR10/20 tuần này đều tăng, cụ thể: giá TSR 20 tăng +2,23%, giá tham chiếu SMR10/20 tăng +1,64%/+1,75%.

             Đối với giá tham chiếu CV, L và Latex trên MRB có diễn biến tương đồng nhau khi giảm giá ở phiên thứ hai sau đó quay đầu tăng giá ở hai phiên kế tiếp trước khi quay đầu giảm giá ở phiên cuối tuần. So với tuần trước, giá các sản phẩm CV, L và Latex đều tăng, cụ thể: giá CV tăng +0,33%; giá L tăng +0,33%; Latex tăng +0,18%.

        Diễn biến giá trung bình trên các sàn giao dịch tương lai tuần qua sau:

        2. Giá cao su thị trường giao ngay (Physical):

            Giá RSS3 trên thị trường giao ngay tăng giá ở hai phiên đầu tuần sau đó quay đầu giảm đến cuối tuần. So với tuần trước, giá bình quân RSS3 giao ngay tuần này tăng +140,81 USD/tấn, tương đương tăng +6,17%.

             Giá V20 trên các thị trường giao ngay có diễn biến không tương đồng nhau. Giá TSR20 tăng giá từ đầu tuần đến giữa tuần trước khi quay đầu giảm giá ở hai phiên cuối tuần; giá SMR20 có diễn biến răng cưa trong tuần. So với tuần trước, giá bình quân giá STR 20 tăng +5,65%, giá SMR 20 tăng +4,73%.

             Giá Latex trên thị trường giao ngay tăng giá từ đầu tuần đến giữa tuần trước khi quay đầu giảm giá ở hai phiên cuối tuần. So với tuần trước, giá bình quân Latex tăng 45,61 USD/tấn tương đương tăng 3,31%.

             Diễn biến giá trung bình các sản phẩm cao su trên thị trường giao ngay tuần qua:

         

        DIỄN BIẾN CỤ THỂ TRÊN CÁC SÀN GIAO DỊCH FUTURE TUẦN QUA

        1. Tại Sàn SGX - Singapore (giao dịch kỳ hạn tháng 10/2024):

             Giá RSS3 có xu hướng tăng giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức 2.227 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh tăng giá lên mức 2.229 USD/tấn và giữ giá ở phiên kế tiếp, tiếp đó có phiên điều chỉnh giảm giá xuống mức 2.205 USD/tấn, đến phiên cuối tuần giá tăng lên mức cao nhất tuần là 2.250 USD/tấn.

             Giá TSR 20 có các phiên điều chỉnh tăng và giảm giá trong tuần. Phiên đầu giá ở mức 1.740 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh tăng giá lên mức 1.745 USD/tấn, tiếp đó có phiên điều chỉnh giảm giá xuống mức 1.730 USD/tấn, tiếp sau đó có phiên điều chỉnh tăng giá lên mức cao nhất tuần là 1.751 USD/tấn,  đến phiên gần cuối tuần giá điều chỉnh giảm xuống mức 1.744 USD/tấn.

             Khối lượng giao dịch chủ yếu vẫn là TSR 20, tăng ở phiên đầu tuần và bật tăng mạnh ở phiên gần cuối tuần, các phiên còn lại đều giảm. Lượng giao dịch RSS3 vẫn duy trì ở mức thấp.

                                                                                                    Biểu đồ 1                                                                      Biểu đồ 2

          

        Nguồn: SGX

        2. Giá tham chiếu trên MRB – Malaysia:

            Giá SMR CV và SMR L có các phiên điều chỉnh tăng và giảm giá trong tuần. Phiên đầu tuần giá ở mức 2.451/2.428 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh giảm giá giảm xuống mức thấp nhất tuần là 2.427/2.404,5 USD/tấn, tiếp sau đó có các phiên điều chỉnh tăng giá lên mức cao nhất tuần là 2.455/2.432 USD/tấn, đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh giảm xuống mức 2.438,5/2.416 USD/tấn. (Chi tiết tại Biểu đồ 3).

             Giá SMR 10/20 có các phiên điều chỉnh tăng và giảm giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức 1.784/1.772 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh tăng giá lên mức 1.789/1.787 USD/tấn, tiếp đó có phiên điều chỉnh tăng giá lên mức 1.814,5/1.803 USD/tấn, đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh giảm xuống mức 1.805,5/1.794 USD/tấn.

             Giá cao su Latex có các phiên điều chỉnh tăng và giảm giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức 1.414,4 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh giảm giá xuống mức thấp nhất tuần là 1.409,4 USD/tấn, tiếp sau đó có các phiên điều chỉnh tăng giá lên mức 1.419 USD/tấn, đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh giảm xuống mức 1.417,1 USD/tấn. (Chi tiết tại Biểu đồ 4)

                                                                                                       Biểu đồ 3                                                                     Biểu đồ 4            

           

        Nguồn: MRB

        3. Tại Sàn Tocom/Osaka - Nhật Bản (giao dịch kỳ hạn tháng 01/2025):

            Giá cao su RSS3 có diễn biến răng cưa trong tuần. Phiên thứ hai giá ở mức 2.198,7 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh tăng giá lên mức 2.205,9 USD/tấn, tiếp đó có phiên điều chỉnh giảm giá xuống mức 2.190,9 USD/tấn, đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh tăng lên mức cao nhất tuần là 2.228,4 USD/tấn.

            Khối lượng giao dịch tăng mạnh ở phiên giữa tuần, giảm ở các phiên còn lại.

                                                                                                     Biểu đồ 5                                                                     Biểu đồ 6


        Nguồn: JPX

        4. Tại Sàn Thượng Hải – Trung Quốc (giao dịch kỳ hạn tháng 01/2025) :

            Giá cao su RSS3 có xu hướng tăng giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức là 2.215,7 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh tăng giá lên mức 2.232,5 USD/tấn, tiếp sau đó có phiên điều chỉnh giảm giá xuống mức 2.224 USD/tấn, tiếp đó có phiên điều chỉnh tăng đến phiên cuối tuần giá lên mức 2.247,1 USD/tấn.

            Khối lượng giao dịch tăng mạnh ở phiên gần cuối tuần, các phiên khác giao dịch giảm.

           Biểu đồ 7                                                                    Biểu đồ 8

        Nguồn: Shanghai

        DIỄN BIẾN GIÁ CAO SU TRÊN THỊ TRƯỜNG GIAO NGAY CHÂU Á

               Diễn biến giá cao su trong hai tuần gần nhất, cụ thể như sau:

        NHẬN ĐỊNH XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG CAO SU TRONG NGẮN HẠN

              Diễn biến của thị trường trong tuần qua tương đồng với nhận định của Bản tin thị trường số 27 khi các yếu tố thuận lợi đã tiếp tục hỗ trợ đà tăng của giá CSTN trên cả thị trường kỳ hạn và giao ngay. Trong ngắn hạn, giá CSTN có thể tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố cơ bản sau:

              Trong ngắn hạn, giá CSTN có thể tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố cơ bản sau:

          1. Cung cầu cao su thiên nhiên toàn cầu:

              Tại các nước sản xuất CSTN Đông Nam Á, tình hình thiếu hụt nguyên liệu vẫn chưa được cải thiện đã gây tâm lý hoang mang cho các nhà sản xuất khi giá mủ liên tục bị đẩy lên cao. Bên cạnh đó, giá cước đường biển vẫn duy trì ở ngưỡng cao đã phần nào hạn chế việc giao hàng cho các hợp đồng đã ký do các nhà xuất khẩu vẫn chờ vào việc giá cước giảm trong thời gian tới.     

              Trong khi đó, tại Ấn Độ, giá cao su đã tăng lên mức đỉnh chưa từng có vào tuần trước khi đối mặt với tình hình nguồn cung bị hạn chế. Tuy nhiên, dự kiến trong thời gian tới, sản lượng tại Ấn Độ sẽ cải thiện trong tuần này vì điều kiện thời tiết đã trở nên thuận lợi cho việc khai thác ở một số quận trong vùng trồng cao su truyền thống. Hơn nữa, khối lượng lớn hàng nhập khẩu được ký hợp đồng bởi một số công ty lốp ô tô lớn sẽ đến nước này trong những tuần này.

              Đối với tồn kho: tính đến ngày 11/8/2024, Tổng tồn kho cao su thiên nhiên tại Thanh Đảo là 472.300 tấn, giảm 3.200 tấn hay giảm -0,67% so với tuần trước so với 647.000 tấn vào đầu năm nay (ngày 2 tháng 1 năm 2024). Con số này cho thấy mức giảm 35%.

           2. Yếu tố giá Dầu:

               Trên thị trường năng lượng, giá dầu thô Brent giao sau tại London giảm 1,36 USD/thùng, tương đương giảm 1,7%, chốt ở mức 79,68 USD/thùng. Giá dầu WTI giao sau tại New York giảm 1,51 USD/thùng, tương đương giảm 1,9%, còn 76,65 USD/thùng.

               Với phiên giảm này, giá dầu gần như quay trở lại mức chốt của tuần trước, dù được hỗ trợ bởi mối lo căng thẳng địa chính trị leo thang ở Trung Đông. Phiên ngày thứ Sáu tuần trước, giá dầu Brent đóng cửa ở mức 79,66 USD/thùng và giá dầu WTI chốt ở mức 76,84 USD/thùng.

               Các số liệu kinh tế ảm đạm mà Trung Quốc công bố trong tuần này đã gây áp lực giảm lên giá dầu. Hôm thứ Năm, các báo cáo từ Trung Quốc cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang mất đà, với giá bán nhà mới giảm mạnh nhất trong 9 năm, sản lượng công nghiệp tăng trưởng chậm lại và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên.

               Đầu tuần này, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu năm nay, với lý do là sự suy yếu nhu cầu dầu ở Trung Quốc. Tiếp đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cũng giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu năm 2025 với lý do tương tự. Cụ thể, OPEC dự báo nhu cầu dầu thế giới sẽ tăng 2,11 triệu thùng/ngày trong năm nay, giảm so với mức tăng 2,25 triệu thùng/ngày dự kiến hồi tháng trước.

         3. Tình hình kinh tế Mỹ và các thông tin về FED:

              Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (16/8), hoàn tất tuần tăng mạnh nhất kể từ đầu năm tới nay và tiếp tục xu hướng hồi phục sau đợt bán tháo dữ dội vào đầu tháng. Lúc đóng cửa, chỉ số S&P 500 tăng 0,2%, đạt 5.554,25 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 0,21%, đạt 17.631,72 điểm. Chỉ số Dow Jones tăng 96 điểm, tương đương tăng 0,24%, đạt 40.659,76 điểm.

              Cả tuần, S&P 500 tăng gần 3,9%, đánh dấu tuần tăng mạnh nhất kể từ tháng 11/2023. Nasdaq và Dow Jones đạt thành quả tăng tương ứng 5,2% và 2,9% cho tuần này.

              Chỉ số giá sản xuất (PPI) của Hoa Kỳ bất ngờ chậm lại vào tháng 7. Chỉ số PPI đo lường sự thay đổi về giá hàng hóa do các nhà sản xuất bán ra. Đây là chỉ báo hàng đầu về lạm phát giá tiêu dùng. Theo dữ liệu chính thức được công bố ngày 13/8, chỉ số giá sản xuất bất ngờ chậm lại xuống 0,1% vào tháng 7 từ mức 0,2% vào tháng 6. Các nhà phân tích dự kiến không có thay đổi nào về chỉ số PPI trong tháng 7. Chỉ số PPI mới nhất bổ sung thêm nhận định rằng nền kinh tế Hoa Kỳ đang tiến gần đến một sự hạ cánh mềm.

              Trong khi đó, một bộ phận các nhà giao dịch ngoại hối đồng tình với quan điểm rằng Cục Dự trữ Liên bang sẽ bỏ phiếu cắt giảm lãi suất 0,50% trong cuộc họp FOMC sắp tới. Quan điểm như vậy được hỗ trợ bởi nhận định rằng lạm phát đã hạ nhiệt đôi chút vào tháng 7 so với tháng trước.

        4. Đồng đô la Mỹ và Yên Nhật

            Đồng đô la Mỹ tuần này giảm nhẹ và được giao dịch ở mức 102,40 vào lúc đóng  cửa ngày 16/8 sau khi nhận được thông tin chỉ số PPI là chỉ báo hàng đầu về lạm phát tiêu dùng, các nhà phân tích hy vọng rằng lạm phát tiêu dùng sẽ hạ nhiệt nhanh hơn dự kiến và điều này có thể giúp Cục Dự trữ Liên bang linh hoạt hơn trong việc xem xét cắt giảm lãi suất mạnh tay.

            Đồng đô la Mỹ giảm đang hỗ trợ  cho thị trường hàng hoá trong đó có CSTN.

          5. Tình hình kinh tế Trung Quốc:

             Sản xuất công nghiệp của Trung Quốc chậm lại vào tháng 7. Sản xuất công nghiệp tăng 5,1% vào tháng 7, so với cùng kỳ năm trước, chậm hơn 5,3% vào tháng 6 và chậm hơn mức dự kiến ​​5,2% của các nhà phân tích. Một dữ liệu đáng thất vọng khác là dữ liệu thất nghiệp của Trung Quốc trong tháng 7 đã tăng tốc lên 5,2% vào tháng 7 từ 5,0% vào tháng 6 và tệ hơn mức dự kiến ​​5,1% của các nhà phân tích.

             Một tín hiệu khác cho thấy sự suy yếu dai dẳng là chỉ số các nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất được dự báo ghi nhận tháng giảm thứ 3 liên tiếp trong tháng 7. Tồn kho tiếp tục tăng lên của các nhà máy thép cũng phản ánh nhu cầu yếu với mặt hàng này. Số lượng đơn hàng nước ngoài sụt giảm cùng với giá giảm đang tác động tiêu cực tới tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc – vốn là một điểm sáng của nền kinh tế từ đầu năm đến nay.

             Tóm lại, trong ngắn hạn, giá CSTN có thể vẫn tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố tích cực từ nguồn cung vẫn còn bị thiếu hụt, Đôla Mỹ suy yếu, Giá dầu tiếp tục phục hồi bất chấp bất ổn tại khu vực Trung Đông có khả năng sẽ leo thang và dự đoán về việc FED sẽ cắt giảm lãi suất trong thời gian tới. Tuy nhiên, các thông tin không mấy khả quan từ nền kinh tế Trung Quốc khi đang phải đối mặt những khó khăn liên quan đến bất động sản và sản xuất sẽ là rào cản cho các nhà đầu tư khi tham gia vào  thị trường hàng hóa, trong đó có CSTN.

         CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN

        1. Thông tin từ thị trường Trung Quốc và các khu vực khác:

        - Cục Thống kê Trung Quốc công bố, sản lượng cao su tổng hợp của Trung Quốc trong tháng 7 năm 2024 là 801.000 tấn, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng cao su tổng hợp cộng dồn của Trung Quốc từ tháng 1 đến tháng 7 là 5,16 triệu tấn, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2023.

        - Tính đến ngày 11/8/2024, Tổng tồn kho cao su thiên nhiên tại Thanh Đảo là 472.300 tấn, giảm 3.200 tấn hay giảm -0,67% so với tuần trước.

        2. Giá Dầu thô:

        - Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần (16-8), giá dầu giảm gần 2%, đẩy dầu Brent xuống dưới mức 80 USD/thùng, do các nhà đầu tư đã giảm kỳ vọng về tăng trưởng nhu cầu từ nước nhập khẩu dầu hàng đầu Trung Quốc.

        - Giá dầu Brent giảm xuống mức 79,68 USD/thùng. Giá dầu WTI của Mỹ giảm xuống mức 76,65 USD/thùng.

        Biểu đồ: 10

        Nguồn: Bloomberg

        3. Giá Ngoại tệ:

        - Tỷ giá ngày 16/8/2024 tăng lên mức 24.890 đồng/USD.

        Nguồn: Ngân hàng CPTM ngoại thương (VCB)

        Nguồn : Ngân hàng BNM Malaysia

        Nguồn : exchangerates.org.uk

        Nguồn : exchangerates.org.uk

        Ghi chú

        1. “Bản tin thị trường của Ban Thị Trưởng kinh doanh (Ban TTKD Tập Đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam) được biên tập dự trên các nguồn tài liệu chính thức như:
        • Thông tin cập nhật từ các sàn giao dịch future.
        • Báo cáo định kỳ của Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su (ARNPC)
        • Bản tin định kỳ của Hiệp Hội cao su Việt Nam.
        • Các thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh, thu mua cung cấp từ các đơn vị thành viên của Tập Đoàn.
        • ...

        2. Bản tin chỉ cung cấp cho lãnh đạo Tập Đoàn và các đơn vị Cty thành viên để theo dõi xu hướng của thị trường và chỉ được lưu hành nội bộ.

        3. Một số phân tích và nhận định trong bản tin chỉ có tính tham khảo. Cá nhân tổ chức trong Tập Đoàn được chia sẻ bản tin này có thể sử dụng để có phân tích và nhận định riêng. Ban TTKD không chịu trách nhiệm việc sử dụng bản tin cho quyết định kinh doanh của tổ chức cá nhân cũng như không chịu trách nhiệm việc chia sẻ bản tin này cho các tổ chức, cá nhân không có trong danh mục được chia sẻ. “