TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CAO SU THẾ GIỚI TUẦN QUA
Giá CSTN trên các sàn giao dịch kỳ hạn và thị trường giao ngay tuần qua có diễn biến tăng liên tục trong cả tuần. Một số nguyên nhân được các nhà phân tích chỉ ra, cụ thể như sau:
- Nhu cầu trên thị trường CSTN sôi động trở lại khi các doanh nghiệp Trung Quốc trở lại hoạt động sau kỳ nghỉ Tuần lễ Vàng.
- Giao dịch sôi động trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải khi các nhà đầu tư dự đoán sẽ một đợt thu gom quy mô lớn của các Quỹ đầu tư do nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn như một phần của sáng kiến lớn nhằm củng cố thị trường vốn đang bị thắt chặt
- Tồn kho CSTN giảm: Tính đến ngày 6 tháng 10 năm 2023, tổng tồn kho cao su thiên nhiên ngoại quan và thương mại tổng hợp tại Thanh Đảo là 714.500 tấn, giảm 32.000 tấn so với kỳ trước.
- Nguồn cung từ Thái Lan bị gián đoạn do mưa lớn các khu vực trồng CSTN.
1. Giá giao dịch cao su kỳ hạn (Future):
Giá RSS3 trên các sàn giao dịch tuần qua có diễn biến không tương đồng nhau. Giá RSS3 trên sàn SGX giữ giá ở hai phiên đầu tuần sau trước khi tăng giá ở ba phiên còn lại; giá trên sàn JPX tăng giá trong cả tuần; giá trên sàn Shanghai sau phiên đầu tuần giá giảm ở phiên thứ hai trước khi tăng giá trở lại ở ba phiên còn lại. So với giá bình quân tuần trước, giá RSS3 trên các sàn đều tăng, cụ thể: giá trên JPX tăng +4,68%, trên SGX tăng +3,09%, trên Shanghai tăng +2,65%.
Giá TSR20 trên SGX và giá tham chiếu SMR10/20 trên MRB có diễn biến không tương đồng nhau. Giá trên SGX tăng liên tục trong cả tuần, giá trên MRB lại giảm giá ở phiên thứ hai và các phiên còn lại đều tăng giá. So với tuần trước, giá bình quân của TSR20 và giá SMR10/20 tuần này đều tăng nhẹ, cụ thể: giá TSR20 tăng +2,43%, giá tham chiếu SMR10/20 tăng +1,91%/+1,90%.
Đối với giá tham chiếu CV, L và Latex trên MRB có diễn biến tăng giá trong cả tuần.. So với tuần trước, giá các sản phẩm CV, L và Latex đều tăng, cụ thể: giá CV tăng +3,41%; giá L tăng +3,46%; Latex tăng +3,43%.
Diễn biến giá trung bình trên các sàn giao dịch tương lai tuần qua sau:
Chủng loại | Giá tuần 2/10 đến 06/10/2023 (USD/tấn) | Giá tuần 9/10 đến 13/10/2023 (USD/tấn) | Thay đổi | |
USD | % | |||
RSS3 SGX | 1.537,20 | 1.584,80 | 47,60 | + 3,09 |
TSR20 SGX | 1.406,80 | 1.441,00 | 34,20 | + 2,43 |
SMR CV | 1.853,60 | 1.916,90 | 63,30 | + 3,41 |
SMR L | 1.832,00 | 1.895,40 | 63,40 | + 3,46 |
SMR10 | 1.413,20 | 1.440,30 | 27,10 | + 1,91 |
SMR20 | 1.408,90 | 1.435,80 | 26,90 | + 1,90 |
Latex | 1.069,34 | 1.106,05 | 36,71 | + 3,43 |
RSS3 JPX | 1.558,36 | 1.631,41 | 73,05 | + 4,68 |
RSS3 Shanghai | 1.914,40 | 1.965,19 | 50,79 | + 2,65 |
2. Giá cao su thị trường giao ngay (Physical):
Giá RSS3 trên thị trường giao ngay tăng giá trong cả tuần. So với giá bình quân tuần trước, giá bình quân RSS3 giao ngay tuần này tăng với mức tăng +74 USD/tấn, tương đương tăng +4,73%.
Giá V20 trên các thị trường giao ngay có diễn biến khác nhau. Giá STR20 tăng giá trong suốt tuần; trong khi giá SMR 20 giữ giá hai phiên đầu tuần trước khi tăng giá cuối tuần. So với tuần trước, giá V20 trên thị trường giao ngay đều tăng, cụ thể: giá STR 20 tăng +3,77%, trong khi giá SMR20 tăng +1,65%, giá SIR20 tăng +1,14%.
Giá Latex tăng giá trong suốt tuần. So với giá bình quân tuần trước, giá bình quân Latex tuần này tăng 34 USD/tấn, tương đương tăng +3,13%.
Diễn biến giá trung bình các sản phẩm cao su trên thị trường giao ngay tuần qua:
Chủng loại | Tuần 2/10 đến 6/10 | Tuần 9/10 đến 13/10 | Thay đổi | % |
RSS3 | 1.566 | 1.640 | 74,00 | 4,73 |
STR20 | 1.468 | 1.523 | 55,33 | 3,77 |
SMR20 | 1.410 | 1.433 | 23,33 | 1,65 |
SIR20 | 1.404 | 1.420 | 16,00 | 1,14 |
USS | 46,80 | 51,28 | 4,48 | 9,58 |
THAI LATEX 60% | 1.086 | 1.120 | 34,00 | 3,13 |
DIỄN BIẾN CỤ THỂ TRÊN CÁC SÀN GIAO DỊCH FUTURE TUẦN QUA
1. Tại Sàn SGX - Singapore (giao dịch kỳ hạn tháng 12/2023)
Giá RSS3 tăng giá trong cả tuần. Phiên đầu tuần giá ở mức 1.537 USD/tấn, sau đó giữ giá ở phiên kế tiếp, tiếp đó
có các phiên điều chỉnh tăng liên tiếp đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh lên mức cao nhất tuần là 1.660 USD/tấn.
Giá TSR 20 tăng giá trong suốt tuần. Đầu tuần ở mức 1.401 USD/tấn, sau đó có các phiên điều chỉnh tăng liên tiếp đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh tăng lên mức cao nhất tuần là 1.495 USD/tấn.
Khối lượng giao dịch chủ yếu vẫn là TSR 20, tăng ở phiên đầu tuần tuần và bật tăng mạnh ở phiên cuối tuần, các phiên còn lại đều giảm. Lượng giao dịch RSS3 vẫn duy trì ở mức thấp.
Nguồn: SGX
2. Giá tham chiếu trên MRB – Malaysia
Giá SMR CV và SMR L có xu hướng tăng giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức 1.882/1.860 USD/tấn, sau đó có các phiên điều chỉnh tăng liên tiếp đến phiên cuối tuần lên mức cao nhất tuần là 1.948/1.926 USD/tấn. (Chi tiết tại Biểu đồ 3)
Giá SMR 10/20 có các phiên điều chỉnh tăng và giảm giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức 1.420,5/1.416 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh giảm giá xuống mức 1.419,5/1.415 USD/tấn, tiếp đó có các phiên điều chỉnh tăng liên tiếp đến phiên cuối tuần giá lên mức cao nhất tuần là 1.472/1.467,5 USD/tấn.
Giá cao su Latex tăng giá trong suốt tuần. Đầu tuần giá ở mức 1.086,4 USD/tấn, sau đó có các phiên điều chỉnh tăng liên tiếp đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh tăng lên mức cao nhất tuần là 1.122,4 USD/tấn. (Chi tiết tại Biểu đồ 4)
Nguồn: MRB
3. Tại Sàn Tocom/Osaka - Nhật Bản (giao dịch kỳ hạn tháng 3/2024)
Giá cao su RSS3 tăng giá trong cả tuần. Đầu tuần giá ở mức là 1.560,8 USD/tấn, sau đó co các phiên điều chỉnh tăng liên tiếp đến phiên cuối tuần giá lên mức cao nhất tuần là 1.715,1 USD/tấn.
Khối lượng giao dịch tăng mạnh ở phiên gần cuối tuần, giảm ở các phiên còn lại.
Nguồn: JPX
4. Tại Sàn Thượng Hải – Trung Quốc (giao dịch kỳ hạn tháng 1/2024)
Giá cao su RSS3 có các phiên điều chỉnh tăng và giảm giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức là 1.921,5 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh giảm giá xuống mức thấp nhất tuần 1.913,3 USD/tấn, tiếp đó có các phiên điều chỉnh tăng liên tiếp đến phiên cuối tuần giá tăng lên mức cao nhất tuần 2.031,3 USD/tấn.
Khối lượng giao dịch giảm ở phiên đầu tuần, các phiên còn lại đều tăng và tăng mạnh nhất ở phiên gần cuối tuần.
Nguồn: Shanghai
DIỄN BIẾN GIÁ CAO SU TRÊN THỊ TRƯỜNG GIAO NGAY CHÂU Á
Diễn biến giá cao su trong hai tuần gần nhất, cụ thể như sau:
NHẬN ĐỊNH XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG CAO SU TRONG NGẮN HẠN
Giá CSTN trong tuần qua có diễn biến tương đồng với nhận định của bản tin thị trường số 30, cụ thể: “trong ngắn hạn, giá CSTN có thể tiếp tục được hưởng lợi từ các thông tin thị trường tích cực từ việc thiếu hụt nguồn cung do điều kiện thời tiết không thuận lợi, Tồn kho Thanh Đảo giảm nhiều tuần liên tiếp và Đồng Dollar vẫn ở mức yếu.” Bên cạnh đó, hoạt động giao dịch diễn biến tăng bất ngờ khi các nhà đầu cơ đẩy mạnh thu mua CSTN do nhận định chính phủ Trung Quốc sẽ bắt đầu tung ra các gói hỗ trợ tài chính để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Trong ngắn hạn, giá CSTN có thể tiếp tục chịu tác động bởi các yếu tố thuận lợi và tiêu cực đan xen nhau, cụ thể:
1. Cung cầu cao su thiên nhiên toàn cầu
Diễn biến thời tiết tiếp tục không thuận lợi do mưa bão tại Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ và Tây Phi đã làm gián đoạn việc khai thác khiến sản lượng CSTN duy trì ở mức thấp.
Trong khi đó,Thái Lan cũng vừa bước vào kỳ nghỉ lễ (mừng sinh nhật vua), vì vậy, các hoạt động liên quan đến chân tay, trong đó có việc khai thác mủ CSTN sẽ được tạm ngưng, càng khiến lượng CSTN tiếp tục duy trì trong tình trạng thiếu hụt.
Đối với số liệu tồn kho: tính đến ngày 6/10/2023, tổng tồn kho cao su thiên nhiên ngoại quan và thương mại tổng hợp tại Thanh Đảo là 714.500 tấn, giảm 32.000 tấn so với kỳ trước.
Bên cạnh đó, Bờ Biển Ngà bất ngờ công bố xuất khẩu trong tháng 9 còn 137.000 tấn, giảm 10% so với tháng trước đó do lượng mưa tăng đột biến ở quốc gia này.
2. Yếu tố Giá dầu
Trên thị trường năng lượng, giá dầu thô Brent giao tháng 12 tại London tăng 4,89 USD/thùng, tương đương tăng 5,7%, chốt ở mức 90,89 USD/thùng. Giá dầu WTI giao sau tại New York tăng 5,8 USD/thùng, chốt ở 87,7 USD/thùng.
Đây là phiên tăng giá mạnh nhất của dầu thô kể từ ngày 1/12/2022. Cả tuần, giá dầu WTI tăng 4%, đánh dấu tuần tăng nhất kể từ tuần kết thúc vào ngày 1/9.
Thị trường dầu vẫn đang bất an về cuộc xung đột giữa Israel và Hamas, đặc biệt lo ngại về khả năng lực lượng Hezbollah do Iran hậu thuẫn dính líu vào xung đột này. Trung Đông, nơi căng thẳng đang diễn ra, là khu vực chiếm hơn 1/3 thương mại dầu lửa đường biển trên toàn cầu.
Mới đây, Qatar đã công bố sẽ tạm ngưng cung cấp dầu ra thị trường như một động thái nhằm ủng hộ chính quyền Palestine. Thông tin này có thể trực tiếp ảnh hưởng đến giá nhiên liệu trên thế giới trong thời gian tới.
Trong trường hợp thiếu nguồn cung dầu đột ngột, phản ứng của IEA bao gồm các nước thành viên sẽ giải phóng kho dự trữ khẩn cấp và/hoặc thực hiện các biện pháp hạn chế nhu cầu.
Trong khi đó, bất chấp những dấu hiệu ban đầu về sự xói mòn nhu cầu, mức tiêu thụ nhiên liệu thế giới vẫn trên đà tăng 2,3 triệu thùng/ngày trong năm nay lên mức kỷ lục 101,9 triệu thùng/ngày, chủ yếu là do nhu cầu từ Trung Quốc thúc đẩy. Nhưng theo báo cáo của IEA, tồn kho dự kiến sẽ giảm mạnh trong quý này.
Trong một diễn biến khác, Mỹ vào hôm thứ Năm thắt chặt lệnh trừng phạt đối với xuất khẩu dầu thô của Nga, theo đó áp hạn chế lên hai công ty vận tải biển mà Washington cho là vi phạm quy định về trần giá mà nhóm 7 nền công nghiệp phát triển (G7) áp lên dầu thô Nga. Theo một số nguồn tin, xuất khẩu dầu thô của Nga vẫn tăng thời gian gần đây, dù nước này đang thực thi kế hoạch cắt giảm sản lượng khai thác dầu và bị Mỹ áp lệnh trừng phạt.
3. Tình hình kinh tế Mỹ và chính sách của FED
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (13/10), khi giá dầu thô tăng vọt và một báo cáo cho thấy kỳ vọng lạm phát của người tiêu dùng Mỹ tăng. Phố Wall khép lại một tuần giao dịch đầy biến động, nhưng vẫn đạt thành quả tăng cả tuần.
Lúc đóng cửa, chỉ số S&P 500 giảm 0,5%, còn 4.327,78 điểm. Chỉ số Nasdaq sụt 1,23%, còn 13.407,23 điểm. Riêng chỉ số Dow Jones tăng 39,15 điểm, tương đương tăng 0,12%, đạt 33.670,29 điểm.
Tính cả tuần, S&P 500 tăng 0,45%, đánh dấu tuần tăng thứ hai liên tiếp. Dow Jones tăng 0,79%, trong khi Nasdaq giảm 0,18%.
Một “cú bồi” khác đối với các chỉ số diễn ra khi giá dầu thô tăng vọt vì lo ngại rằng xung đột vũ trang giữa Israel và lực lượng Hamas của Palestine có thể đẩy căng thẳng địa chính trị leo thang và lan rộng ở Trung Đông. Việc giá dầu tăng mạnh làm gia tăng mối lo về lạm phát, củng cố khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải giữ lãi suất cao hơn lâu hơn.
Phiên này chứng kiến nhà đầu tư mua mạnh các tài sản an toàn để phòng ngừa rủi ro địa chính trị. Giá vàng và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ cùng tăng, trong đó giá vàng giao sau trên sàn COMEX ở New York tăng hơn 3,1% - đánh dấu phiên tăng mạnh nhất kể từ đầu tháng 12 năm ngoái.
Tuy giảm, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ vẫn đang ở mức cao, vì các báo cáo lạm phát Mỹ công bố trong tuần này đều cho thấy lạm phát giảm chậm và còn cách xa mục tiêu 2% của Fed. Sự dai dẳng của lạm phát khiến nhà đầu tư chưa thể loại trừ hoàn toàn khả năng Fed còn phải tăng lãi suất thêm một lần nữa, đồng thời tin rằng Fed sẽ phải giữ lãi suất cao trong thời gian lâu hơn cho tới khi thực sự đạt được mục tiêu lạm phát 2%.
4. Đồng Dollar Mỹ
Phiên ngày thứ Sáu, chỉ số Dollar Index đo sức mạnh đồng USD so với một rổ gồm 6 đồng tiền chủ chốt khác chốt phiên vẫn ở mức cao 106.67 tăng 0.07(0.07). Đồng Dollar mạnh thường không hỗ trợ cho thị trường hàng hoá và cao su cũng vậy.
5. Tình hình kinh tế Trung Quốc
Thị trường Trung Quốc mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ Tuần lễ Vàng trong bối cảnh thị trường toàn cầu không chắc chắn, điều này có thể làm giảm sự lạc quan sau sự bùng nổ chi tiêu trong nước.
Rất nhiều điều đã xảy ra ở nước ngoài trong khi thị trường Trung Quốc trải qua kỳ nghỉ lễ dài ngày. Các tài sản rủi ro bị ảnh hưởng khi mối lo ngại mới về lãi suất cao hơn trong thời gian dài của Mỹ đã thúc đẩy đợt bán tháo trái phiếu Kho bạc lan rộng khắp thị trường toàn cầu, trong khi diễn biến mới tại Trung Đông tạo thêm những nghi ngại mới. Tuy nhiên, ở khía cạnh nội địa, việc doanh thu du lịch từ kỳ nghỉ lễ tăng vọt so với cùng kỳ năm trước làm tăng thêm kỳ vọng rằng nền kinh tế Trung Quốc có thể đã chạm đáy.
Trung Quốc đang tính bơm thêm ít nhất 1 nghìn tỷ nhân dân tệ, tương đương khoảng 137 tỷ USD, tiền kích cầu vào nền kinh tế bằng vốn vay thông qua phát hành trái phiếu, chấp nhận tăng thâm hụt ngân sách – theo nguồn tin tiết lộ với hãng tin Bloomberg. Bắc Kinh đi đến cân nhắc này trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế diễn ra ì ạch, có khả năng không đạt mục tiêu cả năm.
Một nguồn tin nói rằng số tiền kích cầu nói trên sẽ được rót vào các dự án đầu tư hạ tầng và sẽ khiến thâm hụt ngân sách của Chính phủ Trung Quốc vượt xa giới hạn 3% tổng sản phẩm trong nước (GDP) đưa ra hồi tháng 3 năm nay. Kế hoạch kích cầu này có thể được công bố ngay trong tháng 10, nhưng nói thêm rằng việc bàn bạc vẫn đang diễn ra và kế hoạch có thể thay đổi.
Ý định kích cầu cho thấy mối lo ngại ngày càng lớn của các nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc về tình hình sức khoẻ của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Đây cũng sẽ là một sự dịch chuyển lập trường của Bắc Kinh vì cho tới hiện tại, họ vẫn tránh sử dụng tới các biện pháp kích cầu trên diện rộng bất chấp cuộc khủng hoảng bất động sản ngày càng xấu đi và áp lực giảm phát gia tăng khiến mục tiêu tăng trưởng 5% của năm 2023 bị đặt vào thế rủi ro.
Về phần mình, Chính phủ Trung Quốc từ lâu đã cố gắng giữ thâm hụt ngân sách chính thức - không bao gồm vay nợ qua trái phiếu đặc biệt và các công cụ tài chính của chính quyền địa phương - ở mức dưới 3% GDP, một phần nhằm mục đích kiểm soát rủi ro tài chính. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các tổ chức nghiên cứu thuộc nhà nước và các chuyên gia kinh tế của các công ty toàn cầu đã tăng cường kêu gọi Trung Quốc nới lỏng giới hạn thâm hụt ngân sách, vì áp lực tài khoá ngày càng tăng trong một nền kinh tế tăng trưởng ngày càng chậm lại.
Giao dịch sôi động trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải tuần qua dường như do các nhà đầu tư dự đoán sẽ một đợt giao dịch quy mô lớn của các Quỹ đầu tư do nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn như một phần của sáng kiến lớn nhằm củng cố thị trường vốn đang bị thắt chặt của đất nước.
Tóm lại, trong ngắn hạn, giá CSTN có thể tiếp tục được hưởng lợi từ các thông tin thị trường tích cực từ việc thiếu hụt nguồn cung do điều kiện thời tiết không thuận lợi và kỳ nghỉ lễ mừng sinh nhật nhà Vua của Thái Lan, Tồn kho Thanh Đảo giảm nhiều tuần liên tiếp và đặc biệt là các tín hiệu mạnh mẽ về sự phục hồi của Trung Quốc. Tuy nhiên, việc giá dầu bật tăng trở lại do nguồn cung bị hạn chế và nguy cơ xung đột giữa Israel và Palestin đang tiếp tục leo thang sẽ là nguyên nhân kiềm hãm giá CSTN trong thời gian tới.
CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN
1. Thông tin từ thị trường Trung Quốc và các khu vực khác
- Theo số liệu do Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố ngày 13/10, Trung Quốc đã nhập khẩu tổng cộng 627.000 tấn cao su tự nhiên và tổng hợp (bao gồm cả mủ latex) trong tháng 9/2023, giảm 3,7% so với 651.000 tấn cùng kỳ năm 2022. Từ tháng 1 đến tháng 9, Trung Quốc nhập khẩu tổng cộng 5,915 triệu tấn cao su tự nhiên và tổng hợp (bao gồm cả mủ latex), tăng 13,4% so với 5,218 triệu tấn cùng kỳ năm 2022.
- Dữ liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc cho thấy trong tháng 9, sản xuất và bán ô tô của nước này tiếp tục tăng trưởng, cả sản lượng và doanh số đều đạt mức cao kỷ lục trong cùng kỳ trong lịch sử. Trong tháng 9, sản xuất và bán ô tô lần lượt đạt 2,85 triệu chiếc và 2,858 triệu chiếc, tăng 10,7% so với tháng trước và tăng lần lượt là 6,6% và 9,5% so với cùng kỳ năm 2022.
- Tính đến ngày 6 tháng 10 năm 2023, tổng tồn kho cao su thiên nhiên ngoại quan và thương mại tổng hợp tại Thanh Đảo là 714.500 tấn, giảm 32.000 tấn so với kỳ trước.
2. Giá dầu thô
- Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần, giá dầu đã tăng gần 6%, trong đó giá dầu Brent đạt mức tăng hằng tuần cao nhất kể từ tháng 2, do các nhà đầu tư tính đến khả năng xung đột ở Trung Đông có thể mở rộng khi Israel bắt đầu các cuộc tấn công trên bộ vào Dải Gaza.
- Giá dầu thô Brent kỳ hạn tăng lên mức 90,89 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI của Mỹ cũng tăng lên mức 87,69 USD/thùng.
Biểu đồ 9
Nguồn: Bloomberg
3. Giá Ngoại tệ
- Tỷ giá ngày 13/10/2023 giảm xuống mức 24.275 đồng/USD.
Nguồn: Ngân hàng CPTM ngoại thương (VCB)
Nguồn : Ngân hàng BNM Malaysia
Nguồn : exchangerates.org.uk
Nguồn : exchangerates.org.uk
LỜI CÁM ƠN
Ban biên Tập bản tin thị trường của Ban Thị trường Kinh doanh chân thành cảm ơn Hiệp hội các quốcgia sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) đã cung cấp thông tin cập nhật thường xuyên, kịp thời thông qua tổ thư ký thành viên ANRPC và Hiệp hội cao su Việt Nam.
Cảm ơn các Công ty thành viên của Tập Đoàn cao su Việt Nam đã cung cấp thông tin thị trường vàgiao dịch trong nước góp phần phong phú thêm cho nội dung bản tin cũng như cổ vũ và ủng hộ bản tin ngày càng chất lượng hơn.
KHUYẾN CÁO
“Bản tin thị trường của Ban Thị trường kinh doanh (VRG) được biên tập dự trên các nguồn tài liệu chính thức như:
2. Bản tin chỉ cung cấp cho lãnh đạo Tập Đoàn và các đơn vị Cty thành viên để theo dõi xu hướng của thị trường và chỉ được lưu hành nội bộ.
Một số phân tích và nhận định trong bản tin chỉ có tính tham khảo. Cá nhân tổ chức trong Tập Đoàn được chia sẻ bản tin này có thể sử dụng để có phân tích và nhận định riêng. VRG không chịu trách nhiệm việc sử dụng bản tin cho quyết định kinh doanh của tổ chức cá nhân cũng như không chịu trách nhiệm việc chia sẻ bản tin này cho các tổ chức, cá nhân không có trong danh mục được chia sẻ.“
3. VRG nghiêm cấm việc sử dụng, và mọi sự in ấn, sao chép hay xuất bản toàn bộ hay từng phần bản Báo cáo này vì bất kỳ mục đích gì mà không có sự chấp thuận của VRG.