TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CAO SU THẾ GIỚI TUẦN QUA
Giá CSTN trên các sàn giao dịch kỳ hạn và thị trường giao ngay tuần qua có diễn biến không tương đồng nhau nhưng đều theo xu hướng tăng. Một số nguyên nhân được các nhà phân tích nhận định, cụ thể như sau:
- Yếu tố tích cực:
- Nguồn cung tiếp tục khan hiếm khi khu vực Hải Nam Trung Quốc, Lào và Việt Nam do ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi và tình hình thời tiết không thuận lợi tại Thái Lan.
- Nguồn cung trong mùa sản xuất cao điểm năm nay được các chuyên gia dự kiến sẽ kém hơn so với mùa cao điểm trong những năm trước.
- Lượng tồn kho tại Thanh Đảo (Trung Quốc) tiếp tục giảm so với tuần trước.
- Đồng đô la đã giảm giá do kỳ vọng ngày càng tăng về việc cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang.
- Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đã cắt giảm lãi suất 60 điểm cơ bản (0,60%) xuống còn 3,65% (Từ 4,25%) trong cuộc họp chính sách hôm 12 tháng 9. Chi phí đi vay giảm có thể thúc đẩy đà phục hồi kinh tế và có triển vọng thúc đâỷ nhu cầu cao su thiên nhiên từ khu vực này.
- Yếu tố tiêu cực:
- Nhu cầu vẫn yếu lo ngại mới về khả năng suy thoái kinh tế của Hoa Kỳ và sự yếu kém dai dẳng trong lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc.
- Đồng Yen tăng mạnh do USD suy giảm có thể ảnh hướng giá CSTN trên JPX.
- Quyết định tăng thuế áp lên tăng thuế mạnh đối với các hàng hóa quan trọng bao gồm EV, chất bán dẫn, pin và pin năng lượng Mặt Trời từ Trung Quốc sẽ dẫn tới những động thái đáp trả của Trung Quốc khiến cho xung đột thương mại tiếp tục leo thang.
1. Giá giao dịch cao su kỳ hạn (Future):
Giá RSS3 trên các sàn giao dịch có diễn biến không tương đồng nhau. Giá trên SGX giảm giá từ đầu tuần đến phiên giữa tuần trước khi quay đầu tăng giá ở hai phiên cuối tuần; giá trên sàn JPX có diễn biến răng cưa trong tuần; giá trên sàn Shanghai tăng giá ở hai phiên đầu tuần, giảm giá ở phiên giữa tuần và tăng giá trở lại ở hai phiên cuối tuần. So với giá bình quân tuần trước, giá RSS3 trên các sàn tuần này đều tăng, cụ thể: giá trên trên sàn SGX tăng +1,54%, trên sàn JPX tăng +2,62 %, giá trên sàn Shanghai tăng +3,07%.
Giá TSR 20 trên SGX và giá tham chiếu SMR10/20 trên MRB có diễn biến không tương đồng nhau. Giá TSR 20 giảm giá từ đầu tuần đến phiên giữa tuần trước khi quay đầu tăng giá ở hai phiên cuối tuần; giá SMR10/20 tăng giá ở hai phiên đầu tuần sau đó quay đầu giảm ở hai phiên kế tiếp trước khi tăng giá trở lại ở phiên cuối tuần. So với tuần trước, giá bình quân của TSR20 và giá SMR10/20 tuần này đều tăng, cụ thể: giá TSR 20 tăng +3,31%, giá tham chiếu SMR10/20 tăng +2,73%/+2,76%.
Đối với giá tham chiếu CV, L và Latex trên MRB có diễn biến tăng giá từ đầu tuần đến cuối tuần. So với tuần trước, giá các sản phẩm CV, L và Latex đều tăng, cụ thể: giá CV tăng +1,71%; giá L tăng +1,73%; Latex tăng +1,98%.
Diễn biến giá trung bình trên các sàn giao dịch tương lai tuần qua sau:
2. Giá cao su thị trường giao ngay (Physical):
Giá RSS3 trên thị trường giao ngay có xu hướng tăng giá trong tuần. So với tuần trước, giá bình quân RSS3 giao ngay tuần này tăng +38,92 USD/tấn, tương đương tăng +1,45%.
Giá V20 trên các thị trường giao ngay có diễn biến không tương đồng nhau. Giá TSR20 tăng giá từ đầu tuần đến phiên giữa tuần sau đó giảm giá ở phiên gần cuối tuần trước khi tăng giá trở lại ở phiên cuối tuần; giá SMR20 tăng giá ở hai phiên đầu tuần sau đó quay đầu giảm giá ở hai phiên kế tiếp trước khi tăng giá trở lại ở phiên cuối tuần. So với tuần trước, giá bình quân giá STR 20 tăng +1,36%, giá SMR 20 tăng +2,77%.
Giá Latex trên thị trường giao ngay sau phiên đầu tuần giá giảm ở phiên thứ hai sau đó quay đầu tăng giá đến cuối tuần. So với tuần trước, giá bình quân Latex tăng +42,17 USD/tấn tương đương tăng +2,75%.
Diễn biến giá trung bình các sản phẩm cao su trên thị trường giao ngay tuần qua:
DIỄN BIẾN CỤ THỂ TRÊN CÁC SÀN GIAO DỊCH FUTURE TUẦN QUA
1. Tại Sàn SGX - Singapore (giao dịch kỳ hạn tháng 11/2024):
Giá RSS3 có các phiên điều chỉnh tăng và giảm giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức 2.553 USD/tấn, sau đó có các phiên điều chỉnh giảm liên tiếp giá xuống mức thấp nhất tuần là 2.544 USD/tấn, tiếp đó có phiên điều chỉnh tăng và đến phiên cuối tuần giá tăng lên mức cao nhất tuần là 2.612 USD/tấn.
Giá TSR 20 có các phiên điều chỉnh tăng và giảm giá trong tuần. Phiên đầu giá ở mức 1.844 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh giảm giá xuống mức 1.826 USD/tấn, tiếp đó có phiên điều chỉnh tăng đến phiên cuối tuần tăng lên là 1.861 USD/tấn.
Khối lượng giao dịch chủ yếu vẫn là TSR 20, tăng ở phiên đầu tuần và bật tăng mạnh ở phiên gần cuối tuần, các phiên còn lại đều giảm. Lượng giao dịch RSS3 vẫn duy trì ở mức thấp.
Biểu đồ 1 Biểu đồ 2
Nguồn: SGX
2. Giá tham chiếu trên MRB – Malaysia:
Giá SMR CV và SMR L xu tăng giá trong cả tuần. Phiên đầu tuần giá ở mức 2.634/2.610,5 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh tăng liên tiếp đến phiên cuối tuần lên mức 2.699/2.675,5 USD/tấn. (Chi tiết tại Biểu đồ 3).
Giá SMR 10/20 có các phiên điều chỉnh tăng và giảm giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức 1.867/1.855,5 USD/tấn, sau đó có phiên điều điều chỉnh tăng giá lên mức 1.918/1.906 USD/tấn, sau đó có phiên điều điều chỉnh giảm liên tiếp giá xuống mức 1.889/1877 USD/tấn, đến phiên cuối tuần giá tăng lên mức cao nhất tuần là 1.825,5/1.914 USD/tấn.
Giá cao su Latex tăng giá trong cả tuần. Đầu tuần giá ở mức 1.528,2 USD/tấn, sau đó có các phiên điều chỉnh tăng liên tiếp đến phiên cuối tuần giá tăng lên mức cao nhất tuần là 1.565,5 USD/tấn. (Chi tiết tại Biểu đồ 4)
Biểu đồ 3 Biểu đồ 4
Nguồn: MRB
3. Tại Sàn Tocom/Osaka - Nhật Bản (giao dịch kỳ hạn tháng 02/2025):
Giá cao su RSS3 có diễn biến răng cưa trong tuần. Đầu tuần giá ở mức 2.498 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh tăng giá lên mức 2.532 USD/tấn, tiếp đó có phiên điều chỉnh giảm giá xuống mức thấp nhất tuần là 2.495,8 USD/tấn, kế tiếp có phiên điều chỉnh tăng giá liên mức cao nhất tuần là 2.566 USD/tấn, đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh giảm xuống mức 2.530,6 USD/tấn.
Khối lượng giao dịch tăng ở phiên giữa tuần, giảm ở các phiên còn lại.
Biểu đồ 5 Biểu đồ 6
Nguồn: JPX
4. Tại Sàn Thượng Hải – Trung Quốc (giao dịch kỳ hạn tháng 01/2025) :
Giá cao su RSS3 có các phiên điều chỉnh tăng và giảm giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức là 2.334,2,6 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh tăng giá lên mức 2.356,7 USD/tấn, tiếp đó có phiên điều chỉnh giảm giá xuống mức 2.355,2 USD/tấn, tiếp đó phiên điều chỉnh tăng và đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh tăng lên mức cao nhất tuần là 2.403,6 USD/tấn.
Khối lượng giao dịch tăng ở phiên đầu tuần và phiên gần cuối tuần, các phiên khác giao dịch giảm.
Biểu đồ 7 Biểu đồ 8
Nguồn: Shanghai
DIỄN BIẾN GIÁ CAO SU TRÊN THỊ TRƯỜNG GIAO NGAY CHÂU Á
Diễn biến giá cao su trong hai tuần gần nhất, cụ thể như sau:
NHẬN ĐỊNH XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG CAO SU TRONG NGẮN HẠN
Giá CSTN trên thị trường kỳ hạn và giao ngay trong tuần qua theo tiếp tục duy trì đà tăng trong tuần do lo ngại thiếu hụt nguồn cung do hậu quả nặng nề từ siêu bão Yagi và đồng Dollar Mỹ giảm mạnh nhất kể từ tháng 10/2024.
Trong ngắn hạn, giá CSTN có thể sẽ còn chịu tác động từ các yếu tố tích cực và tiêu cực, cụ thể:
1. Cung cầu cao su thiên nhiên toàn cầu:
Nguồn cung cao su trong nước tại Trung Quốc dự kiến sẽ vẫn bị gián đoạn trong thời gian tới do sự tàn phá do siêu bão 'Yagi' gây ra khi tấn công vùng trồng cao su truyền thống của nước này là Hải Nam. Vùng Hải Nam chiếm gần 45% tổng sản lượng cao su trong nước của Trung Quốc có lượng sản xuất đạt 375.000 tấn cao su tự nhiên vào năm 2023.
Nguồn cung thế giới dự kiến sẽ cải thiện từ bây giờ trở đi cho đến tháng 1/2025 nhờ yếu tố theo mùa. Tuy nhiên, các chuyên gia dự đoán nguồn cung năm nay sẽ thấp hơn bất thường so với mọi năm.
Báo cáo từ Bờ Biển Nga, trong 8 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cao su của Bờ Biển Ngà đạt tổng cộng 919.240 tấn, giảm 4,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong khi đó, tính đến ngày 8/9/2024, tổng tồn kho cao su thiên nhiên tại Thanh Đảo là 442.200 tấn, tiếp tục giảm 13.000 tấn hay giảm -2,84% so với kỳ trước.
2. Yếu tố giá Dầu:
Trên thị trường năng lượng, giá dầu thô Brent giao sau tại London giảm 0,36 USD/thùng, tương đương giảm 0,5%, còn 71,61 USD/thùng. Giá dầu WTI giao sau tại New York giảm 0,32 USD/thùng, tương đương giảm 0,5%, còn 68,65 USD/thùng.
Giá dầu thô đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12/2021 sau dữ liệu của Trung Quốc 10/9 cho thấy lượng dầu nhập khẩu vào Trung Quốc đã giảm trong tháng thứ ba liên tiếp. Dữ liệu yếu đã làm dấy lên mối lo ngại mới về nhu cầu dầu thô tại Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới. Những lo ngại mới về khả năng leo thang xung đột thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc cũng đã góp phần vào đợt bán tháo mạnh trên thị trường tương lai dầu thô
Trong bối cảnh như vậy, giá dầu có thể sẽ không giữ được đà tăng có được trong tuần qua do mối lo về ảnh hưởng của bão đối với hoạt động sản xuất dầu ở Vịnh Mexico. Tính cả tuần, giá dầu Brent tăng khoảng 0,8% và giá dầu WTI tăng khoảng 1,4%.
Vì vậy, tuần qua, nhóm các nhà sản xuất dầu OPEC+ đã đồng ý hoãn kế hoạch tăng sản lượng 180.000 thùng/ngày kể từ tháng 10 và trong hai tháng để ứng phó với tình hình giá dầu thô giảm mạnh.
Cũng trong tuần qua, cả Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đều hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu trên cơ sở mối lo về sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc - nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới. Việc cập nhật dự báo này đã gây sức ép mất giá lên dầu.
3. Tình hình kinh tế Mỹ và các thông tin về FED:
Tính cả tuần, S&P 500 tăng 4% và Nasdaq tăng 5,9%, đánh dấu tuần tăng tốt nhất từ đầu năm đến nay của mỗi chỉ số. Dow Jones tăng 2,6% trong tuần.
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Hoa Kỳ (tức là số người Mỹ mới nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp do chính phủ cung cấp) tăng nhẹ trong tuần với con số 230.000 đơn xin trợ cấp mới trong tuần, nhiều hơn 227.000 đơn mà các nhà phân tích dự kiến
Trong đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng thấp nhất kể từ tháng 2/2021.
Bên cạnh đó, chỉ số giá sản xuất (PPI) của Hoa Kỳ bất ngờ tăng tốc vào tháng 8. Chỉ số PPI trong tháng 8 tăng 0,2% so với tháng trước, nhanh hơn mức 0,1% mà các nhà phân tích dự kiến. Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo lường sự thay đổi về giá hàng hóa ở mức của nhà sản xuất. PPI là chỉ báo hàng đầu về lạm phát tiêu dùng.
Các chỉ số chứng khoán trung bình của Hoa Kỳ đóng cửa cao hơn vào ngày 12/9 khi hy vọng ngày càng tăng về việc Cục Dự trữ Liên bang cắt giảm lãi suất sâu hơn và sự sụt giảm của đồng đô la Mỹ đã thúc đẩy tâm lý nhà đầu tư. Một đợt tăng giá rộng rãi của các cổ phiếu công nghệ cũng đã góp phần vào mức tăng của các chỉ số trung bình chính của Phố Wall vào ngày hôm qua. Các chỉ số lạm phát trong tuần này cho thấy lạm phát ở Mỹ tiếp tục xu hướng giảm, mở đường cho Fed hạ lãi suất.
4. Đồng đô la Mỹ và Yên Nhật
Chỉ số Dollar được giao dịch ở mức 101.11 vào lúc đóng cửa ngày 13/9
Trong khi đó, Đồng yên Nhật tiếp tục tăng giá và đạt mức cao nhất trong tám tháng so với đồng đô la Mỹ khi Ngân hàng Nhật Bản báo hiệu sẽ tăng thêm lãi suất. Đồng tiền Nhật Bản cũng được hỗ trợ bởi dữ liệu GDP mới nhất cho thấy sự phục hồi kinh tế đáng khích lệ. Nền kinh tế Nhật Bản đã tăng trưởng với tốc độ 2,9% trong quý 2 năm nay. Đồng yên Nhật tiếp được giao dịch ở mức 140.764 đổi một đô la. Đồng yên mạnh hơn thường gây áp lực giảm giá lên các hợp đồng tương lai RSS-3 được giao dịch tại JPX.
5. Tình hình kinh tế Trung Quốc:
Dữ liệu thương mại của Trung Quốc 10/9 cho thấy sự tăng tốc bất ngờ trong xuất khẩu của Trung Quốc vào tháng 8 đã mang lại sự lạc quan về nền kinh tế Trung Quốc và triển vọng nhu cầu cao su tự nhiên từ nước này.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư lo ngại rằng xung đột thương mại có thể leo thang hơn nữa tùy thuộc vào kết quả của cuộc bầu cử tại Mỹ. Cụ thể hơn, người ta lo ngại rộng rãi rằng Hoa Kỳ và các quốc gia khác ở phương Tây sẽ đưa ra thêm các rào cản thương mại nhắm vào các doanh nghiệp Trung Quốc. Chính phủ Mỹ trong tháng 5/2024 đã thông báo tăng thuế mạnh đối với các hàng hóa quan trọng bao gồm EV, chất bán dẫn, pin và pin năng lượng Mặt Trời, gây ra phản ứng mạnh từ phía Trung Quốc.
Các động thái của Chính phủ Mỹ không chỉ dừng lại ở công nghệ năng lượng xanh mà còn ảnh hưởng đến các loại hàng hóa như cần cẩu và những sản phẩm y tế. Trong số các sản phẩm y tế, Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai cho biết sẽ nâng thuế đối với khẩu trang y tế lên 50%, cao hơn mức đề xuất ít nhất là 25%, nhưng lùi việc áp dụng đến năm 2026, để có thời gian tìm các nhà cung cấp mới.
Tóm lại, trong ngắn hạn giá CSTN có thể tiếp tục được hỗ trợ sự thiếu hụt nguyên liệu sau cơn bao Yagi vào Trung Quốc, Việt Nam, Lào và Đông Bắc Thái Lan; đồng Dollar Mỹ tiếp tục giảm so với các loại đồng tiền khác và kỳ vọng FED sẽ cắt giảm lãi suất trong tháng 9. Tuy nhiên, việc giá dầu tiếp tục giảm mạnh nhất kể từ tháng 12/2021 và chưa có dấu hiệu dừng lại, lo ngại về xung đột giữa Mỹ - Trung Quốc và việc Trung Quốc sẽ nghỉ lễ Quốc khánh vào đầu tháng 10/2024 sẽ là rào cản kiềm hãm giá CSTN trong thời gian tới.
CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN
1. Thông tin từ thị trường Trung Quốc và các khu vực khác:
- Theo số liệu do Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố vào ngày 10 tháng 9, Trung Quốc đã nhập khẩu tổng cộng 616.000 tấn cao su tự nhiên và tổng hợp (bao gồm cả mủ cao su) vào tháng 8 năm 2024, so với 648.000 tấn cùng kỳ năm 2023. Từ tháng 1 đến tháng 8, Trung Quốc nhập khẩu tổng cộng 4,514 triệu tấn cao su tự nhiên và tổng hợp (bao gồm cả latex), giảm 14,6% so với 5,287 triệu tấn cùng kỳ năm 2023.
- Theo dữ liệu mới nhất do Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc công bố, trong tháng 8, sản xuất và bán ô tô của Trung Quốc lần lượt đạt 2,492 triệu và 2,453 triệu xe, tăng lần lượt 9% và 8,5% so với tháng trước và giảm lần lượt là 3,2% và 5% so với cùng kỳ năm 2023.
2. Giá Dầu thô:
- Giá xăng dầu thế giới giảm 0,5% ở phiên giao dịch cuối cùng nhưng ghi nhận mức tăng tuần khi sản lượng dầu thô tại Vịnh Mexico của Mỹ đã phục hồi sau cơn bão Francine và dữ liệu cho thấy số lượng giàn khoan của Mỹ tăng trong tuần.
- Giá dầu Brent giảm xuống mức 71,61 USD/thùng. Giá dầu WTI của Mỹ giảm xuống mức 68,65 USD/thùng.
Biểu đồ: 10
Nguồn: Bloomberg
3. Giá Ngoại tệ:
- Tỷ giá ngày 13/9/2024 giảm xuống mức 24.390 đồng/USD.
Nguồn: Ngân hàng CPTM ngoại thương (VCB)
Nguồn : Ngân hàng BNM Malaysia
Nguồn : exchangerates.org.uk
Nguồn : exchangerates.org.uk
Ghi chú
- Thông tin cập nhật từ các sàn giao dịch future.
- Báo cáo định kỳ của Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su (ARNPC)
- Bản tin định kỳ của Hiệp Hội cao su Việt Nam.
- Các thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh, thu mua cung cấp từ các đơn vị thành viên của Tập Đoàn.
- ...
2. Bản tin chỉ cung cấp cho lãnh đạo Tập Đoàn và các đơn vị Cty thành viên để theo dõi xu hướng của thị trường và chỉ được lưu hành nội bộ.