• 236 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Xuân Hòa, Tp. Hồ Chí Minh
  • (84-8) 39 327 341

TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CAO SU THẾ GIỚI TUẦN QUA

     Giá CSTN trên các sàn giao dịch kỳ hạn và thị trường giao ngay tuần qua có diễn biến không tương đồng nhau nhưng đều theo xu hương tăng khá mạnh. Một số nguyên nhân được các nhà phân tích nhận định, cụ thể như sau:

  • Yếu tố tích cực:
  1. Sản lượng cao su tự nhiên tại Thái Lan, Việt Nam, Lào, Myanmar bị ảnh hưởng nặng nề bởi lượng mưa và lũ lụt theo mùa lớn bất thường
  2. nguồn cung CSTN thấp bất thường tại các nước xuất khẩu chính ở Đông Nam Á, làm gia tăng lo ngại về tình trạng thiếu hụt trong những tháng tới
  3. Tổng lượng tồn kho cao su tự nhiên tại các kho ở Thanh Đảo hiện đã giảm xuống mức thấp bất thường là 400.000 tấn. Lượng này chỉ có thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc trong một tháng
  4. Đồng đô la Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong 14 tháng sau khi Cục Dự trữ Liên bang đã cắt giảm lãi suất 0.5% nhiều hơn dự kiến 0.25%.
  5. iv. Giá dầu thế giới tuần qua phục hồi trở lại sau khi những tác động liên tục của cơn bão Francine đối với sản lượng tại Vịnh Mexico của Mỹ và các bất ổn tại khu vực Trung Đông.
            • Yếu tố tiêu cực:
            1. Việc cắt giảm lãi suất quá mức đã làm dấy lên nỗi lo ngại về tình hình kinh tế Mỹ.
            2. ii. Một loạt dữ liệu kinh tế của Trung Quốc đã làm tăng thêm lo ngại về sự phục hồi kinh tế yếu kém của Trung Quốc
            3. Giá giao dịch vào đêm thứ 6 (20/9) giảm mạnh do diễn biến chốt lời của một số các nhà đầu tư trên sàn giao dịch Thượng Hải

                 1. Giá giao dịch cao su kỳ hạn (Future):

                     Giá RSS3 trên các sàn giao dịch có diễn biến không tương đồng nhau. Giá trên SGX có diễn biến răng cưa trong tuần; giá trên sàn JPX tăng đến giữa tuần trước khi giảm giá trở lại ở hai phiên cuối tuần; giá trên sàn Shanghai sau kỳ nghỉ lễ giá tăng từ giữa tuần đến cuối tuần. So với giá bình quân tuần trước, giá RSS3 trên các sàn tuần này đều tăng, cụ thể: giá trên trên sàn SGX tăng +4,07%, trên sàn JPX tăng +3,4 %, giá trên sàn Shanghai tăng +6,6%.

                     Giá TSR20 trên SGX và giá tham chiếu SMR10/20 trên MRB có diễn biến không tương đồng nhau. Giá TSR20 có diễn biến răng cưa trong tuần; giá SMR10/20 tăng giá trong cả tuần. So với tuần trước, giá bình quân của TSR20 và giá SMR10/20 tuần này đều tăng, cụ thể: giá TSR 20 tăng +5,42%, giá tham chiếu SMR10/20 tăng +6,67%/+6,69%.

                     Đối với giá tham chiếu CV, L và Latex trên MRB có diễn biến tăng giá trong cả tuần. So với tuần trước, giá các sản phẩm CV, L và Latex đều tăng, cụ thể: giá CV tăng +4,5%; giá L tăng +4,51%; Latex tăng +4,79%.

                     Diễn biến giá trung bình trên các sàn giao dịch tương lai tuần qua sau:

                2. Giá cao su thị trường giao ngay (Physical):

                    Giá RSS3 trên thị trường giao ngay tăng giá trong cả tuần. So với tuần trước, giá bình quân RSS3 giao ngay tuần này tăng +145,96 USD/tấn, tương đương tăng +5,36%.

                    Giá V20 trên các thị trường giao ngay có diễn biến tương đồng nhau khi tăng giá trong cả tuần. So với tuần trước, giá bình quân giá STR 20 tăng +3,18%, giá SMR 20 tăng +5,49%.

                    Giá Latex trên thị trường giao ngay sau phiên đầu tuần giá giảm ở phiên thứ hai sau đó quay đầu tăng giá đến cuối tuần. So với tuần trước, giá bình quân Latex tăng +63,14 USD/tấn tương đương tăng +4,01%.

                    Diễn biến giá trung bình các sản phẩm cao su trên thị trường giao ngay tuần qua:

                 

                DIỄN BIẾN CỤ THỂ TRÊN CÁC SÀN GIAO DỊCH FUTURE TUẦN QUA

                1. Tại Sàn SGX - Singapore (giao dịch kỳ hạn tháng 11/2024):

                     Giá RSS3 có các phiên điều chỉnh tăng và giảm giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức 2.664 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh tăng giá lên mức cao nhất tuần là 2.691 USD/tấn, tiếp đó có phiên điều chỉnh giá xuống mức 2.685 USD/tấn, kế tiếp đó có phiên điều chỉnh tăng gia lên mức 2.690 USD/tấn, đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh giảm xuống mức thấp nhất tuần là 2.612 USD/tấn.

                     Giá TSR 20 có các phiên điều chỉnh tăng và giảm giá trong tuần. Phiên đầu giá ở mức 1.894 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh tăng giá lên mức 1.945 USD/tấn, tiếp đó có phiên điều chỉnh giảm giá xuống mức 1.939 USD/tấn, kế tiếp đó có phiên điều chỉnh tăng giá lên mức cao nhất tuần là 1.976 USD/tấn, đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh giảm về mức 1.962 USD/tấn.

                     Khối lượng giao dịch chủ yếu vẫn là TSR 20, tăng ở phiên đầu tuần và bật tăng mạnh ở phiên cuối tuần, các phiên còn lại đều giảm. Lượng giao dịch RSS3 vẫn duy trì ở mức thấp. 

                                                                                                            Biểu đồ 1                                                                      Biểu đồ 2

                  

                Nguồn: SGX

                2. Giá tham chiếu trên MRB – Malaysia:

                    Giá SMR CV và SMR L tăng giá trong cả tuần. Phiên đầu tuần giá ở mức 2.733/2.709 USD/tấn, sau đó có các phiên điều chỉnh tăng liên tiếp đến phiên cuối tuần lên mức cao nhất tuần là 2.837/2.813 USD/tấn. (Chi tiết tại Biểu đồ 3).

                    Giá SMR 10/20 tăng giá trong cả tuần. Đầu tuần giá ở mức 2.011,5/1.999,5 USD/tấn, sau đó có các phiên điều điều chỉnh tăng liên tiếp đến phiên cuối tuần giá tăng lên mức cao nhất tuần là 2.056,5/2.044 USD/tấn.

                    Giá cao su Latex tăng giá trong cả tuần. Đầu tuần giá ở mức 1.589,5 USD/tấn, sau đó có các phiên điều chỉnh tăng liên tiếp đến phiên cuối tuần giá tăng lên mức cao nhất tuần là 1.651,5 USD/tấn. (Chi tiết tại Biểu đồ 4)  

                                                                                                                 Biểu đồ 3                                                                     Biểu đồ 4            

                   

                Nguồn: MRB

                3. Tại Sàn Tocom/Osaka - Nhật Bản (giao dịch kỳ hạn tháng 02/2025):

                    Giá cao su RSS3 có các phiên điều chỉnh tăng và giảm giá trong tuần. Phiên thứ hai giá ở mức 2.625 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh tăng giá lên mức cao nhất tuần là 2.654 USD/tấn, tiếp đó có phiên điều chỉnh giảm đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh giảm xuống mức thấp nhất tuần là 2.547,7 USD/tấn.

                     Khối lượng giao dịch tăng ở phiên thứ hai, giảm ở các phiên còn lại.

                                                                                                             Biểu đồ 5                                                                     Biểu đồ 6


                Nguồn: JPX

                4. Tại Sàn Thượng Hải – Trung Quốc (giao dịch kỳ hạn tháng 01/2025) :

                    Giá cao su RSS3 sau kỳ nghỉ lễ tăng giá trong tuần. Phiên giữa tuần giá ở mức là 2.493,8,6 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh tăng đến phiên cuối tuần giá lên mức cao nhất tuần là 2.543,3 USD/tấn.

                    Khối lượng giao dịch tăng ở phiên gần cuối tuần, các phiên khác giao dịch giảm.

                   Biểu đồ 7                                                                    Biểu đồ 8

                Nguồn: Shanghai

                DIỄN BIẾN GIÁ CAO SU TRÊN THỊ TRƯỜNG GIAO NGAY CHÂU Á

                       Diễn biến giá cao su trong hai tuần gần nhất, cụ thể như sau:

                NHẬN ĐỊNH XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG CAO SU TRONG NGẮN HẠN

                     Diễn biến giá CSTN trên thị trường ký hạn và giao ngay tuần qua khá tương đồng với nhận định của Bản tin thị trường số 31, cụ thể: “trong ngắn hạn giá CSTN có thể tiếp tục được hỗ trợ sự thiếu hụt nguyên liệu sau cơn bao Yagi vào Trung Quốc, Việt Nam, Lào và Đông Bắc Thái Lan; đồng Dollar Mỹ tiếp tục giảm so với các loại đồng tiền khác và kỳ vọng FED sẽ cắt giảm lãi suất trong tháng 9.” Tuần qua giá CSTN tăng rất mạnh sau khi thông tin tích cực từ việc FED giảm lãi suất 0,5% so với kỳ vọng 0,25% của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, đến phiên tối thứ 6, giá CSTN trên sàn giao dịch Thượng Hải bất ngờ giảm mạnh khi các nhà đầu tư bắt đầu bán mạnh để chốt lời.

                     Trong ngắn hạn, giá CSTN có thể sẽ còn chịu tác động từ các yếu tố tích cực và tiêu cực, cụ thể:

                  1. Cung cầu cao su thiên nhiên toàn cầu:

                      Mối lo ngại về nguồn cung vẫn tiếp tục gia tăng khi dự báo thời tiết do Cục Khí tượng Thái Lan (TMD) đưa ra cảnh báo về "mưa lớn đến rất lớn và lũ lụt có thể gây ra lũ quét và tràn bờ trong khoảng thời gian từ ngày 20 đến ngày 25 tháng 9". Hơn 60% diện tích địa lý của đất nước, bao gồm một số tỉnh trồng cao su truyền thống ở khu vực phía nam, đang trong tình trạng báo động Điều đó có nghĩa là sự gián đoạn thu hoạch dai dẳng sẽ tiếp tục tác động đến nguồn cung cao su từ quốc gia sản xuất lớn nhất thế giới

                      Trong khi đó, tính đến ngày 15/9/2024, Tổng tồn kho cao su thiên nhiên tại Thanh Đảo là 430.1200 tấn, giảm 12.100 tấn hay giảm -2,74% so với kỳ trước.

                      Trung Quốc sẽ bước vào kỳ nghỉ dài từ ngày 1 đến ngày 7 tháng 10 (Kỳ nghỉ Tuần lễ vàng) kết hợp với Ngày Quốc khánh Trung Quốc. Các công ty sản xuất và thương nhân Trung Quốc dự kiến ​​sẽ tích cực mua cao su tự nhiên trước khi đóng cửa cho Kỳ nghỉ Tuần lễ vàng. Có thể thấy điều này qua lượng hàng tồn kho thấp bất thường hiện tại ở Thanh Đảo, sự sụt giảm đáng kể trong sản xuất trong nước do mưa bão gây ra và những lo ngại ngày càng tăng về tình trạng thiếu hụt trong những tháng tới.

                   2. Yếu tố giá Dầu:

                       Giá dầu thô vẫn vững chắc vào hôm nay (ngày 20 tháng 9). Giá dầu thô tương lai Brent được giao dịch ở mức 74,65 đô la Mỹ một thùng vào tối 20/9

                        Giá dầu thế giới tuần qua tăng khi những tác động liên tục của cơn bão Francine đối với sản lượng tại Vịnh Mexico của Mỹ đã bù đắp cho những lo ngại dai dẳng về nhu cầu của Trung Quốc. Cục An toàn và Thực thi Môi trường Mỹ (BSEE) cho biết hôm 16/9 rằng hơn 12% sản lượng dầu thô và 16% sản lượng khí đốt tự nhiên tại Vịnh Mexico của Mỹ vẫn ngừng hoạt động sau cơn bão Francine

                        Giá dầu thô được hỗ trợ bởi căng thẳng leo thang ở Trung Đông sau một loạt vụ nổ máy bộ đàm do nhóm vũ trang Hezbollah của Lebanon sử dụng, chỉ ra sự liên quan bị nghi ngờ của cơ quan gián điệp Mossad của Israel; Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ cắt giảm lãi suất lớn, đồng đô la yếu hơn và lượng dự trữ toàn cầu giảm là những yếu tố hỗ trợ khác.

                        Theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ, lượng dầu thô tồn kho của Hoa Kỳ đã giảm xuống mức thấp nhất trong một năm vào tuần kết thúc vào ngày 14 tháng 9. Tuy nhiên, mức tăng giá bị hạn chế bởi những lo ngại dai dẳng về nhu cầu dầu thô từ Trung Quốc.Trước phiên tăng này, giá dầu đã tăng hơn 1% trong phiên ngày thứ Năm - sự phản ứng tích cực như có độ trễ một ngày sau khi Fed hạ lãi suất.

                  3. Tình hình kinh tế Mỹ và các thông tin về FED:

                      Cả ba chỉ số chính cùng tăng điểm trong tuần này, cụ thể: S&P 500 tăng 1,36%, ghi nhận tuần tăng thứ 5 trong vòng 6 tuần trở lại đây, và đã tăng 19% từ đầu năm. Dow Jones tăng 1,62% cả tuần, trong khi Nasdaq tăng 1,49%.

                      Hôm thứ Tư, Fed hạ lãi suất với mức giảm lớn 0,5 %. Sau động thái giảm lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2020 của ngân hàng trung ương Mỹ, thị trường đóng cửa phiên giao dịch cùng ngày trong sắc đỏ. Phản ứng tích cực đã xuất hiện vào phiên ngày hôm sau, khi nhà đầu tư mua mạnh các cổ phiếu công nghệ vốn hóa lớn và đưa các chỉ số lên đỉnh cao mới.

                      Trong khi đó, số lượng người Mỹ mới nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp (tức là dữ liệu về số đơn xin trợ cấp thất nghiệp) bất ngờ giảm xuống còn 219.000 trong tuần kết thúc vào ngày 14 tháng 9, thấp hơn nhiều so với mức 230.000 mà các nhà phân tích dự kiến và mức 231.000 của tuần trước. Sự sụt giảm bất ngờ về số đơn xin trợ cấp thất nghiệp cho thấy thị trường lao động Hoa Kỳ đang mạnh lên.

                4. Đồng đô la Mỹ và Yên Nhật

                    Đồng đô la Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong 14 tháng sau khi Cục Dự trữ Liên bang đã cắt giảm lãi suất 0.5% nhiều hơn dự kiến 0.25%. Chỉ số Dollar tiếp tục suy yếu và được giao dịch ở mức 100.74 vào lúc đóng cửa ngày 20/9. Đồng đô la tiếp tục suy yếu cho thấy khả năng đồng tiền của các nước xuất khẩu cao su thiên nhiên lớn sẽ mạnh lên. Giá cao su thiên nhiên thường được hỗ trợ khi đồng đô la mất giá và đồng tiền của các nước xuất khẩu cao su lớn tăng giá.

                 5. Tình hình kinh tế Trung Quốc:

                    Một loạt dữ liệu kinh tế của Trung Quốc do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố vào thứ Bảy 14/9 đã làm tăng thêm lo ngại về sự phục hồi kinh tế yếu kém của Trung Quốc, cụ thể:

                + Sản lượng công nghiệp của Trung Quốc đã chậm lại vào tháng 8 xuống mức 3,4% so với tháng 7 là 3,6%; và không đạt được dự báo của các nhà phân tích là mức 3,5%.

                + Tăng trưởng công nghiệp được công bố vào tháng 8 là mức chậm nhất trong năm tháng. Doanh số bán lẻ đã chậm lại xuống mức 2,1% trong tháng 8 từ mức 2,7% của tháng 7 và không đạt được mức 2,5% mà các nhà phân tích dự kiến.

                + giá nhà mua mới trong tháng 8 tiếp tục suy yếu và giảm với tốc độ nhanh nhất trong hơn chín năm qua.

                + Tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc đã xấu đi từ mức 5,2% vào tháng 7 xuống còn 5,3% vào tháng 8.

                    Bộ dữ liệu kinh tế đáng thất vọng đã làm tăng khả năng Trung Quốc tung ra các biện pháp kích thích mạnh mẽ hơn để củng cố nền kinh tế và giúp nước này đạt được mục tiêu tăng trưởng 5,0% cho năm 2024.

                   Trong khi đó, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) ngày 20/09 cho biết sẽ giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản 1 năm (LPR) ở mức 3,35% và LPR 5 năm ở mức 3,85%. Việc cắt giảm lãi suất tại Mỹ đã cho phép Trung Quốc có nhiều sự linh hoạt hơn về tiền tệ để tập trung vào việc giảm gánh nặng nợ cho người tiêu dùng và doanh nghiệp khi nước này tìm cách thúc đẩy đầu tư và chi tiêu.

                    Một số ngân hàng đầu tư lớn đã giảm dự báo tăng trưởng GDP trong năm nay của Trung Quốc xuống dưới mục tiêu chính thức là 5%. Bank of America đã hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Trung Quốc xuống còn 4,8% và Citigroup đã giảm dự báo xuống còn 4,7%.

                    Tuy nhiên, việc cắt giảm lãi suất 50% điểm của Fed đã khởi động một loạt các đợt cắt giảm lãi suất và dự kiến sẽ giải tỏa một số đòn bẩy chính sách của Trung Quốc.

                     Tóm lại, trong ngắn hạn giá CSTN sẽ tiếp tục được hỗ trợ bởi nguồn cung khan hiếm, đồng Dollar Mỹ giảm mạnh, việc Trung Quốc sẽ tích cực tăng cường trữ hàng khi sắp bước vào kỳ nghỉ dài Tuần Lễ Vàng sẽ là những yếu tố giúp giá CSTN có thể tiếp tục giữ được đà tăng trong thời gian tới.

                Tuy nhiên, sau mỗi đợt tăng giá mạnh, thị trường rất có thể sẽ có những sự điều chỉnh giảm do hoạt động bán chốt lời làm gián đoạn chuỗi tăng giá

                  CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN

                1. Thông tin từ thị trường Trung Quốc và các khu vực khác:

                - Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố ngày 18 tháng 9, lượng xuất khẩu lốp xe cao su của Trung Quốc đạt 6,19 triệu tấn trong 8 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2023.

                - Cục Thống kê Quốc gia công bố ngày 19/9 cho thấy sản lượng cao su tổng hợp của Trung Quốc trong tháng 8 là 791.000 tấn, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái; sản lượng lũy kế từ tháng 1 đến tháng 8 là 5,885 triệu tấn, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2023. 

                - Theo dữ liệu của Hải quan Trung Quốc, khối lượng nhập khẩu cao su tự nhiên và tổng hợp (bao gồm cả mủ latex) của Trung Quốc trong tháng 8 năm 2024 là 616.449 tấn, tăng 0,53% so với tháng trước và giảm 4,94% so với cùng kỳ năm 2023.

                2. Giá Dầu thô:

                - Giá xăng dầu thế giới giảm tại phiên giao dịch cuối tuần, nhưng tính cả tuần, hai mặt hàng dầu tiêu chuẩn đều tăng hơn 4%.

                - Giá dầu Brent giảm xuống mức 74,49 USD/thùng. Giá dầu WTI của Mỹ giảm xuống mức 71,92 USD/thùng.

                Biểu đồ: 10

                Nguồn: Bloomberg

                3. Giá Ngoại tệ:

                - Tỷ giá ngày 20/9/2024 giảm xuống mức 24.400 đồng/USD.

                Nguồn: Ngân hàng CPTM ngoại thương (VCB)

                Nguồn : Ngân hàng BNM Malaysia

                Nguồn : exchangerates.org.uk

                Nguồn : exchangerates.org.uk

                Ghi chú

                1. “Bản tin thị trường của Ban Thị Trưởng kinh doanh (Ban TTKD Tập Đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam) được biên tập dự trên các nguồn tài liệu chính thức như:
                • Thông tin cập nhật từ các sàn giao dịch future.
                • Báo cáo định kỳ của Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su (ARNPC)
                • Bản tin định kỳ của Hiệp Hội cao su Việt Nam.
                • Các thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh, thu mua cung cấp từ các đơn vị thành viên của Tập Đoàn.
                • ...

                2. Bản tin chỉ cung cấp cho lãnh đạo Tập Đoàn và các đơn vị Cty thành viên để theo dõi xu hướng của thị trường và chỉ được lưu hành nội bộ.

                3. Một số phân tích và nhận định trong bản tin chỉ có tính tham khảo. Cá nhân tổ chức trong Tập Đoàn được chia sẻ bản tin này có thể sử dụng để có phân tích và nhận định riêng. Ban TTKD không chịu trách nhiệm việc sử dụng bản tin cho quyết định kinh doanh của tổ chức cá nhân cũng như không chịu trách nhiệm việc chia sẻ bản tin này cho các tổ chức, cá nhân không có trong danh mục được chia sẻ. “