• 177 Hai Bà Trưng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
  • (84-8) 39 327 341

TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CAO SU THẾ GIỚI TUẦN QUA

       Giá CSTN trên các sàn giao dịch kỳ hạn và thị trường giao ngay tuần qua có diễn biến không tương đồng nhau nhưng đều theo xu hướng giảm. Một số nguyên nhân được các nhà phân tích nhận định, cụ thể như sau:

 Yếu tố tích cực:

i. Thông tin công bố ngày 31/10/2024 cho thấy phục hồi kinh tế của Trung Quốc đang diễn ra nhanh chóng. Chỉ số PMI lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc trở lại trạng thái tăng trưởng trong tháng 10 cho thấy nền kinh tế có sự khởi đầu tốt đẹp cho quý 4.

ii. thị trường vẫn lo ngại về khả năng xuất hiện tình trạng thiếu hụt toàn cầu bắt đầu vào khoảng giữa tháng 1/2025 và tình trạng này sẽ lan rộng dần hai quý tiếp theo

iii. Tổng lượng cao su tự nhiên tồn kho tại các kho ở Thanh Đảo đã giảm xuống mức thấp đáng báo động là 350.700 tấn vào ngày 21/10 so với 647.000 tấn được lưu giữ vào 2/1

           Yếu tố tiêu cực:

          1.  Nguồn cung cải thiện mạnh mẽ nhờ yếu tố mùa vụ và thời tiết được cải thiện đáng kể. Tổng nguồn cung thế giới trong ba tháng từ T10-12/2024 dự kiến ​​sẽ vượt quá nhu cầu 1,044 triệu tấn.
          2. Tồn kho Thanh Đảo đã tăng trở lại trong 2 tuần sau chuỗi nhiều tuần giảm liên tiếp.
          3. Quyết định của EU 29/10 về việc áp thuế cao bất thường đối với ô tô chở khách do Trung Quốc sản xuất, có hiệu lực từ 30/10/2024.
          4. Các nhà đầu tư trên thị trường đầu cơ ngày càng lo ngại về cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ sẽ được tổ chức vào ngày 5 tháng 11 khi những dự báo về khả năng Ông Trump chiến thắng đang nhỉnh hơn.
          5. Dữ liệu kinh tế mạnh hơn dự kiến dẫn đến khả năng FED tạm dừng cắt giảm lãi suất trong cuộc họp FOMC sắp tới đã tăng lên. Điều này cũng đẩy Đồng đô la Mỹ tiếp tục duy trì ở mức cao gây tác động tiêu cực tới thị trường hàng hoá

                 1. Giá giao dịch cao su kỳ hạn (Future):

                     Giá RSS3 trên các sàn giao dịch có diễn biến không tương đồng nhau. Giá trên SGX giảm giá từ đầu đến cuối tuần; giá trên sàn JPX và Shanghai giảm giá từ đầu tuần đến phiên giữa tuần sau đó tăng giá ở phiên gần cuối tuần tuần trước khi giảm giá trở lại ở phiên cuối tuần. So với giá bình quân tuần trước, giá RSS3 trên các sàn tuần này đều giảm mạnh, cụ thể: giá trên trên sàn SGX giảm -7,55%, trên sàn JPX giảm -12,87 %, trên sàn Shang hai giảm -6,18%.

                     Giá TSR20 trên SGX và giá tham chiếu SMR10/20 trên MRB có diễn biến không tương đồng nhau. Giá TSR20 giảm ở phiên thứ hai và giữ giá ở phiên giữa tuần kế tiếp trước khi tăng giá trở lại ở phiên cuối tuần; giá SMR10/20 giảm giá từ đầu tuần đến gần cuối tuần. So với tuần trước, giá bình quân của TSR20 và giá SMR10/20 tuần này đều giảm, cụ thể: giá TSR 20 giảm -1,58%, giá tham chiếu SMR10/20 giảm -0,51%/-0,51%.

                     Đối với giá tham chiếu CV, L và Latex trên MRB có diễn biến giảm giá trong cả tuần.  So với tuần trước, giá các sản phẩm CV, L và Latex đều giảm, cụ thể: giá CV giảm -2,20%; giá L giảm -2,22%; Latex giảm -2,45%.

                              Diễn biến giá trung bình trên các sàn giao dịch tương lai tuần qua sau:

                2. Giá cao su thị trường giao ngay (Physical):

                    Giá RSS3 trên thị trường giao ngay giảm giá từ đầu tuần đến phiên gần cuối tuần sau đó quay đầu tăng giá ở phiên cuối tuần. So với tuần trước, giá bình quân RSS3 giao ngay tuần này giảm -217,94 USD/tấn, tương đương giảm -8,56%.

                    Giá V20 trên các thị trường giao ngay có diễn biến tương đồng nhau khi giảm giá từ đầu đến cuối tuần. So với tuần trước, giá bình quân giá STR 20 giảm -1,58%, giá SMR 20 giảm -0,53%.

                    Giá Latex trên thị trường giao ngay giảm giá từ đầu tuần đến cuối tuần. So với tuần trước, giá bình quân Latex giảm -7,24 USD/tấn tương đương giảm -0,41%.

                    Diễn biến giá trung bình các sản phẩm cao su trên thị trường giao ngay tuần qua:

                 

                DIỄN BIẾN CỤ THỂ TRÊN CÁC SÀN GIAO DỊCH FUTURE TUẦN QUA

                1. Tại Sàn SGX - Singapore (giao dịch kỳ hạn tháng 12/2024 - 01/2025):

                    Giá RSS3 giảm giá trong cả tuần. Đầu tuần giá ở mức 2.377 USD/tấn, sau đó có các phiên điều chỉnh giảm liên tiếp đến phiên cuối tuần xuống mức 2.314 USD/tấn.

                    Giá TSR 20 có các phiên điều chỉnh tăng và giảm giá trong tuần. Phiên đầu giá ở mức 1.963 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh giảm giá xuống mức thấp nhất tuần là 1.956 USD/tấn và giữ giá ở phiên kế tiếp, đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh tăng về mức 1.961 USD/tấn.

                    Khối lượng giao dịch chủ yếu vẫn là TSR 20, tăng mạnh ở phiên cuối tuần, các phiên còn lại đều giảm. Lượng giao dịch RSS3 vẫn duy trì ở mức thấp. 

                                                                                                            Biểu đồ 1                                                                      Biểu đồ 2

                  

                Nguồn: SGX

                2. Giá tham chiếu trên MRB – Malaysia:

                    Giá SMR CV và SMR L giảm giá trong cả tuần. Phiên đầu tuần giá ở mức 2.961/2.938 USD/tấn, sau đó có các phiên điều chỉnh giảm liên tiếp đến phiên cuối tuần xuống mức 2.888/2.864 USD/tấn. (Chi tiết tại Biểu đồ 3).

                    Giá SMR 10/20 giảm giá trong cả tuần. Đầu tuần giá ở mức 2.027,5/2.016 USD/tấn, sau đó có các phiên điều chỉnh giảm liên tiếp đến phiên cuối tuần xuống mức 2.016/2.004 USD/tấn.

                    Giá cao su Latex giảm giá trong cả tuần. Đầu tuần giá ở mức 1.717,9 USD/tấn, sau đó có các phiên điều chỉnh giảm liên tiếp đến phiên cuối tuần xuống mức 1.670,9 USD/tấn. (Chi tiết tại Biểu đồ 4)  

                                                                                                                 Biểu đồ 3                                                                     Biểu đồ 4            

                   

                Nguồn: MRB

                3. Tại Sàn Tocom/Osaka - Nhật Bản (giao dịch kỳ hạn tháng 03-04/2025):

                    Giá cao su RSS3 có các phiên điều chỉnh tăng và giảm giá trong tuần. Phiên đàu tuần giá ở mức 2.400,4 USD/tấn, sau đó có các phiên điều chỉnh giảm liên tiếp giá xuống mức 2.323,2 USD/tấn, tiếp đó có phiên điều chỉnh tăng giá lên mức 2.336,8 USD/tấn, đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh xuống mức thấp nhất tuần là 2.298 USD/tấn.

                     Khối lượng giao dịch tăng ở phiên đầu tuần và phiên gần cuối tuần, giảm ở các phiên còn lại.

                                                                                                             Biểu đồ 5                                                                     Biểu đồ 6


                Nguồn: JPX

                4. Tại Sàn Thượng Hải – Trung Quốc (giao dịch kỳ hạn tháng 01/2025) :

                    Giá cao su RSS3 có các phiên điều chỉnh tăng và giảm giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức 2.510,9 USD/tấn, sau đó có các phiên điều chỉnh giảm liên tiếp giá giảm xuống mức 2.497,7 USD/tấn, tiếp đó có phiên điều chỉnh tăng lên mức 2.504,9 USD/tấn, đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh giảm xuống mức thấp nhất tuần là 2.489,4 USD/tấn.

                    Khối lượng giao dịch tăng ở phiên thứ hai và phiên gần cuối tuần, giảm ở các phiên còn lại.

                   Biểu đồ 7                                                                    Biểu đồ 8

                Nguồn: Shanghai

                DIỄN BIẾN GIÁ CAO SU TRÊN THỊ TRƯỜNG GIAO NGAY CHÂU Á

                       Diễn biến giá cao su trong hai tuần gần nhất, cụ thể như sau:

                NHẬN ĐỊNH XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG CAO SU TRONG NGẮN HẠN

                    Giá CSTN trên thị trường kỳ hạn và giao ngay trong tuần qua đều theo xu hướng giảm, ngoài yếu tố trực tiếp như nguồn cung CSTN trở nên dồi dào do bước vào cao điểm mùa vụ thì yếu tố lớn nhất vẫn là tâm lý của các nhà đầu tư, đặc biệt từ Trung Quốc vẫn tiếp tục theo dõi diễn biến của cuộc bầu cử Tổng  thống Mỹ. Đây là yếu tố then chốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp các chính sách của chính phủ Trung Quốc trong thời gian tới.

                    Trong ngắn hạn, giá CSTN có thể sẽ còn chịu tác động từ các yếu tố tích cực và tiêu cực, cụ thể:

                  1. Cung cầu cao su thiên nhiên toàn cầu:

                      Nguồn cung cải thiện mạnh mẽ, đặc biệt là ở Thái Lan, đang gây áp lực lên giá cao su tự nhiên tại nhiều thị trường vật chất khác nhau trên khắp Đông Nam Á. Nguồn cung tăng nhờ yếu tố theo mùa, thời tiết thuận lợi và phản ứng tích cực của tiểu điền khi cao su được giá. Các hộ tiểu điền đang áp dụng nhiều biện pháp ngắn hạn khác nhau để cải thiện sản lượng và do đó tận dụng được mức giá thuận lợi hiện nay

                      Trong khi đó, ngày 29/10, EU đã ra Quyết định về việc áp thuế cao bất thường đối với ô tô chở khách do Trung Quốc sản xuất, có hiệu lực từ 30/10/2024.

                      Tuy nhiên, thị trường vẫn lo ngại về khả năng xuất hiện tình trạng thiếu hụt toàn cầu bắt đầu vào khoảng giữa tháng 1/2025 và tình trạng này sẽ lan rộng dần trong tám tháng tiếp theo.

                      Đối với tồn kho: Tổng lượng cao su tự nhiên tồn kho tại các kho ở Thanh Đảo đã giảm xuống mức thấp đáng báo động là 350.700 tấn vào ngày 21/10 so với 647.000 tấn được lưu giữ vào 2/1. Số lượng này (650.700 tấn) chỉ đủ đáp ứng mức tiêu thụ trung bình của Trung Quốc trong 19 ngày (tức là chưa đầy ba tuần)

                   2. Yếu tố giá Dầu:

                      Giá dầu thô Brent giao sau tại thị trường London tăng 0,29 USD/thùng, tương đương tăng 0,4%, chốt ở mức 73,1 USD/thùng. Giá dầu WTI giao sau tại New York tăng 0,23 USD/thùng, tương đương tăng 0,33%, chốt ở mức 69,49 USD/thùng.

                      Sau khi giảm mạnh trong hai phiên đầu tuần, giá dầu đã tăng trong ba phiên liên tiếp của tuần Dù vậy, giá mỗi loại dầu vẫn giảm hơn 3% trong tuần này sau khi tăng 4% trong tuần trước.

                      Giá dầu thô tiếp tục giảm mặc dù báo cáo ngày hôm qua cho thấy lượng dầu thô và xăng dự trữ của Hoa Kỳ giảm bất ngờ. Giá dầu thô bị kéo xuống do lo ngại về nguồn cung giảm bớt trong bối cảnh căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt đáng kể. Theo các nguồn tin, lượng dầu thô dự trữ của Hoa Kỳ giảm 573.000 thùng và lượng xăng dự trữ giảm 282.000 thùng trong tuần kết thúc vào ngày 25/10

                      Cuộc xung đột giữa Iran và Israel đã liên tục có các cuộc tấn công “ăn miếng trả miếng” trong bối cảnh xung đột quân sự ở Trung Đông xoay quanh cuộc chiến tranh ở dải Gaza. Các cuộc tấn công của hai bên nhằm vào nhau đến thời điểm này nhìn chung không gây ra những hệ lụy lớn.

                      Tuy nhiên, mối lo về việc Israel có thể nhằm vào hạ tầng dầu khí của Iran đã làm gia tăng phần bù rủi ro (risk premium) đối với giá dầu, vì Iran là một nước sản xuất và xuất khẩu lớn. Nước này đạt sản lượng khai thác dầu khoảng 4 triệu thùng/ngày và xuất khẩu khoảng 1,4 triệu thùng dầu mỗi ngày trong năm 2023. Năm nay, Iran được dự báo sẽ xuất khẩu bình quân khoảng 1,5 triệu thùng đầu mỗi ngày - theo dữ liệu từ các nhà phân tích và Chính phủ Mỹ.

                  3. Tình hình kinh tế Mỹ và các thông tin về FED:

                     Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (1/11) nhờ cổ phiếu công nghệ được mua mạnh trở lại và nhà đầu tư gạt sang bên mối lo về số liệu việc không đạt kỳ vọng. Lúc đóng cửa, chỉ số Dow Jones tăng 288,73 điểm, tương đương tăng 0,69%, chốt ở 42.052,19 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 0,41%, đạt 5.728,8 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 0,8%, đạt 18.239,02 điểm.

                     Báo cáo ngày thứ Sáu từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy khu vực phi nông nghiệp của nền kinh tế lớn nhất thế giới chỉ có thêm 12.000 công việc mới trong tháng 10, ít hơn nhiều so với con số dự báo 100.000 công việc mới mà các nhà kinh tế học đưa ra trong một cuộc khảo sát của hãng tin Dow Jones. Đây là số việc làm mới trong 1 tháng ít nhất kể từ tháng 12/2020, nhưng tỷ lệ thất nghiệp giữ ở mức 4,1%, phù hợp với dự báo.

                     Niềm tin của người tiêu dùng Hoa Kỳ đã phục hồi vào tháng 10. Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng CB (Conference Board) bất ngờ tăng vọt lên 108,7 vào tháng 10, vượt qua dự báo đồng thuận của các nhà phân tích là 99,5 và vượt xa mức 99,2 của tháng 9.

                     Tuy nhiên, ở mặt khác, niềm tin của nhà đầu tư đã bị xói mòn bởi sự không chắc chắn ngày càng tăng về cuộc bầu cử Hoa Kỳ và cuộc họp FOMC của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ vào tuần tới (6-7/11)

                     Tuần tới, mức độ biến động của thị trường tài chính Mỹ và thế giới có thể tăng lên do hai sự kiện lớn là cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 5/11 và cuộc họp chính sách của Fed vào ngày 6-7/11.

                 4. Đồng đô la Mỹ:

                     Chỉ số Dollar tiếp tục duy trì giao dịch ở mức cao 104.32 vào lúc đóng cửa (01/11). Đồng đô la mạnh hơn luôn có tác động tiêu cực đến thị trường hàng hoá trong đó có CSTN.

                 5. Tình hình kinh tế Trung Quốc:

                    Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) lĩnh vực sản xuất do Tổng cục Thống kê Trung Quốc (NBS) công bố ngày 31/10 đạt mức 50,1 điểm, từ mức 49,8 điểm của tháng 9 và cao hơn ngưỡng 50 điểm phân chia giữa hai trạng thái tăng trưởng và suy giảm. Mức điểm này cũng cao hơn mức dự báo trung vị 49,9 điểm mà các nhà kinh tế đưa ra trong một cuộc khảo sát của hãng tin Reuters.

                    Trong suốt nhiều tháng, tâm lý trong lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp do giá hàng hóa bán buôn và lượng đơn hàng cùng suy giảm. Các doanh nghiệp sản xuất đã ở trong tình trạng thiếu niềm tin, tương tự như các nhà đầu tư và người tiêu dùng nước này.

                    Tuy nhiên, đã có những dấu hiệu ban đầu cho thấy việc Bắc Kinh đẩy mạnh kích cầu để vực dậy nền kinh tế đang giúp niềm tin phục hồi. Nhà chức trách nước này đang cân nhắc để tuần tới phê chuẩn một kế hoạch phát hành trái phiếu bổ sung lên tới hơn 10 nghìn tỷ nhân dân tệ, tương đương 1,4 nghìn tỷ USD, trong mấy năm tới. Số tiền huy động được sẽ chủ yếu được sử dụng để giúp các chính quyền địa phương giải quyết rủi ro liên quan đến các khoản nợ ẩn.

                    Sự cải thiện nói chung của chỉ số PMI chủ yếu nhờ tình hình tốt lên ở các doanh nghiệp lớn. Trong đó, PMI tại các doanh nghiệp lớn tăng lên 51,5 điểm từ 50,6 điểm của tháng 9. Chỉ số của các doanh nghiệp vừa tăng lên mức 49,4 điểm từ 49,2 điểm. Tình hình của các doanh nghiệp nhỏ tệ hơn.

                    Tóm lại, trong ngắn hạn giá CSTN sẽ tiếp tục chịu áp lực từ nguồn cung tăng lên; Nhu cầu yếu từ Trung Quốc; các lo ngại từ bầu cử Mỹ cũng như thông tin không tích cực từ cuộc họp của FED (dự kiến tổ chức vào ngày 6-7/11). Tuy nhiên, tồn kho giảm mạnh và các chính sách kích cầu của Trung Quốc đang dần đem lại hiệu quả cho các nhà đầu tư cũng như việc dự báo thiếu hụt trong các tháng nghỉ vụ có thể sẽ hỗ trợ một phần giá CSTN.

                   CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN

                1. Thông tin từ thị trường Trung Quốc và các khu vực khác:

                - Trong 3 quý đầu năm 2024, Thái Lan đã xuất khẩu cao su tự nhiên với tổng khối lượng 2,169 triệu tấn, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó, xuất khẩu cao su thiên nhiên sang Trung Quốc đạt tổng cộng 713.000 tấn, giảm 7% so với cùng kỳ năm 2023.

                - Trong 3 quý đầu năm 2024, xuất khẩu cao su hỗn hợp của Thái Lan đạt 901.000 tấn, giảm 31% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó, xuất khẩu cao su hỗn hợp sang Trung Quốc đạt 877.000 tấn, giảm 32% so với cùng kỳ năm 2023.

                2. Giá Dầu thô:

                - Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần (ngày 1-11), giá dầu tăng nhẹ do có thông tin Iran đang chuẩn bị tấn công trả đũa Israel từ phía Iraq trong những ngày tới, nhưng sản lượng kỷ lục của Mỹ đã gây áp lực lên giá. Tính cả tuần, giá dầu Brent giảm khoảng 4%, trong khi giá dầu WTI giảm khoảng 3%.

                - Giá dầu Brent giảm xuống mức 73,1 USD/thùng. Giá dầu WTI của Mỹ giảm xuống mức 69,49 USD/thùng.

                Biểu đồ: 10

                Nguồn: Bloomberg

                3. Giá Ngoại tệ:

                - Tỷ giá ngày 1/11/2024 tăng lên mức 25.114 đồng/USD.

                Nguồn: Ngân hàng CPTM ngoại thương (VCB)

                Nguồn : Ngân hàng BNM Malaysia

                Nguồn : exchangerates.org.uk

                Nguồn : exchangerates.org.uk

                Ghi chú

                1. “Bản tin thị trường của Ban Thị Trưởng kinh doanh (Ban TTKD Tập Đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam) được biên tập dự trên các nguồn tài liệu chính thức như:
                • Thông tin cập nhật từ các sàn giao dịch future.
                • Báo cáo định kỳ của Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su (ARNPC)
                • Bản tin định kỳ của Hiệp Hội cao su Việt Nam.
                • Các thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh, thu mua cung cấp từ các đơn vị thành viên của Tập Đoàn.
                • ...

                2. Bản tin chỉ cung cấp cho lãnh đạo Tập Đoàn và các đơn vị Cty thành viên để theo dõi xu hướng của thị trường và chỉ được lưu hành nội bộ.

                3. Một số phân tích và nhận định trong bản tin chỉ có tính tham khảo. Cá nhân tổ chức trong Tập Đoàn được chia sẻ bản tin này có thể sử dụng để có phân tích và nhận định riêng. Ban TTKD không chịu trách nhiệm việc sử dụng bản tin cho quyết định kinh doanh của tổ chức cá nhân cũng như không chịu trách nhiệm việc chia sẻ bản tin này cho các tổ chức, cá nhân không có trong danh mục được chia sẻ. “