• 177 Hai Bà Trưng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
  • (84-8) 39 327 341

TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CAO SU THẾ GIỚI TUẦN QUA

Giá CSTN trên các sàn giao dịch kỳ hạn và thị trường giao ngay tuần qua có diễn biến không tương đồng nhau. Một số nguyên nhân được các nhà phân tích chỉ ra, cụ thể như sau:

  1. Sản lượng tiếp tục tăng mạnh do đang là mùa vụ thu hoạch cao điểm trong năm tại khu vực Đông Nam Á. Thời tiết tại Thái Lan đã tốt hơn, giá mủ nguyên liệu tiếp tục chiều hướng giảm.
  2. Các hợp đồng cao su tự nhiên được giao dịch trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải và SICOM tuần này giảm do đồng Yên tăng mạnh trong khi USD tiếp tục giảm.
  3. Giá dầu tiếp tục trượt dốc mạnh do những lo ngại mới về nhu cầu dầu suy yếu từ Trung Quốc và tồn kho dự trữ tăng mạnh tại Mỹ và sự thiếu tin tưởng của cam kết cắt giảm sản lượng trong nội bộ các nước OPEC+.

1. Giá giao dịch cao su kỳ hạn (Future):

Giá RSS3 trên các sàn giao dịch tuần qua có diễn biến không tương đồng nhau. Giá trên sàn SGX và JPX có diễn biến răng cưa trong tuần; trong khi giá trên sàn Shanghai giảm giá ở phiên đầu tuần sau đó tăng giá đến cuối tuần. So với giá bình quân tuần trước, giá RSS3 trên các sàn tuần này đều giảm, cụ thể: giá trên trên sàn SGX giảm -4,17%, trên sàn JPX giảm -6,52%, trên sàn Shanghai giảm -2,52%.

Giá TSR20 trên SGX và giá tham chiếu SMR10/20 trên MRB có diễn biến tương đồng nhau khi giảm từ ở phiên đầu tuần và sau đó tăng giá đến cuối tuần. So với tuần trước, giá bình quân của TSR20 và giá SMR10/20 tuần này có đều giảm, cụ thể: giá TSR20 giảm -2,77%, giá tham chiếu SMR10/20 giảm -2,91%/-2,91%.

Đối với giá tham chiếu CV, L và Latex trên MRB có diễn biến giảm giá từ đầu tuần đến phiên gần cuối tuần trước khi tăng giá trở lại ở phiên cuối tuần. So với tuần trước, giá các sản phẩm CV, L và Latex đều giảm, cụ thể: giá CV giảm -1,16%; giá L giảm -1,17%; Latex giảm -1,19%.

Diễn biến giá trung bình trên các sàn giao dịch tương lai tuần qua sau:

Chủng loại Giá tuần 27/11 đến 01/12/2023 (USD/tấn) Giá tuần 4/12 đến 8/12/2023 (USD/tấn) Thay đổi
USD %
RSS3 SGX 1.706,80 1.635,60 -71,20 - 4,17
TSR20 SGX 1.471,20 1.430,40 -40,80 - 2,77
SMR CV 2.022,60 1.999,10 -23,50 - 1,16
SMR L 2.001,00 1.977,40 -23,60 - 1,17
SMR10 1.480,80 1.437,60 -43,20 - 2,91
SMR20 1.476,50 1.433,40 -43,10 - 2,91
Latex 1.169,01 1.155,02 -13,99 - 1,19
RSS3 JPX 1.779,87 1.663,82 -116,05 - 6,52
RSS3 Shanghai 1.932,54 1.883,78 -48,76 - 2,52

2. Giá cao su thị trường giao ngay (Physical):

Giá RSS3 trên thị trường giao ngay giảm giá từ đầu tuần đến phiên gần cuối tuần và tăng giá trở lại ở phiên cuối tuần. So với tuần trước, giá bình quân RSS3 giao ngay tuần này giảm -39 USD/tấn, tương đương giảm -2,25%.

Giá V20 trên các thị trường giao ngay có diễn biến khác nhau. Giá STR20 giảm giá từ đầu tuần đến phiên gần cuối tuần và tăng giá trở lại ở phiên cuối tuần; trong khi giá SMR 20 giảm giá từ đầu tuần đến giữa tuần trước khi tăng giá trở lại ở hai phiên cuối tuần. So với tuần trước, giá V20 trên thị trường giao ngay tuần này đều giảm, cụ thể: giá STR 20 giảm -2,25%, trong khi giá SMR20 giảm -2,83%, giá SIR20 giảm -3,04.

Giá Latex giảm giá từ đầu đến phiên gần cuối tuần và giữ giá ở phiên cuối tuần. So với giá bình quân tuần trước, giá bình quân Latex tuần này giảm -2,5 USD/tấn, tương đương giảm -0,21%.

Diễn biến giá trung bình các sản phẩm cao su trên thị trường giao ngay tuần qua:

Chủng loại Tuần 27/11 đến 01/12 Tuần 4/12 đến 8/12 Thay đổi %
RSS3 1.734 1.695 -39,00 -2,25
STR20 1.572 1.528 -44,50 -2,83
SMR20 1.480 1.435 -45,00 -3,04
SIR20 1.482 1.420 -62,00 -4,18
USS 52,96 52,34 -0,62 -1,17
THAI LATEX 60% 1.200 1.198 -2,50 -0,21

DIỄN BIẾN CỤ THỂ TRÊN CÁC SÀN GIAO DỊCH FUTURE TUẦN QUA

1. Tại Sàn SGX - Singapore (giao dịch kỳ hạn tháng 2/2024)

Giá RSS3 có diễn biến răng cưa trong tuần. Phiên đầu tuần giá ở mức 1.640 USD/tấn, sau đó phiên điều chỉnh giảm xuống mức 1.633 USD/tấn, kế tiếp có phiên điều chỉnh tăng giá lên mức 1.642 USD/tấn, tiếp đó có phiên điều chỉnh giảm giá xuống mức thấp nhất tuần là 1.610 USD/tấn, đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh tăng lên mức cao nhất tuần là 1.653 USD/tấn.

Giá TSR 20 đầu tuần ở mức 1.440 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh giảm giá xuống mức thấp nhất tuần là 1.415 USD/tấn, kế tiếp có các phiên điều chỉnh tăng liên tiếp đến phiên cuối tuần giá tăng lên mức cao nhất tuần là 1.449 USD/tấn.

Khối lượng giao dịch chủ yếu vẫn là TSR 20, tăng ở phiên đầu tuần và bật tăng mạnh ở phiên cuối tuần, các phiên còn lại đều giảm. Lượng giao dịch RSS3 vẫn duy trì ở mức thấp.

Nguồn: SGX

2. Giá tham chiếu trên MRB – Malaysia

Giá SMR CV và SMR L có các phiên điều chỉnh tăng và giảm giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức 2.019/1.998 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh giảm liên tiếp giá xuống mức thấp nhất tuần là 1.987/1.965 USD/tấn, đến cuối tuần giá điều chỉnh tăng lên mức là 1.991/1.969,5 USD/tấn. (Chi tiết tại Biểu đồ 3).

Giá SMR 10/20 đầu tuần giá ở mức 1.453/1.449 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh giảm giá xuống mức 1.427,5/1.423 USD/tấn, kế tiếp có các phiên điều chỉnh tăng liên tiếp đến phiên cuối tuần giá tăng lên mức 1.445/1.440,5 USD/tấn.

Giá cao su Latex có xu hướng giảm giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức 1.164,4 USD/tấn, sau đó có các phiên điều chỉnh giảm liên tiếp giá xuống mức thấp nhất tuần là 1.147,6 USD/tấn, đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh tăng lên mức 1.151,4 USD/tấn. (Chi tiết tại Biểu đồ 4)

Nguồn: MRB

3. Tại Sàn Tocom/Osaka - Nhật Bản (giao dịch kỳ hạn tháng 5/2024)

Giá cao su RSS3 có các phiên điều chỉnh tăng và giảm giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức là 1.674,4 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh giảm giá xuống mức 1.649,1SSD/tấn, kế tiếp có các phiên điều chỉnh tăng giá lên mức cao nhất tuần là 1.675,4 USD/tấn, đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh giảm xuống mức 1.646,5 SD/tấn.

Khối lượng giao dịch tăng mạnh ở phiên giữa tuần, giảm ở các phiên còn lại.

Nguồn: JPX

4. Tại Sàn Thượng Hải – Trung Quốc (giao dịch kỳ hạn tháng 5/2024)

Giá cao su RSS3 có các phiên điều chỉnh tăng và giảm giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức là 1.902,8 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh giảm giá xuống mức thấp nhất tuần là 1.855,5 USD/tấn, kế tiếp có các phiên điều chỉnh tăng liên tiếp đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh tăng lên mức thấp nhất tuần là 1.906,9 USD/tấn.

Khối lượng giao dịch tăng ở phiên thứ hai và phiên cuối tuần, các phiên còn lại đều giảm.

Nguồn: Shanghai

DIỄN BIẾN GIÁ CAO SU TRÊN THỊ TRƯỜNG GIAO NGAY CHÂU Á

Diễn biến giá cao su trong hai tuần gần nhất, cụ thể như sau:

NHẬN ĐỊNH XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG CAO SU TRONG NGẮN HẠN

Giá CSTN tuần qua trên các sàn giao dịch kỳ hạn và thị trường giao ngay tuần qua nhìn chung là giảm bởi các yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến CSTN, cụ thể: lượng cung CSTN được cải thiện, tồn kho tăng cao, đồng Yên mạnh lên và giá dầu giảm mạnh.

Trong ngắn hạn, giá CSTN có thể tiếp tục chịu tác động bởi các yếu tố thuận lợi và tiêu cực đan xen nhau, cụ thể:

1. Cung cầu cao su thiên nhiên toàn cầu

Số liệu do Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố ngày 7/12, lượng nhập khẩu cao su tự nhiên và tổng hợp (bao gồm cả latex) của Trung Quốc trong tháng 11 là 685.000 tấn. Tổng lượng nhập khẩu cao su tự nhiên và tổng hợp (bao gồm cả latex) của Trung Quốc từ tháng 1 đến tháng 11 đạt tổng cộng 7,229 triệu tấn, tăng 9,6% so với 6,598 triệu tấn của cùng kỳ năm 2022.

Trong khi đó, tính đến ngày 08 tháng 12 năm 2023, tổng tồn kho cao su thiên nhiên tại 24 kho được chỉ định tại Sàn giao dịch Thượng Hải đã tăng từ 156.452 tấn của tuần trước đó lên 169.500 tấn.

Đối với nguồn cung CSTN: Dữ liệu mới nhất cho thấy trong 11 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cao su của Bờ Biển Ngà đạt tổng cộng 1,427 triệu tấn, tăng 15,4% so với 1,237 triệu tấn cùng kỳ năm 2022.

2. Yếu tố Giá dầu

Trên thị trường năng lượng, giá dầu WTI giao tháng 1 tăng 1,89 USD/thùng, tương đương tăng 2,73%, chốt ở mức 71,23 USD/thùng. Giá dầu Brent giao tháng 1 tại London tăng 1,79 USD/thùng, tương đương tăng 2,42%, chốt ở mức 75,84 USD/thùng. Dù tăng mạnh phiên này, giá dầu đã giảm khoảng 4% trong tuần này, đánh dấu tuần giảm thứ 7 liên tiếp. Lần gần đây nhất giá dầu WTI giảm liền 7 tuần là cách đây 5 năm.

Theo nhà phân tích Phil Flynn của Price Futures Group, việc giá dầu hồi phục trong phiên ngày thứ Sáu cho thấy thị trường dầu có thể đã tìm thấy đáy, trong bối cảnh giới đầu tư đang dâng cao hy vọng về việc Fed xoay trục sang chính sách tiền tệ mềm mỏng hơn.

Tuy nhiên, áp lực giảm đối với giá dầu vẫn đang lớn do những dấu hiệu về sự suy yếu của nhu cầu tiêu thụ dầu ở Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là nước nhập khẩu dầu thô nhiều nhất thế giới.

Bên cạnh đó, việc sản lượng khai thác dầu của Mỹ liên tục lập kỷ lục cũng không có lợi cho giá dầu.

Matt Smith, nhà phân tích dầu hàng đầu của Kpler cho biết: “Lý do giá giảm không chỉ trong vài ngày qua mà trong vài tháng qua, vừa do nhu cầu yếu, vừa do nguồn cung mạnh”. Kpler dự báo Ả Rập Xê Út sẽ duy trì mức cắt giảm 1 triệu thùng/ngày trong suốt năm 2024.

Trong khi OPEC+ cắt giảm sản lượng, vẫn có nhiều quốc gia khác như Mỹ, Canada, Guyana, Brazil... đã tăng sản lượng. Thậm chí, các thành viên của OPEC như Venezuela và Iran cũng đang tăng sản lượng.

Về cơ bản, OPEC+ đang nhường chỗ cho nguồn cung ngoài khối, trong khi bức tranh nhu cầu bắt đầu dịu đi.

Theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA), sản lượng dầu thô và khí ngưng tụ của Mỹ đạt 13,4 triệu thùng/ngày trong tháng 9, tăng 224.000 thùng/ngày so với tháng trước. Khối lượng tăng thêm đã vượt xa các dự báo chính thức. Điều này đang gây khó khăn cho OPEC+, khi tổ chức này đã đồng ý cắt giảm sâu hơn khối lượng của các quốc gia thành viên nhằm hỗ trợ giá đang sụt giảm.

Ngoài ra, do việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ là tự nguyện nên việc giá dầu sụt giảm đã phản ánh sự nghi ngờ trên thị trường về việc liệu các nhà sản xuất có hoàn toàn cam kết với họ hay không.

3. Tình hình kinh tế Mỹ và chính sách của FED

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (8/12), đạt đỉnh cao mới của năm. Nhà đầu tư phấn khởi sau khi báo cáo việc làm tháng 11 và kết quả một cuộc khảo sát người tiêu dùng cho thấy nền kinh tế tiếp tục vững vàng và lạm phát vẫn xuống thang - những yếu tố củng cố hy vọng về một cuộc “hạ cánh mềm” cho nền kinh tế.

Lúc đóng cửa, chỉ số S&P 500 tăng 0,41%, đạt 4.604,37 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 0,45%, đạt 14.403,97 điểm. Chỉ số Dow Jones tăng 130,49 điểm, tương đương tăng 0,36%, đạt 36.247,87 điểm.

Bản báo cáo việc làm tháng 11 từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy tỷ lệ thất nghiệp bất ngờ giảm còn 3,7% từ mức 3,9% của tháng trước, thay vì đi ngang như dự báo trước đó. Khu vực phi nông nghiệp của nền kinh tế có thêm 199.000 công việc mới trong tháng, cao hơn mức dự báo 190.000 công việc mà các nhà kinh tế đưa ra trong một cuộc khảo sát của hãng tin Dow Jones và cao hơn nhiều so với con số 150.000 công việc mới của tháng 10. Báo cáo việc làm đã làm mờ đi quan điểm trước đó rằng thị trường việc làm ở Mỹ đang yếu đi và lạm phát tiền lương đang hạ nhiệt.

Báo cáo việc làm đã làm mờ đi hy vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 3 năm 2024. Một cuộc khảo sát riêng cho thấy chỉ 46% người tham gia thị trường hiện đang mong đợi việc cắt giảm lãi suất ít nhất 25 điểm cơ bản (bps) vào tháng 3 năm 2024.

Thị trường vốn đang kỳ vọng Fed giảm lãi suất trong nửa đầu năm 2024, sớm nhất vào tháng 3. Cuộc họp chính sách tiền tệ tiếp theo của Fed sẽ diễn ra vào ngày thứ Ba và thứ Tư tuần tới.

Theo chiến lược gia Mona Mahajan của Edward Jones, những điểm dữ liệu trên củng cố khả năng Fed đã hoàn tất chu kỳ tăng lãi suất, đồng nghĩa Fed sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp. vào tuần tới và sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất trong năm 2024.

4. Đồng Đô la Mỹ và Yên Nhật

Chỉ số Dollar Index hợp đồng tương lai được giao dịch ở mức 103,98 tăng nhẹ 0.43% lúc đóng cửa ngày 08/12/2023.

Đồng Yên được giao dịch ở mức 144,95 đổi một đô la lúc đóng cửa ngày 08/12. Sự tăng giá mạnh của đồng yên do dự đoán rằng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ xem xét việc thu hẹp chính sách tiền tệ trong cuộc họp chính sách được tổ chức vào tuần tới. Đồng yên mạnh hơn làm cho các khoản đầu tư đầu cơ vào tài sản bằng đồng yên kém hấp dẫn về mặt kinh tế và do đó ngăn cản các nhà đầu tư khỏi cổ phiếu và hàng hóa được giao dịch trên JPX.

5. Tình hình kinh tế Trung Quốc

Theo số liệu công bố chính thức, xuất khẩu của Trung Quốc tháng 11/2023 tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng trưởng này trái ngược hoàn toàn với dự báo sụt giảm 1,1% của các chuyên gia phân tích. Trong tháng 10/2023, xuất khẩu của Trung Quốc giảm 6,4% so với cùng kỳ năm trước.

Nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 11/2023 tuy nhiên lại giảm 0,6%, trái ngược so với dự báo tăng 3,3% của chuyên gia cũng như mức tăng trưởng 3% của tháng 10/2023. Thực tế này không khỏi khiến nhiều người lo lắng về kịch bản nhu cầu nội địa vẫn còn ở ngưỡng yếu.

Thời gian qua, chính phủ đã "tung" biện pháp kích thích tài chính để thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế sau đại dịch và ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ ngày càng gia tăng. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo, mức tăng trưởng GDP là 5,4% trong năm nay và 4,6% vào năm 2024.

Dù nước này vẫn còn lượng nợ khổng lồ, tình trạng thất nghiệp gia tăng và loạt vấn đề cần giải quyết nhưng ông Neumann nhìn nhận, Bắc Kinh vẫn có “đòn bẩy" rất mạnh bởi theo một nghĩa nào đó, các vấn đề không đủ tệ để thực sự gây ra một cuộc khủng hoảng lớn. Nhờ đó, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn có thể mang lại "sức sống" rất cần thiết cho nền kinh tế toàn cầu.

Các quan chức Trung Quốc đang cố gắng thực hiện quá trình tái cân bằng nền kinh tế đầy khó khăn, theo mô hình tăng trưởng dựa nhiều hơn vào tiêu dùng và các lĩnh vực như sản xuất tiên tiến và giảm sự phụ thuộc vào đầu tư bất động sản và cơ sở hạ tầng.

Các quan chức Trung Quốc đã triển khai một loạt biện pháp nhằm củng cố nền kinh tế, gồm cắt giảm lãi suất và nhiều nỗ lực vực dậy thị trường bất động sản đang suy thoái, chẳng hạn nới lỏng các hạn chế mua nhà ở một số thành phố. Những biện pháp đó đã có tác dụng. PBoC cũng như nhiều nhà kinh tế kỳ vọng Trung Quốc sẽ đạt được mức tăng trưởng khoảng 5% trong năm nay, phù hợp với mục tiêu của chính phủ.

Tóm lại, trong ngắn hạn, giá CSTN có thể gặp áp lực từ sản lượng tăng vào dịp chính vụ cuối năm, điều kiện thời tiết không thuận lợi ở Thái Lan, đồng Yên tăng mạnh và lượng tồn kho tiếp tục tăng cao tại các kho dự trữ lớn, tạo áp lực cho giá CSTN. Bên cạnh đó, tâm lý chung của các nhà đầu tư vẫn yếu do các tín hiệu về nhu cầu vẫn ở mức thấp dẫn đến việc họ có thể sẽ tiếp tục quan sát thị trường, bất chấp nguồn được dự đoán sẽ sụt giảm vào quý I-II/2024 so với các năm trước đây.

CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN

1. Thông tin từ thị trường Trung Quốc và các khu vực khác

- Tính đến ngày 03 tháng 12 năm 2023, tổng tồn kho cao su thiên nhiên ngoại quan và thương mại tổng hợp tại Thanh Đảo là 685.800 tấn, giảm 14.300 tấn tương đương 1,99%.

2. Giá dầu thô

- Giá xăng dầu bứt tốc hơn 2% ở phiên giao dịch cuối cùng của tuần không đủ để giúp giá dầu cắt đứt chuỗi giảm tuần. Giá dầu đánh dấu tuần giảm thứ 7 liên tiếp.

- Giá dầu thô Brent kỳ hạn tăng lên mức 75,84 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI của Mỹ cũng tăng lên mức 71,23 USD/thùng.

Biểu đồ 9

Nguồn: Bloomberg

3. Giá Ngoại tệ

- Tỷ giá ngày 8/12/2023 giảm xuống mức 24.050 đồng/USD.

Nguồn: Ngân hàng CPTM ngoại thương (VCB)

Nguồn : Ngân hàng BNM Malaysia

Nguồn : exchangerates.org.uk

Nguồn : exchangerates.org.uk

LỜI CÁM ƠN

Ban biên Tập bản tin thị trường của Ban Thị trường Kinh doanh chân thành cảm ơn Hiệp hội các quốcgia sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) đã cung cấp thông tin cập nhật thường xuyên, kịp thời thông qua tổ thư ký thành viên ANRPC và Hiệp hội cao su Việt Nam.

Cảm ơn các Công ty thành viên của Tập Đoàn cao su Việt Nam đã cung cấp thông tin thị trường vàgiao dịch trong nước góp phần phong phú thêm cho nội dung bản tin cũng như cổ vũ và ủng hộ bản tin ngày càng chất lượng hơn.

KHUYẾN CÁO

1. Các thông tin, tuyên bố, dự đoán trong bản báo cáo này, bao gồm cả các nhận định cá nhân, là dựa trên các nguồn thông tin tin cậy, tuy nhiên VRG không đảm bảo sự chính xác và đầy đủ của các nguồnthông tin này. Các nhận định trong bản báo cáo này được đưa ra dựa trên cơ sở phân tích chi tiết vàcẩn thận, theo đánh giá chủ quan của chúng tôi, là hợp lý trong thời điểm đưa ra báo cáo. Các nhậnđịnh trong báo cáo này có thể thay đổi bất kì lúc nào mà không báo trước. VRG sẽ không chịu tráchnhiệm đối với tất cả hay bất kỳ thiệt hại nào hay sự kiện bị coi là thiệt hại đối với việc sử dụng toàn bộhay bất kỳ thông tin hoặc ý kiến nào của báo cáo này.

“Bản tin thị trường của Ban Thị trường kinh doanh (VRG) được biên tập dự trên các nguồn tài liệu chính thức như: 

- Thông tin cập nhật từ các sàn giao dịch future.
- Báo cáo định kỳ của Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên (ARNPC)
- Bản tin định kỳ của Hiệp Hội cao su Việt Nam.
- Các thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh, thu mua cung cấp từ các đơn vị thành viên của Tập Đoàn.
- …

2. Bản tin chỉ cung cấp cho lãnh đạo Tập Đoàn và các đơn vị Cty thành viên để theo dõi xu hướng của thị trường và chỉ được lưu hành nội bộ.

Một số phân tích và nhận định trong bản tin chỉ có tính tham khảo. Cá nhân tổ chức trong Tập Đoàn được chia sẻ bản tin này có thể sử dụng để có phân tích và nhận định riêng. VRG không chịu trách nhiệm việc sử dụng bản tin cho quyết định kinh doanh của tổ chức cá nhân cũng như không chịu trách nhiệm việc chia sẻ bản tin này cho các tổ chức, cá nhân không có trong danh mục được chia sẻ.“

3. VRG nghiêm cấm việc sử dụng, và mọi sự in ấn, sao chép hay xuất bản toàn bộ hay từng phần bản Báo cáo này vì bất kỳ mục đích gì mà không có sự chấp thuận của VRG.