TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CAO SU THẾ GIỚI TUẦN QUA
Giá CSTN trên các sàn giao dịch kỳ hạn và thị trường giao ngay tuần giảm nhưng đã tăng trở lại vào phiên cuối tuần. Một số nguyên nhân được các nhà phân tích nhận định, cụ thể như sau:
Yếu tố tích cực:
- Nguồn cung sản lượng nguyên liệu tiếp tục bị ảnh hưởng do mưa lớn tiếp tục kéo dài tại nhiều tỉnh phía Nam của Thái Lan.
- Các nhà đầu tư lạc quan rằng các biện pháp kích thích của Trung Quốc sẽ giúp tăng nhu cầu hàng hóa trong đó có CSTN từ quốc gia tiêu thụ cao su hàng đầu thế giới này.
- Giá dầu tăng trở lại do số liệu tồn kho dự trữ tại Mỹ sụt giảm.
Yếu tố tiêu cực:
- Mối lo ngại về rủi ro xung đột thương mại do những động thái của Hoa Kỳ về áp thuế quan khi Ông Donald Trump nhậm chức.
- khối lượng giao dịch thưa thớt khi bước vào thời điểm chuẩn bị kết thúc năm
- Đồng đô la Mỹ vẫn duy trì ở mức cao.
- Tồn kho tại Thanh Đảo duy trì đà tăng trở lại.
1. Giá giao dịch cao su kỳ hạn (Future):
Giá RSS3 trên các sàn giao dịch có diễn biến không tương đồng nhau. Giá RSS trên sàn Shanghai tăng giá từ đầu tuần đến giữa tuần sau đó quay đầu giảm giá ở hai phiên cuối tuần; giá trên sàn JPX tăng giá từ đầu tuần đến giữa tuần sau đó giảm giá ở phiên gần cuối tuần trước khi tăng giá trở lại ở phiên cuối tuần; giá trên sàn SGX giữ giá từ đầu tuần đền phiên gần cuối tuần sau đó tăng giá ở phiên cuối tuần. So với giá bình quân tuần trước, giá RSS3 trên các sàn tuần này có đều giảm, cụ thể: giá trên trên sàn SGX giảm -2,39%, trên sàn JPX giảm -3,73%, trên sàn Shanghai giảm -6,23%.
Giá TSR20 trên SGX và giá tham chiếu SMR10/20 trên MRB có diễn biến không tương đồng nhau. Giá TSR20 tăng giá ở hai phiên đầu tuần sau đó quay đầu giảm giá ở phiên gần cuối tuần trước khi tăng giá trở lại ở phiên cuối tuần; giá SMR10/20 giảm giá ở hai phiên đầu tuần sau đó tăng giá ở phiên gần cuối tuần trước khi quay đầu giảm giá ở phiên cuối tuần. So với tuần trước, giá bình quân của TSR20 và giá SMR10/20 tuần này đều giảm, cụ thể: giá TSR 20 giảm -2,09%, giá tham chiếu SMR10/20 giảm -1,88%/-1,89%.
Đối với giá tham chiếu CV, L và Latex trên MRB có diễn biến giảm giá trong cả tuần. So với tuần trước, giá các sản phẩm CV, L và Latex đều giảm, cụ thể: giá CV giảm -0,43%; giá L giảm -0,43%; Latex giảm -0,6%.
Diễn biến giá trung bình trên các sàn giao dịch tương lai tuần qua sau:
2. Giá cao su thị trường giao ngay (Physical):
Giá RSS3 trên thị trường giao ngay giảm giá từ đầu tuần đến phiên gần cuối tuần trước khi tăng giá trở lại ở phiên cuối tuần. So với tuần trước, giá bình quân RSS3 giao ngay tuần này giảm -125,38 USD/tấn, tương đương giảm -5,16%.
Giá V20 trên các thị trường giao ngay có không tương đồng nhau trong tuần. Giá STR20 diễn biến răng cưa trong tuần; trong khi đó, giá SMR20 giữ giá ở hai phiên đầu tuần sau đó tăng giá ở phiên gần cuối tuần trong cả tuần trước khi quay đầu giảm ở phiên cuối tuần. So với tuần trước, giá bình quân giá STR 20 giảm -4,28%, giá SMR 20 giảm -1,92%.
Giá Latex trên thị trường giao ngay giảm giá từ đầu tuần đến cuối tuần. So với tuần trước, giá bình quân Latex giảm -129,89 USD/tấn tương đương giảm -7,78%.
Diễn biến giá trung bình các sản phẩm cao su trên thị trường giao ngay tuần qua:
DIỄN BIẾN CỤ THỂ TRÊN CÁC SÀN GIAO DỊCH FUTURE TUẦN QUA
1. Tại Sàn SGX - Singapore (giao dịch kỳ hạn tháng 02/2025):
Giá RSS3 có các phiên tăng và giảm giá trong tuần. Từ đầu tuần đến phiên gần cuối tuần giá giữ ở mức 2.330 USD/tấn, đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh tăng lên mức 2.390 USD/tấn.
Giá TSR 20 có các phiên tăng và giảm giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức 1.895 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh tăng giá lên mức 1.927 USD/tấn, tiếp sau đó có phiên điều chỉnh giảm giá xuống mức 1.926 USD/tấn, đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh tăng lên mức cao nhất tuần là 1.946 USD/tấn.
Khối lượng giao dịch chủ yếu vẫn là TSR 20, tăng ở phiên đầu tuần và bật tăng mạnh ở phiên cuối tuần, các phiên còn lại đều giảm. Lượng giao dịch RSS3 vẫn duy trì ở mức thấp.
Biểu đồ 1 Biểu đồ 2
Nguồn: SGX
2. Giá tham chiếu trên MRB – Malaysia:
Giá SMR CV và SMR L giảm giá trong cả tuần. Phiên đầu tuần giá ở mức 2.770/2.747,5 USD/tấn, sau đó có các phiên điều chỉnh giảm liên tiếp đến phiên cuối tuần giá điều xuống mức thấp nhất tuần là 2.699/2.676 USD/tấn. (Chi tiết tại Biểu đồ 3).
Giá SMR 10/20 có các phiên tăng và giảm giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức 1.995,5/1.994 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh giảm giá xuống mức thấp nhất tuần là 1.994/1936,5 USD/tấn, tiếp đến có phiên điều chỉnh tăng giá lên mức cao nhất tuần là 2.007/1995,5 USD/tấn, đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh giảm xuống mức 2.003,5/1.992,5 USD/tấn.
Giá cao su Latex giảm giá trong cả tuần. Đầu tuần giá ở mức 1.606,5 USD/tấn, sau đó điều chỉnh giảm liên tiếp đến phiên cuối tuần xuống mức thấp nhất tuần là 1.563,5 USD/tấn. (Chi tiết tại Biểu đồ 4)
Biểu đồ 3 Biểu đồ 4
Nguồn: MRB
3. Tại Sàn Tocom/Osaka - Nhật Bản (giao dịch kỳ hạn tháng 05/2025):
Giá cao su RSS3 có các phiên tăng và giảm giá trong tuần. Phiên đầu tuần giá ở mức 2.313,9 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh tăng liên tiếp giá lên mức cao nhất tuần là 2.379 USD/tấn, tiếp đó có phiên điều chỉnh giảm giá xuống mức 2.339,3 USD/tấn, đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh tăng lên mức 2.346,9 USD/tấn.
Khối lượng giao dịch tăng ở phiên đầu tuần, giảm ở các phiên còn lại.
Biểu đồ 5 Biểu đồ 6
Nguồn: JPX
4. Tại Sàn Thượng Hải – Trung Quốc (giao dịch kỳ hạn tháng 05/2025) :
Giá cao su RSS3 có các phiên tăng và giảm giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức 2.394,8 USD/tấn, sau đó có các phiên điều chỉnh tăng liên tiếp giá lên mức cao nhất tuần là 2.423,4 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh giảm và đến phiên cuối tuần giá giảm xuống mức 2.411,2 USD/tấn.
Khối lượng giao dịch tăng ở đầu tuần, giảm ở các phiên còn lại.
Biểu đồ 7 Biểu đồ 8
Nguồn: Shanghai
DIỄN BIẾN GIÁ CAO SU TRÊN THỊ TRƯỜNG GIAO NGAY CHÂU Á
Diễn biến giá cao su trong hai tuần gần nhất, cụ thể như sau:
NHẬN ĐỊNH XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG CAO SU TRONG NGẮN HẠN
Giá CSTN trên thị trường kỳ hạn và giao ngay trong tuần qua dù trung bình tuần vẫn giảm nhưng đã bật tăng trở lại vào cuối tuần do các nhà đầu tư lạc quan rằng các biện pháp kích thích của Trung Quốc sẽ giúp tăng nhu cầu từ quốc gia tiêu thụ cao su hàng đầu thế giới này.
Trong ngắn hạn, giá CSTN có thể sẽ còn chịu tác động từ các yếu tố tích cực và tiêu cực, cụ thể:
1. Cung cầu cao su thiên nhiên toàn cầu:
Năm 2024, sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu được ANRPC dự báo tăng 4,5% so với năm 2023 lên 14,539 triệu tấn. Trong khi đó, tiêu thụ cao su tự nhiên toàn cầu dự kiến sẽ tăng 1,4% so với năm 2023, lên 15,38 triệu tấn trong năm 2024. Mặc dù tăng trưởng sản xuất cao hơn so với tăng trưởng tiêu thụ nhưng với dự báo này sản lượng toàn cầu vẫn thiếu hụt khoảng 841.000 tấn so với tiêu dùng.
Sản lượng khai thác hiện đang tiếp tục suy giảm do tiếp tục ảnh hưởng của mưa kéo dài tại Nam Thái Lan. Thêm vào đó là mùa ngưng cạo hàng năm đối với cây cao su sắp tới sẽ khiến nguồn cung càng thắt chặt trong những tháng tới.
Trang thông tin tài chính Trung Quốc Hexun Futures cho biết hoạt động khai thác cao su đã dừng lại tại các vùng sản xuất ở Vân Nam và Hải Nam của Trung Quốc. Trong khi đó, hoạt động cạo mủ tại Indonesia và Malaysia bị gián đoạn bởi mưa.
Tính đến ngày 22/12/2024, Tổng tồn kho cao su thiên nhiên tại Thanh Đảo tăng lên mức mới là 470.000 tấn, tăng 18.000 tấn hay 3,9% so với kỳ trước.
2. Yếu tố giá Dầu:
Giá dầu thô Brent giao sau tại London phiên Thứ Sáu (27/12) tăng 0,91 USD/thùng, tương đương tăng 1,2%, chốt ở mức 74,17 USD/thùng. Giá dầu thô WTI giao sau tại New York tăng 0,98 USD/thùng, tương đương tăng 1,4%, chốt ở 70,6 USD/thùng. Cả tuần, giá dầu Brent và WTI đều tăng khoảng 1,4%.
Phiên tăng này của giá dầu diễn ra sau khi báo cáo hàng tuần từ Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho biết lượng dầu thô tồn trữ của nước này giảm 4,2 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 20/12 do các nhà máy lọc dầu đẩy mạnh hoạt động và nhu cầu tiêu thụ xăng dầu cũng tăng mạnh trong kỳ nghỉ lễ. Mức giảm này lớn hơn mức dự báo giảm 1,9 triệu thùng mà các nhà phân tích đưa ra một cuộc khảo sát của Reuters.
Tuần này, giá dầu được hỗ trợ bởi những tia hy vọng mới về triển vọng kinh tế Trung Quốc - nước nhập khẩu nhiều dầu nhất thế giới. Hôm thứ Năm, Ngân hàng Thế giới (WB) nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2024-2025. Cùng với đó, giới thạo tin tiết lộ với Reuters trong tuần này rằng Trung Quốc có thể phát hành 3 nghìn tỷ nhân dân tệ (411 tỷ USD) trái phiếu đặc biệt để kích thích kinh tế trong năm tới.
Ngoài ra, tình hình Trung Đông và chiến tranh Nga-Ukraine tiếp tục căng thẳng cũng là những nhân tố hỗ trợ giá dầu, dù xu hướng tăng của đồng USD tiếp tục gây áp lực giảm giá lên “vàng đen”.
3. Tình hình kinh tế Mỹ và các thông tin về FED:
Chỉ số S&P 500 giảm 1,11%, còn 5.970,84 điểm. Chỉ số Nasdaq mất 1,49%, còn 19.722,03 điểm. Dù vậy, cả ba chỉ số vẫn hoàn tất một tuần tăng điểm, phù hợp với xu hướng tăng điểm của thị trường trong dịp Giáng sinh hàng năm, được biết đến với cái tên “Santa Claus rally”. Tính cả tuần, Dow Jones tăng 0,4%, chấm dứt chuỗi 3 tuần giảm liên tiếp. S&P 500 tăng 0,7% và Nasdaq tăng gần 0,8%.
Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm mạnh trong năm nay, với Dow Jones tăng 14%, S&P 500 tăng 25% và Nasdaq tăng 31% từ đầu năm.
Giới phân tích cho rằng đà tăng của lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ có thể đã giữ vai trò là nhân tố gây áp lực giảm chính lên giá cổ phiếu ở Phố Wall trong tuần này. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng hơn 4 điểm cơ bản trong phiên ngày thứ Sáu, đạt mức 4,627% vào cuối phiên, sau khi đạt mức cao nhất từ tháng 5 trong phiên ngày thứ Năm.
Kể từ khi ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ, giới đầu tư lo ngại rằng các chính sách mà ông đã hứa với cử tri gồm áp thuế quan lên hàng hóa nhập khẩu, trục xuất người nhập cư trái phép và giảm thuế có thể sẽ cản trở chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Vì vậy, các kỳ vọng liên quan tới việc Fed giảm lãi suất trong năm 2025 đã giảm xuống, phản ánh qua việc lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng lên.
4. Đồng đô la Mỹ:
Đồng đô la Mỹ tuần này vẫn duy trì sức mạnh, chốt phiên ngày Thứ Sáu (17/12) chỉ số đô la được giao dịch ở mức ở mức 108,01. Đồng đô la Mỹ tăng cao tác động tiêu cực tới thị trường hàng hoá trong đó có CSTN.
Trong khi đó, Đồng yen đã giảm xuống mức thấp nhất trong năm tháng và hiện ở mức 157,19 đổi một USD, sau khi đã giảm 4,7% trong tháng này, làm dấy lên cảnh báo về khả năng can thiệp từ các cơ quan chức năng Nhật Bản. Đồng yen Nhật yếu hơn khiến tài sản tính bằng đồng tiền này trở nên hấp dẫn hơn đối với người mua nước ngoài.
5. Tình hình kinh tế Trung Quốc:
Hôm 26/12, Trung Quốc đã điều chỉnh tăng quy mô nền kinh tế thêm 2,7%, nhưng cho biết thay đổi này sẽ có ít tác động đến tăng trưởng trong năm nay, khi các nhà hoạch định chính sách cam kết nhiều biện pháp kích thích hơn để thúc đẩy tăng trưởng vào năm 2025.
Trong khi đó, WB cho biết đã điều chỉnh dự báo về tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2025 của Trung Quốc lên 4,5%, cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với lần dự báo trước. Cơ sở của việc nâng triển vọng tăng trưởng là một loạt biện pháp nới lỏng chính sách mà Bắc Kinh công bố trong 3 tháng qua, cũng như sức mạnh trong khu vực xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Ngoài ra, WB cũng tăng mức dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm nay thêm 0,1 điểm phần trăm, lên 4,9%, xấp xỉ mục tiêu tăng trưởng cả năm mà Chính phủ nước này đề ra là khoảng 5%. Trong 9 tháng đầu năm nay, Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng 4,8%.
Theo thông báo của Bộ Tài chính Trung Quốc, nước này có kế hoạch tăng cường hỗ trợ tài chính cho tiêu dùng vào năm tới bằng cách tăng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm y tế cho người dân, đồng thời mở rộng chương trình đổi hàng tiêu dùng. Chính quyền Trung Quốc đã đồng ý phát hành 3 nghìn tỷ nhân dân tệ (411,04 tỷ USD) trái phiếu kho bạc đặc biệt vào năm tới, nhằm tăng cường kích thích tài chính để phục hồi nền kinh tế đang suy yếu.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh chuẩn bị ứng phó tác động từ việc tăng thuế quan của Mỹ đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc khi Tổng thống đắc cử Donald Trump chính thức nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai vào tháng 1/2025.
Chính phủ Trung Quốc đã chuyển trọng tâm kinh tế theo hướng tăng đầu tư vào sản xuất công nghệ cao và công nghiệp. Tuy nhiên, đang có một mối lo ngày càng lớn rằng xuất khẩu, vốn đang là một động lực thúc đẩy tăng trưởng chủ lực của kinh tế Trung Quốc, có thể phải đối mặt với mối đe dọa mới về thuế quan trong nhiệm kỳ sắp tới của Tổng thống đắc cử Donald Trump, người sẽ trở lại Nhà Trắng vào ngày 20/1/2025.
Tóm lại, trong ngắn hạn giá CSTN đang được hỗ trợ từ nguồn cung dự báo thiếu hụt trong các tháng nghỉ vụ trong năm tới; giá dầu tăng trở lại; sự lạc quan với các biện pháp kích thích kinh tế của Trung Quốc. Tuy nhiên giá đô la Mỹ vẫn duy trì ở mức cao; cùng nỗi lo ngại từ việc áp thuế của Mỹ đối với hàng Trung Quốc vẫn có thể tiếp tục ảnh hưởng đến giá CSTN trong thời gian tới.
CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN
1. Thông tin từ thị trường Trung Quốc và các khu vực khác:
- Theo số liệu hải quan Trung Quốc công bố, trong tháng 11/2024, nhập khẩu mủ cao su thiên nhiên của Trung Quốc đạt 37.300 tấn, tăng 16,14% so với tháng trước nhưng giảm 14,79% so với cùng kỳ năm 2023. Từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2024, tổng lượng mủ cao su thiên nhiên nhập khẩu của Trung Quốc là 314.400 tấn, giảm 23,19% so với cùng kỳ năm 2023.
- Tính đến ngày 22/12/2024, Tổng tồn kho cao su thiên nhiên tại Thanh Đảo tăng lên mức mới là 470.000 tấn, tăng 18.000 tấn hay 3,9% so với kỳ trước.
2. Giá Dầu thô:
- Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần (ngày 27-12), giá dầu tăng hơn 1%, ghi nhận mức tăng hằng tuần với khối lượng giao dịch thấp. Sự leo dốc này của giá dầu được hỗ trợ bởi lượng dầu thô tồn kho của Mỹ giảm nhiều hơn dự kiến. Tính cả tuần, giá dầu Brent và WTI đều tăng khoảng 1,4%.
- Giá dầu Brent tăng lên mức 70,6 USD/thùng. Giá dầu WTI của Mỹ tăng lên mức 74,17 USD/thùng.
Biểu đồ: 10
Nguồn: Bloomberg
3. Giá Ngoại tệ:
- Tỷ giá ngày 27/12/2024 tăng lên mức 25.238 đồng/USD.
Nguồn: Ngân hàng CPTM ngoại thương (VCB)
Nguồn : Ngân hàng BNM Malaysia
Nguồn : exchangerates.org.uk
Nguồn : exchangerates.org.uk
Ghi chú
- Thông tin cập nhật từ các sàn giao dịch future.
- Báo cáo định kỳ của Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su (ARNPC)
- Bản tin định kỳ của Hiệp Hội cao su Việt Nam.
- Các thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh, thu mua cung cấp từ các đơn vị thành viên của Tập Đoàn.
- ...
2. Bản tin chỉ cung cấp cho lãnh đạo Tập Đoàn và các đơn vị Cty thành viên để theo dõi xu hướng của thị trường và chỉ được lưu hành nội bộ.