• 177 Hai Bà Trưng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
  • (84-8) 39 327 341

TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CAO SU THẾ GIỚI TUẦN QUA

Giá CSTN trên các sàn giao dịch kỳ hạn và thị trường giao ngay tuần qua có diễn biến không tương đồng nhau tuy nhiên đều theo xu hướng giảm. Một số nguyên nhân được các nhà phân tích chỉ ra, cụ thể như sau:

i. Sau chuỗi tăng liên tiếp hoạt động bán chốt lời của các quỹ đầu cơ tiếp tục diễn ra trong bối cảnh lo ngại mới về nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại.

ii. Đồng Dollar Mỹ duy trì ở mức cao cùng đồng Yen suy yếu đi cũng ảnh hưởng tới thị trường hàng hoá trong đó có CSTN.

iii. Giá dầu tuần này tiếp tục duy trì ở mức cao vẫn đang hỗ trợ cho giá CSTN

1. Giá giao dịch cao su kỳ hạn (Future)

Giá RSS3 trên các sàn giao dịch có diễn biến không tương đồng nhau. Giá trên sàn Shanghai tăng giá ở hai phiên đầu tuần sau đó quay đầu giảm đến phiên gần cuối tuần trước khi tăng trở lại ở phiên cuối tuần; trên sàn JPX tăng giá từ đầu đến giữa tuần sau đó giảm giá ở phiên gần cuối tuần trước khi tăng trở lại ở phiên cuối tuần; giá trên sàn SGX tăng ở hai phiên đầu tuần sau đó quay đầu giảm giá đến cuối tuần. So với giá bình quân tuần trước, giá RSS3 trên các sàn tuần này đều giảm, cụ thể: giá trên trên sàn SGX giảm -3,39%, trên sàn JPX giảm -7,55%, giá trên sàn Shanghai giảm -4,37%.

Giá TSR20 trên SGX và giá tham chiếu SMR10/20 trên MRB có diễn biến răng cưa trong tuần. So với tuần trước, giá bình quân của TSR20 và giá SMR10/20 tuần này đều giảm, cụ thể: giá TSR20 giảm 4,65%, giá tham chiếu SMR10/20 giảm -4,3%/-4,29%.

Đối với giá tham chiếu CV, L và Latex trên MRB có diễn biến răng cưa trong tuần. So với tuần trước, giá các sản phẩm CV, L và Latex đều tăng nhẹ, cụ thể: giá CV tăng +0,97%; giá L tăng +1,01%; Latex tăng +1,08%.

Diễn biến giá trung bình trên các sàn giao dịch tương lai tuần qua sau:

Chủng loại Giá tuần 18/3 đến 22/3/2024 (USD/tấn) Giá tuần 25/3 đến 29/3/2024 (USD/tấn) Thay đổi
USD %
RSS3 SGX 2.508,60 2.423,50 -85,10 - 3,39
TSR20 SGX 1.712,20 1.632,50 -79,70 - 4,65
SMR CV 2.759,40 2.786,18 26,78 + 0,97
SMR L 2.737,90 2.765,67 27,77 + 1,01
SMR10 1.727,90 1.653,50 -74,40 - 4,30
SMR20 1.717,00 1.642,67 -74,33 - 4,29
Latex 1.604,93 1.122,34 17,41 + 1,08
RSS3 JPX 2.302,31 2.128,26 174,05 - 7,55
RSS3 Shanghai 2.118,03 20025,52 -92,51 - 4,37

2. Giá cao su thị trường giao ngay (Physical):

Giá RSS3 trên thị trường giao ngay có diễn biến răng cưa trong tuần. So với tuần trước, giá bình quân RSS3 giao ngay tuần giảm -175,4 USD/tấn tương đương giảm -6,47 %.

Giá V20 trên các thị trường giao ngay có diễn biến không tương đồng nhau. Giá STR20 tăng giá hai phiên đầu tuần trước khi quay đầu giảm đến cuối tuần; giá SMR20 giữ ổn định hai phiên đầu tuần sau đó giảm giá ở phiên giữa tuần trước khi quay đầu tăng giá ở phiên gần cuối tuần. So với tuần trước, giá bình quân giá STR20 giảm -5,22%, giá SMR20 giảm -4,59 %

Giá Latex trên thị trường giao ngay giảm giá trong cả tuần. So với tuần trước, giá bình quân giá Latex giảm 51 USD/tấn tương đương giảm -3,06%.

Diễn biến giá trung bình các sản phẩm cao su trên thị trường giao ngay tuần qua:

DIỄN BIẾN CỤ THỂ TRÊN CÁC SÀN GIAO DỊCH FUTURE TUẦN QUA

1. Tại Sàn SGX - Singapore (giao dịch kỳ hạn tháng 5/2024)

Giá RSS3 có các phiên tăng và giảm giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức 2.450 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh tăng giá lên mức 2.482 USD/tấn, tiếp đó có phiên điều chỉnh giảm đến phiên cuối tuần xuống mức thấp nhất tuần là 2.330 USD/tấn.

Giá TSR 20 có diễn biến răng cưa trong tuần. Đầu tuần giá ở mức 1.639 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh tăng giá lên mức 1.652 USD/tấn, tiếp đó có phiên điều chỉnh giảm giá xuống mức 1.612 USD/tấn, đến phiên cuối tuần giá tăng lên mức 1.627 USD/tấn.

Khối lượng giao dịch chủ yếu vẫn là TSR 20, giá tăng bật tăng mạnh ở phiên cuối tuần, các phiên còn lại đều giảm. Lượng giao dịch RSS3 vẫn duy trì ở mức thấp. 

    

Nguồn: SGX

2. Giá tham chiếu trên MRB – Malaysia

Giá SMR CV và SMR L có các phiên tăng và giảm giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức 2.776/2.754 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh tăng giá tăng lên mức ao nhất tuần là 2.792/2.771 USD/tấn, đến phiên giữa tuần giá điều chỉnh giảm về mức 2.791/2.769,5 USD/tấn. (Chi tiết tại Biểu đồ 3).

Giá SMR 10/20 có các phiên tăng và giảm giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức 1.655,5/1.645 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh tăng giá tăng lên mức cao nhất tuần là 1.660/1.649 USD/tấn, đến phiên giữa tuần giá điều chỉnh giảm xuống mức thấp nhất tuần là 1.645/1.634 USD/tấn.

Giá cao su Latex có các phiên tăng và giảm giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức 1.618,7 USD/tấn, sau đó các phiên điều chỉnh tăng giá lên mức cao nhất tuần là 1.625 USD/tấn, đến phiên giữa tuần giá giá điều chỉnh giảm xuống mức 1.623,3 USD/tấn. (Chi tiết tại Biểu đồ 4)

   

Nguồn: MRB

3. Tại Sàn Tocom/Osaka - Nhật Bản (giao dịch kỳ hạn tháng 8/2024)

Giá cao su RSS3 có các phiên tăng và giảm giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức 2.085,3 USD/tấn, tiếp đó có các phiên điều chỉnh tăng liên tiếp giá lên mức 2.139,5 USD/tấn, tiếp sau đó có phiên điều chỉnh giảm giá giảm xuống mức 2.117,6 USD/tấn, đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh tăng lên mức cao nhất tuần là 2.179,1 USD/tấn.

Khối lượng giao dịch tăng ở phiên đầu tuần và phiên gần cuối tuần, giảm ở các phiên còn lại.

 

Nguồn: JPX

4. Tại Sàn Thượng Hải – Trung Quốc (giao dịch kỳ hạn tháng 9/2024)

Giá cao su RSS3 có các phiên tăng và giảm giá trong tuần. Đầu tuần giá ở mức là 2.040,8 USD/tấn, sau đó có phiên điều chỉnh tăng lên mức 2.043,8 USD/tấn, tiếp đó có các phiên điều chỉnh giảm liên tiếp giá giảm xuống mức thấp nhất tuần là 2.004,1 USD/tấn, đến phiên cuối tuần giá điều chỉnh tăng lên mức 2.022,7 USD/tấn.

Khối lượng giao dịch tăng ở phiên hai đầu tuần và phiên cuối tuần, các phiên còn lại đều giảm.

Nguồn: Shanghai

DIỄN BIẾN GIÁ CAO SU TRÊN THỊ TRƯỜNG GIAO NGAY CHÂU Á

Diễn biến giá cao su trong hai tuần gần nhất, cụ thể như sau:

NHẬN ĐỊNH XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG CAO SU TRONG NGẮN HẠN

Diễn biến giá CSTN trong tuần qua tương đồng với nhận định của Bản tin thị trường lần thứ 8, cụ thể: “trong ngắn hạn, bất chấp nguồn cung CSTN khan hiếm, giá CSTN có thể vẫn tiếp tục suy giảm do các quỹ đầu tư tiếp tục chốt lời, đồng Dollar Mỹ mạnh lên và các thông tin không tích cực từ nền kinh tế Trung Quốc”.

Trong ngắn hạn, giá CSTN có thể tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố thuận lợi và bất lợi đan xen nhau, cụ thể:

1. Cung cầu cao su thiên nhiên toàn cầu

Giá mủ nguyên liệu tuần qua có xu hướng giảm theo giá thành phẩm khi mùa ngưng cạo hàng năm tại khu vực Đông Nam Á sắp kết thúc.

Tổng sản lượng thế giới trong ba tháng từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2024 dự kiến sẽ thiếu tiêu thụ 1,0 triệu tấn. Tình trạng này còn có thể còn kéo dài tới tháng 8/2024.

Tuy nhiên, nguồn cung nguyên liệu sẽ cải thiện khi mức giá vẫn hấp dẫn sẽ khiến cho những tiểu điền có thể bắt đầu mùa cạo mới sớm hơn nhất là ở khu vực Nam Thái Lan khi kết thúc tháng ăn chay Ramadan của người Hồi giáo vào khoảng 12/04/2024.

Trong khi đó, Thái Lan đã xuất khẩu tổng cộng 711.000 tấn cao su tự nhiên và cao su hỗn hợp trong hai tháng đầu năm 2024, giảm 17,5% so với cùng kỳ năm ngoái; tổng xuất khẩu sang Trung Quốc là 374.000 tấn, giảm 36% so với cùng kỳ năm ngoái.

2. Yếu tố Giá dầu

Trên thị trường năng lượng, giá dầu thô Brent giao tháng 5 tại London tăng 1,39 USD/thùng, tương đương tăng 1,61%, chốt ở mức 87,48 USD/thùng. Giá dầu WTI giao sau tại New York tăng 1,82 USD/thùng, tương đương tăng 2,24%, chốt ở mức 83,17 USD/thùng. Giá cả hai loại dầu đều tăng hơn 2% trong tuần này và hoàn tất tháng tăng thứ ba liên tiếp.

Báo cáo điều chỉnh công bố ngày thứ Năm bởi Bộ Thương mại Mỹ cho thấy nền kinh tế Mỹ tăng trưởng 3,4% trong quý 1, cao hơn mức tăng 3,2% công bố lần đầu. Điều này củng cố khả năng nền kinh tế lớn nhất thế giới hạ cánh mềm, giúp các nhà giao dịch dầu lửa lạc quan hơn về triển vọng nhu cầu tiêu thụ dầu. Ngoài ra, xu hướng tăng điểm của thị trường chứng khoán Mỹ cũng là một nhân tố hỗ trợ giá dầu.

Một báo cáo của ngân hàng JPMorgan Chase nhấn mạnh rằng việc các ngân hàng trung ương lớn, gồm Fed và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tiến tới cắt giảm lãi suất trong năm nay, cũng là một yếu tố có lợi cho giá dầu.

Trong khi đó, căng thẳng địa chính trị tiếp tục đặt ra rủi ro đối với nguồn cung dầu. Cuộc chiến tranh Israel-Hamas ở dải Gaza chưa có hồi kết, trong khi Ukraine gần đây liên tục tấn công vào hạ tầng dầu khí của Nga.

3. Tình hình kinh tế Mỹ và chính sách của FED

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Năm (28/3), với chỉ số S&P 500 thiết lập một kỷ lục mới và hoàn tất quý 1 tăng mạnh nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Giá dầu thô tăng hơn 1 USD/thùng do triển vọng nguồn cung thắt chặt, và giá tiền ảo bitcoin cũng lấy lại mốc chủ chốt 70.000 USD.

Lúc đóng cửa, S&P 500 tăng 0,11%, đạt 5.254,35 điểm. Chỉ số Dow Jones tăng 47,29 điểm, tương đương tăng 0,12%, chốt ở mức 39.807,37 điểm. Đây là mức điểm đóng cửa cao chưa từng thấy của cả hai chỉ số. Trong phiên, S&P 500 cũng thiết lập một kỷ lục nội phiên mới.

Phiên ngày thứ Năm là phiên cuối tháng và cuối quý, vì thị trường sẽ đóng cửa nghỉ lễ Phục Sinh vào ngày thứ Sáu. Tính cả tháng, S&P 500 tăng 3,1%, Nasdaq tăng 1,8% và Dow Jones tăng 2,1%. Đây là tháng tăng thứ 5 liên tiếp của cả ba chỉ số.

Cơn sốt cổ phiếu trí tuệ nhân tạo (AI), khả năng hạ cánh mềm của nền kinh tế Mỹ, và kỳ vọng vào việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiến tới cắt giảm lãi suất đã giữ vai trò là những chất xúc tác cho thị trường đi lên trong tháng này, quý này.

Báo cáo hàng tuần từ Bộ Lao động Mỹ ngày thứ Năm cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 16/3 là 210.000, thấp hơn so với con số 211.000 mà các nhà kinh tế học đưa ra trong một cuộc khảo sát trước đó của hãng tin Dow Jones. Tuy nhiên, mức chênh lệch giữa con số thực tế và dự báo không lớn nên không ảnh hưởng nhiều đến triển vọng lãi suất Fed.

4. Đồng Đô la Mỹ

Chỉ số Đô la, đo lường sức mạnh của đồng tiền Mỹ so với sáu các loại tiền tệ ngang hàng khác vẫn duy trì đà tăng và được giao dịch ở mức 104.60 lúc đóng cửa ngày 28/03/2024. Đồng đô la mạnh hơn sẽ tác động tiêu cực đến giá cao su tự nhiên.

5. Tình hình kinh tế Trung Quốc

Theo báo Nikkei Asia, nhóm Big Four, gồm Ngân hàng Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc (ICBC), Bank of China (BOC), Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB) và Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC), ghi nhận tổng nợ xấu năm ngoái là 1,23 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 170 tỷ USD), tăng 10,3% so với mức 1,117 nghìn tỷ nhân tệ của năm trước đó.

Các nhà băng trên cho biết tình trạng nợ xấu gia tăng không ảnh hưởng tới lợi nhuận bởi họ có các điều khoản dự phòng và cũng đang đẩy mạnh kiểm soát rủi ro trong việc cho vay đối với các công ty bất động sản. Tuy nhiên, thực tế đang xuất hiện những tác động lan truyền từ cuộc khủng hoảng bất động sản.

Với tổng nợ xấu tăng 10% lên 353,3 tỷ nhân dân tệ, ICBC cho biết “tất cả các chỉ số lớn về chất lượng tài sản của ICBC đều nằm trong ngưỡng an toàn và đang có xu hướng ổn định, cải thiện hơn”, theo phó chủ tịch ngân hàng, ông Wang Jingwu, tại họp báo này 28/3.

Theo báo cáo của nhóm Big Four, các ngân hàng thu về lợi nhuận ít hơn từ các khoản cho vay mới trong bối cảnh lãi suất cho vay giảm. Trong khi đó, lợi nhuận từ sản phẩm quản lý tài sản như quỹ tương hỗ cũng mang về ít lợi nhuận hơn do các quy định hạn chế.

Có trụ sở tại Thẩm Quyến, China Merchants Bank, ngân hàng hàng đầu về quản lý tài sản ở Trung Quốc, ghi nhận nợ xấu bất động sản tăng 11,96% lên 17,2 tỷ nhân dân tệ trong năm 2023. Tổng nợ xấu của nhà băng này tăng 6,17% lên 61,6 tỷ nhân dân tệ.

Ông Zhu cho biết ngân hàng đã siết chặt quy định cho vay trong lĩnh vực bất động sản theo “danh sách trắng” được nhà chức trách Trung Quốc ban hành. Danh sách này được công bố hồi tháng 2 bởi cơ quan các quản lý tài chính và nhà ở nhằm hướng dẫn các ngân hàng hỗ trợ các dự án bất động sản đang cần vốn. Tập đoàn bất động sản đang gặp khủng hoảng Country Garden cũng có 272 dự án trong danh sách này.

Tóm lại, thị trường có thể vẫn chịu áp lực từ hoạt động chốt lời đã diễn ra từ cuối tuần trước, cùng với sự duy trì đà tăng của đồng USD có thể khiến cho thị trường có những sự điều chỉnh giảm nhất định. Tuy nhiên, yếu tố nguồn cung thiếu hụt và giá dầu giữ đà tăng sẽ tiếp tục hổ trợ cho giá cao su duy trì ở mức cao hiện nay trong ngắn hạn.

CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN

1. Thông tin từ thị trường Trung Quốc và các khu vực khác

- Theo tin tức Thái Lan ngày 27 tháng 3, Cục Cao su Thái Lan đã hợp tác với các doanh nghiệp tư nhân Nhật Bản để sản xuất nhiên liệu sinh học từ hạt cao su mở ra nguồn thu nhập mới cho nông dân.

- Tổng cộng, Thái Lan đã xuất khẩu tổng cộng 711.000 tấn cao su tự nhiên và cao su hỗn hợp trong hai tháng đầu năm 2024, giảm 17,5% so với cùng kỳ năm ngoái; tổng xuất khẩu sang Trung Quốc là 374.000 tấn, giảm 36% so với cùng kỳ năm ngoái.

- Tính đến ngày 24 tháng 3 năm 2024, tồn kho cao su tự nhiên xã hội của Trung Quốc là 1,563 triệu tấn, tăng 3.200 tấn hay 0,21% so với kỳ trước. Tổng tồn kho cao su thiên nhiên ngoại quan và thương mại tổng hợp tại Thanh Đảo là 668.000 tấn, tăng 11.800 tấn hay 1,80% so với kỳ trước.

2. Giá dầu thô

- Giá dầu đã lấy lại đà tăng ở phiên giao dịch thứ 4 và cũng là phiên giao dịch cuối cùng của tuần. Trong phiên này, giá dầu tăng khoảng 2% do triển vọng OPEC+ tiếp tục cắt giảm sản lượng đến hết năm 2024 và Mỹ giảm số lượng giàn khoan.

- Giá dầu Brent tăng lên mức 87 USD/thùng. Giá dầu WTI của Mỹ tăng  83,17 USD/thùng.

Biểu đồ 9

Nguồn: Bloomberg

3. Giá Ngoại tệ

- Tỷ giá ngày 29/3/2024 tăng lên mức 24.630 đồng/USD.

Nguồn: Ngân hàng CPTM ngoại thương (VCB)

Nguồn : Ngân hàng BNM Malaysia

Nguồn : exchangerates.org.uk

Nguồn : exchangerates.org.uk

Ghi chú

1. “Bản tin thị trường của Ban Thị Trưởng kinh doanh (Ban TTKD Tập Đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam) được biên tập dự trên các nguồn tài liệu chính thức như:
  • Thông tin cập nhật từ các sàn giao dịch future.
  • Báo cáo định kỳ của Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su (ARNPC)
  • Bản tin định kỳ của Hiệp Hội cao su Việt Nam.
  • Các thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh, thu mua cung cấp từ các đơn vị thành viên của Tập Đoàn.
  • ...

2. Bản tin chỉ cung cấp cho lãnh đạo Tập Đoàn và các đơn vị Cty thành viên để theo dõi xu hướng của thị trường và chỉ được lưu hành nội bộ.

3. Một số phân tích và nhận định trong bản tin chỉ có tính tham khảo. Cá nhân tổ chức trong Tập Đoàn được chia sẻ bản tin này có thể sử dụng để có phân tích và nhận định riêng. Ban TTKD không chịu trách nhiệm việc sử dụng bản tin cho quyết định kinh doanh của tổ chức cá nhân cũng như không chịu trách nhiệm việc chia sẻ bản tin này cho các tổ chức, cá nhân không có trong danh mục được chia sẻ. “