I. Giá cao su thiên nhiên thế giới
TT |
Sàn giao dịch |
Chủng loại |
Đơn vị tính |
Giá |
Giá |
Thay đổi |
|
USD |
% |
||||||
1 |
OSE |
RSS3 |
USD/T |
2,462 |
2,443 |
-20 |
-0.8 |
2 |
SHANGHAI |
RSS3 |
USD/T |
2,448 |
2,439 |
-09 |
-0.4 |
3 |
SGX |
RSS3 |
USD/T |
2,426 |
2,425 |
-01 |
0.0 |
TSR20 |
USD/T |
2,038 |
2,039 |
+1 |
0.0 |
||
4 |
MRE |
SMRCV |
USD/T |
2,671 |
2,677 |
+7 |
+0.2 |
SMR20 |
USD/T |
2,097 |
2,083 |
-14 |
-0.6 |
||
LATEX |
USD/T |
1,547 |
1,555 |
+8 |
+0.5 |
II. Giá các sản phẩm cao su giao ngay
Chủng loại |
Giá |
Giá |
Thay đổi |
Tỷ lệ % |
|
RSS3 |
2,385 |
2,392 |
+7 |
+0.3 |
|
STR20 |
2,153 |
2,201 |
+48 |
+2.2 |
|
SMR20 |
2,090 |
2,080 |
-10 |
-0.5 |
|
SIR20 |
2,020 |
2,030 |
+10 |
+0.5 |
|
Thai Latex 60% (Bulk) |
1,519 |
1,523 |
+04 |
+0.3 |
|
Thai Latex 60% (Drums) |
1,619 |
1,623 |
+04 |
+0.2 |
III. Các thông tin thị trường liên quan
Giá cao su thế giới ngày 19/02/2025, tại sàn Tocom và SHFE đồng loạt giảm. Giá RSS3 tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) giao tháng 3/2025 quay đầu giảm nhẹ 0,6 yên; về mức 378,50 yen/kg. Còn giao tháng 5/2025 giảm 1,2 yên; ở mức 375,60 yen/kg. Tại sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá mủ cao su tự nhiên giao kỳ hạn tháng 3/2025 giảm thêm 10 CNY; về mức 17.600 CNY/tấn. Còn giao kỳ hạn tháng 5/2025 giảm nhẹ 05 CNY; ở mức 17.815 CNY/tấn.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), trong tháng 1-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 160.632 tấn cao su, trị giá 298,7 triệu USD (giảm 23,7% về lượng nhưng tăng 0,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024). Mặc dù sản lượng giảm khá lớn nhưng giá trị vẫn tăng là nhờ giá cao su xuất khẩu trung bình của Việt Nam trong tháng 1-2025 đạt 1.859 USD/tấn (tăng 31,7% so với cùng kỳ năm 2024).
Giá cao su được dự báo sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong thời gian tới do hạn chế về nguồn cung khi các vườn cao su đang trong giai đoạn ngừng khai thác vì đang vào mùa thay lá (từ tháng 2 đến tháng 5 hàng năm).
Tháng 1/2025, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang hầu hết thị trường tiêu thụ chính đều giảm so với tháng 12/2024. Còn so với tháng 1/2024, lượng cao su xuất khẩu sang các thị trường Malaysia, Indonesia, Hoa Kỳ tăng rất mạnh, trong khi Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ… lại giảm. Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam trong tháng đầu năm 2025, chiếm tỷ trọng 79% về lượng và 78% về trị giá, với khối lượng đạt 126.000 tấn, trị giá 233 triệu USD, giảm 24,7% về lượng nhưng tăng 0,1% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, giá cao su đang có sự tăng giảm trái chiều tại các thị trường quan trọng ở châu Á, nhưng xu hướng giảm mạnh hơn. Tâm lý thị trường đang chịu ảnh hưởng bởi nhu cầu yếu của Trung Quốc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và mối lo ngại của các nhà giao dịch về xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, sau khi Trung Quốc áp thuế quan trả đũa lên hàng hóa của Mỹ.
Trong tuần đầu tháng 2, các công ty sản xuất lốp xe tại Trung Quốc đã hoạt động trở lại sau kỳ nghỉ Tết, nhưng công suất vận hành vẫn còn thấp. Tỷ lệ hoạt động của các nhà máy lốp xe toàn thép tại Trung Quốc được ghi nhận ở mức hơn 13%. Tỷ lệ hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất lốp xe bán thép là gần 13%.
Mặc dù vậy, đà giảm của giá cao su phần nào bị hạn chế do thị trường được hỗ trợ bởi thời tiết bất lợi tại Thái Lan, nước xuất khẩu cao su lớn nhất thế giới. Lượng mưa lớn gần đây tại miền Nam Thái Lan đã gây gián đoạn hoạt động thu hoạch mủ trước mùa rụng lá, kéo dài từ tháng 2 đến tháng 5, thời điểm cây cao su cho năng suất thấp.
Giá cao su được dự báo sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong thời gian tới, do nguồn cung đang ở giai đoạn thấp điểm. Giá cao su cũng được hỗ trợ bởi sự mất cân đối cung - cầu dài hạn trên toàn cầu. Trong một báo cáo mới đây, Hiệp hội Các quốc gia sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) cho biết, tiêu thụ cao su toàn cầu ước tính đã vượt sản lượng 1,16 triệu tấn trong năm 2024. ANRPC nhận định, tình trạng thiếu hụt nguồn cung cao su toàn cầu có thể kéo dài đến năm 2028, dẫn đến mức thiếu hụt hàng năm từ 600.000 đến 800.000 tấn cao su.
Trong những năm gần đây diện tích trồng cao su tại các quốc gia sản xuất hàng đầu Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia có xu hướng giảm dần do người dân chuyển đổi cây trồng từ cao su sang các loại cây trồng khác có lợi nhuận cao hơn.
Giá dầu thế giới tiếp tục tăng nhẹ trong phiên giao dịch hôm nay 19/2. giá dầu WTI ở mốc 71,83 USD/thùng, tăng 1,57% (tương đương tăng 1,11 USD/thùng). Tương tự, giá dầu Brent ở mốc 75,77 USD/thùng, tăng 0,69% (tương đương tăng 0,52 USD/thùng).
Giá dầu Brent tăng 62 cent, tương đương 0,8%, lên mức 75,84 USD/thùng. Giá dầu WTI tăng 1,11 USD, tương đương 1,6%, lên mức 71,85 USD/thùng. Giá dầu tăng trong phiên giao dịch trước sau khi trạm bơm dầu Kropotkinskaya ở vùng Krasnodar, phía Nam của Nga, thuộc đường ống của Liên minh đường ống Caspian (CPC), nơi vận chuyển dầu thô từ Kazakhstan đến các thị trường thế giới bị thiết bị bay không người lái tấn công.
Phó thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết, trong ngày 18/2, lượng dầu chảy qua đường ống đã giảm 30% đến 40%. Theo tính toán của Reuters, việc cắt giảm 30% sẽ tương đương với việc giảm 380.000 thùng dầu/ngày.
Cũng trong ngày 18/2, thị trường dầu mỏ tiếp tục chịu cú sốc cung khi cảng Novorossiysk ở Biển Đen của Nga phải tạm dừng hoạt động bốc hàng do bão mặc dù trước đó, lượng dầu xuất khẩu từ cảng trong tháng 2 đã được điều chỉnh tăng 0,24 triệu tấn với kế hoạch ban đầu lên 2,25 triệu tấn hay khoảng 590.000 thùng/ngày.
Cũng liên quan đến nguồn cung dầu, Cơ quan Đường ống Bắc Dakota ước tính rằng sản lượng tại tiểu bang sản xuất lớn thứ 3 của Mỹ sẽ giảm tới 150.000 thùng/ngày do đợt lạnh đột ngột ở nước này.
Để kiểm soát giá, các đại biểu của Mỹ và Nga đã có một cuộc họp kéo dài 4 tiếng rưỡi tại Saudi Arabia để thảo luận về cách ngăn chặn cuộc xung đột Nga - Ukraine. Ukraine không có đại diện tham gia. Nga đã cứng rắn hơn trong các yêu cầu của mình. Theo Reuters, nếu đạt được thỏa thuận, Washington và các đồng minh có thể dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với nguồn cung dầu của Nga.
Các nhà giao dịch cũng đang chờ đợi sự rõ ràng về việc liệu Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) sẽ tiếp tục kế hoạch tăng nguồn cung dầu từ tháng 4 hay trì hoãn sang thời điểm sau.
Nguồn tin: https://vinanet.vn/nong-san/tt-cao-su-chau-a-ngay-172-gia-tai-nhat-ban-giam-tro-lai-793565.html;https://vinanet.vn/nong-san/thieu-hut-nguon-cung-cao-su-co-the-keo-dai-den-2028-794630.html;https://baomoi.com/gia-cao-su-xuat-khau-tang-gan-32-c51509191.epi; https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/gia-dau-the-gioi-tiep-tuc-tang-d56025.html.