• 177 Hai Bà Trưng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
  • (84-8) 39 327 341

I. Giá cao su thiên nhiên thế giới

TT

Sàn giao dịch

Chủng loại

Đơn vị tính

 Giá
(17/01)

 Giá
(20/01)

Thay đổi

USD

%

1

OSE

RSS3

USD/T

2,463

2,419

-44

-1.8

2

SHANGHAI

RSS3

USD/T

2,391

2,377

-14

-0.6

3

SGX

RSS3

USD/T

2,420

2,449

+29

+1.2

TSR20

USD/T

1,935

1,945

+10

+0.5

4

MRE

SMRCV

USD/T

2,569

2,572

+3

+0.1

SMR20

USD/T

1,998

1,984

-14

-0.7

LATEX

USD/T

1,490

1,494

+3.7

+0.2

 

 

 

II. Giá các sản phẩm cao su giao ngay    

Chủng loại

 Giá
(17/01)

 Giá
(20/01)

Thay đổi
(USD/T)

Tỷ lệ %

RSS3

2,513

2,451

-62

-2.5

STR20

2,032

2,021

-11

-0.5

SMR20

2,000

1,980

-20

-1.0

SIR20

1,910

 

 

 

Thai Latex 60% (Bulk)

1,518

1,535

+17

+1.1

Thai Latex 60% (Drums)

1,618

1,635

+17

+1.1

 

 

 

 III.   Các thông tin thị trường liên quan

Giá cao su các sàn giao dịch thế giới ngày 21/01 tăng giảm đan xen giữa các thị trường và các chủng loại. Sàn OSE (Nhật Bản) và SHFE (Thượng Hải) giá giảm từ 04-44 usd/tấn (0,6%-1,8%); giá thị trường SGX (Singapore) và MRB (Malaysia) từ 03-29 usd/tấn (0,1%-1,2%). Giá thị trường cao su vật chất Thái Lan, Indonesia giảm từ 20-60 usd/tấn (1,0%-2,5%).

Giá cao su trong nước và quốc tế trong giai đoạn đầu năm 2025 sẽ phụ thuộc lớn vào hiệu quả từ các chính sách kinh tế mà Trung Quốc đang triển khai. Các biện pháp kích thích kinh tế, bao gồm các gói tài trợ trực tiếp đầu tư vào hạ tầng công nghiệp, đã bắt đầu đem lại những kết quả tích cực; trong đó, ngành công nghiệp ôtô của Trung Quốc, vốn là một trong những lĩnh vực tiêu thụ cao su lớn nhất, được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2025 nhờ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Theo thông tin từ Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, trong năm 2025, Trung Quốc sẽ thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng vừa phải. Mục tiêu của chính sách này là tạo ra một môi trường tiền tệ và tài chính lành mạnh, giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định trong bối cảnh đối mặt với các thách thức từ nội bộ và quốc tế. Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ ô tô hàng đầu thế giới đã công bố kế hoạch gia hạn chương trình trợ cấp đổi ô tô cũ sang năm 2025, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là trong ngành công nghiệp ô tô.

Các doanh nghiệp xuất khẩu cao su Việt Nam sẽ được đảm bảo nhu cầu tăng cao từ Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu dần phục hồi, ông Nguyễn Đức Dũng cho biết thêm. Trong tất cả các thị trường nhập khẩu cao su Việt Nam, Trung Quốc vẫn là thị trường đứng đầu trong các thị trường lưu thông sản phẩm cao su Việt Nam. Chỉ tính năm 2024, Trung Quốc nhập khẩu 2,4 tỷ USD cao su Việt Nam, chiếm 70,5% kim ngạch xuất khẩu của cao su Việt Nam.

Đánh giá về thị trường Trung Quốc, thị trường chủ đạo của ngành cao su, ông Nguyễn Đức Dũng, Phó Tổng giám đốc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) nhận định, giá cao su giai đoạn đầu năm 2025 sẽ phụ thuộc lớn vào hiệu quả từ các chính sách kinh tế mà Trung Quốc đang triển khai. Việc đầu tư vào các dự án công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất lốp xe và thiết bị công nghiệp, có thể tăng nhu cầu về nguyên liệu cao su, góp phần giữ giá cao su ở mức cao trong ngắn hạn.

Bảng 1: Tăng trưởng về Diện tích, Sản lượng và Năng suất của Cao su Tự nhiên (NR): Các nước ANRPC

Năm

 

Trồng mới

 

Tái canh

Diện tích bị loại bỏ

 

Diện tích đang khai thác

 

Tổng diện tích

 

Sản lượng

 

Năng suất

 

Tổng diện tích trồng mới

 

Diện tích mới dự kiến khai thác

Diện tích mới đã khai thác

 

2022

81

117

320

9,879

13,103

11,913

1,175

198

243

-194

2023

106

117

503

9,537

12,726

11,245

1,151

223

186

-434

2024

125

111

95

9,989

12,783

11,533

1,173

236

163

-42

2025

75

87

96

9,974

12,679

11,672

1,187

162

158

-26

Ghi chú:  Din tích: nghìn ha, Sn lượng: nghìn tn, Năng sut: Tn/ha

Ngun: Báo cáo Thng kê Hàng tháng v NR ca ANRPC & ước tính ca ANRPC

 

Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Lào, Việt Nam và Bờ Biển Ngà chiếm phần lớn tổng diện tích trồng cao su tự nhiên (bao gồm cả trồng mới và tái canh) trên toàn cầu. Tuy nhiên, tổng diện tích trồng trong tương lai dự kiến sẽ giảm đáng kể so với thập kỷ trước. Tốc độ mở rộng diện tích và tái canh đã ghi nhận sự sụt giảm liên tục. Kết quả là, tổng diện tích mới được khai thác đã cho thấy xu hướng giảm từ năm 2022 đến 2024, với các dự báo cho thấy xu hướng này sẽ tiếp tục giảm trong những năm tới. Xu hướng giảm diện tích mới khai thác, được ước tính cũng như báo cáo (bao gồm cả các khu vực cao su được chuyển đổi), được trình bày trong Hình 1. Xu hướng giảm này làm dấy lên những lo ngại đáng kể về khả năng cung cấp cao su tự nhiên trong tương lai. Ngoài ra, xu hướng này có khả năng bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi những hạn chế được áp đặt bởi Quy định về Nạn Phá rừng của EU.

https://www.vietnamplus.vn/du-bao-xuat-khau-cao-su-nam-2025-dat-tren-11-ty-usd-post1008009.vnp;https://nongnghiep.vn/gia-cao-su-hom-nay-17-1-2025-thi-truong-the-gioi-tiep-tuc-tang-d417835.html; Nguồn tin: báo cáo tháng 12/2024- ANRPC