I. Giá cao su thiên nhiên thế giới
TT |
Sàn giao dịch |
Chủng loại |
Đơn vị tính |
Giá |
Giá |
Thay đổi |
|
USD |
% |
||||||
1 |
OSE |
RSS3 |
USD/T |
2,051 |
2,022 |
-29 |
-1.4 |
2 |
SHANGHAI |
RSS3 |
USD/T |
1,949 |
1,943 |
-06 |
-0.3 |
3 |
SGX |
RSS3 |
USD/T |
2,200 |
2,250 |
+50 |
+2.3 |
TSR20 |
USD/T |
1,638 |
1,613 |
-25 |
-1.5 |
||
4 |
MRE |
SMRCV |
USD/T |
2,396 |
2,394 |
-2 |
-0.1 |
SMR20 |
USD/T |
1,697 |
1,682 |
-15 |
-0.9 |
||
LATEX |
USD/T |
1,385 |
1,385 |
0 |
0.0 |
II. Giá các sản phẩm cao su giao ngay
Chủng loại |
Giá |
Giá |
Thay đổi |
Tỷ lệ % |
|
|
RSS3 |
2,341 |
2,373 |
32 |
1.4 |
||
STR20 |
1,939 |
1,897 |
-42 |
-2.2 |
||
SMR20 |
1,700 |
1,680 |
-20 |
-1.2 |
||
SIR20 |
1,650 |
|
|
|
||
Thai Latex 60% (Bulk) |
1,388 |
1,404 |
16 |
1.2 |
||
Thai Latex 60% (Drums) |
1,488 |
1,504 |
16 |
1.1 |
III. Các thông tin thị trường liên quan:
Giá cao su 20/6 trên các sàn giao dịch thế giới: giá tăng giảm đan xen giữa các sàn giao dịch thế giới.
- Sàn TOCOM (Nhật Bản): Giá cao su kỳ hạn RSS3 giao tháng 11/2025 giảm 29 usd/tấn (1,4%) giao dịch ở mức 2.022 usd/tấn so với phiên trước đó.
- Sàn SHFE (Thượng Hải - Trung Quốc): giá kỳ hạn giao tháng 9/2025 giảm 06 usd/tấn (0,3%) ở mức 1,943 usd/tấn.
- Sàn SICOM (Singapore): Giá cao su RSS3 giao tháng 7/25 tăng 50 usd/tấn (2,3%) ở mức 2,250 usd/tấn; TSR20 giảm 25 usd/tấn (1,5%) giao dịch ở mức 1,613 usd/tấn.
- Sàn MRB (Malaysia): SMRCV tăng 02 usd/tấn (0,1%) giao dịch ở mức 2,394 usd/tấn; SMR20 giảm 15 usd/tấn (0,1%) giao dịch ở mức 1,682 usd/tấn; Latex giao dịch ở mức 1,385 usd/tấn.
- Giá Physical Thái Lan ngày 20/6/2025. Chủng loại RSS3 giao dịch ở mức 2,373 usd/tấn; STR20 giao dịch ở mức 1,897 tấn; SMR 20 giao dịch ở mức 1,680 usd/tấn, Latex giao dịch ở mức 1,404 usd/tấn.
- Giá cao su trong nước (Việt Nam): Giá mủ nước giao dịch ổn định. Tại Dầu Tiếng 417 đ/độ TSC; Phước Hòa: 418 đ/độ TSC; Đồng Nai: 415 đ/độ TSC; Đồng Phú: 425 đ/độ TSC; Phú Riềng 425 đồng/độ TSC; Bình Long 422 đ/độ TSC; Bình Thuận: 432 đ/độ TSC; Lộc Ninh: 413 đ/độ TSC.
- Giá cao su hôm nay trên thế giới đang giảm ở Nhật Bản và Trung Quốc nhưng vẫn tăng nhẹ tại Thái Lan.
- Thời tiết xấu gây khó khăn cho khai thác mủ cao su cả trong và ngoài nước, trong khi nguồn cung nguyên liệu thô đang khan hiếm, theo Longzhong Information (Trung Quốc). Tại Thái Lan, mưa lớn từ 20-23/6 có nguy cơ gây lũ lụt, ảnh hưởng đến mùa màng. Nhà cung cấp dữ liệu hàng hóa Trung Quốc, Longzhong Information cho biết, do lượng mưa tăng ở các khu vực sản xuất trong và ngoài nước khiến sản lượng nguyên liệu thô đã bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, mức tiêu thụ từ ngành lốp xe vẫn thấp do nhu cầu bước vào mùa thấp điểm, gây áp lực lên giá.
- Xuất khẩu Nhật Bản giảm lần đầu trong 8 tháng vào tháng 5, do thuế quan mới của Mỹ làm giảm doanh số ô tô, kéo theo nhu cầu lốp xe – sản phẩm tiêu thụ nhiều cao su.
- Ở châu Âu, tập đoàn Avanzare (Tây Ban Nha) thành lập đơn vị R&D Elastika by Avanzare để nâng cao năng lực ngành cao su. Đơn vị này hợp tác với Nasika và Đại học La Rioja nhằm phát triển các giải pháp kỹ thuật tiên tiến.
- Đồng USD tăng 0,2% so với đồng USD, giao dịch ở mức 145,56 JPY đổi 1 USD. Đồng Yên suy yếu khiến các tài sản định giá bằng đồng tiền này trở nên phải chăng hơn với các khách hàng nước ngoài.
- Cao su thường có sản lượng thấp từ tháng 2 - tháng 5, trước khi bước vào mùa thu hoạch cao điểm kéo dài đến tháng 9. Cơ quan khí tượng của nhà sản xuất cao su hàng đầu - Thái Lan đã cảnh báo nông dân về mưa lớn và lũ lụt có thể gây ra thiệt hại mùa màng từ ngày 21 – 25/6.
- Cao su tự nhiên thường chịu sự điều chỉnh của giá dầu khi cạnh tranh thị phần với cao su tổng hợp được sản xuất từ dầu thô. Giá dầu tăng gần 3% khi căng thẳng địa chính trị vẫn đang tiếp diễn.
- 20/6 giá xăng dầu tăng mạnh, dầu Brent tăng 1,48 USD, tương đương 1,9%, lên 78,18 USD/thùng; dầu WTI tăng 1,72 USD, tương đương 2,3%, lên 76,86 USD/thùng. Với đà này, giá dầu có thể vượt mốc 80 USD/thùng trong thời gian ngắn. Trên Reuters, các nhà phân tích của Citibank cho rằng, căng thẳng giữa Iran và Israel có thể khiến giá dầu Brent duy trì ở mức cao, tăng khoảng 15 - 20% so với thời điểm trước khi xảy ra xung đột. Citibank dự báo, nếu việc xuất khẩu dầu mỏ của Iran bị gián đoạn trong một thời gian dài, giá dầu có thể tăng lên mức 90 USD/thùng.
- Xung đột giữa Iran và Israel đã khiến lo ngại về nguy cơ gián đoạn nguồn cung tại khu vực Trung Đông khá cao. Đây cũng là khu vực sản xuất dầu mỏ quan trọng và lớn của thế giới. Iran hiện là quốc gia sản xuất dầu lớn thứ 3 của OPEC, có sản lượng mỗi ngày khoảng 3,3 triệu thùng. Thậm chí, Ngân hàng JP Morgan cho rằng, nếu xung đột khu vực lan rộng và eo biển Hormuzv (Iran) bị đóng cửa sẽ khiến giá dầu có thể tăng vọt lên 120 - 130 USD/thùng.
Nguồn tin: https://intl.sci99.com/annualreport/;Report-Sublime China Information; monthly report;https://vn.investing.com/indices/usdollar.https://nongnghiepmoitruong.vn/gia-cao-su-hom-nay-20-6-2025-the-gioi-van-tang-manh-d758918.html