• 177 Hai Bà Trưng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
  • (84-8) 39 327 341

 

 

 

I. Giá cao su thiên nhiên thế giới

 

Sàn giao dịch

Chủng loại

Đơn vị tính

 Giá
(20/12)

 Giá
(23/12)

Thay đổi

USD

%

1

OSE

RSS3

USD/T

2,346

2,312

-35

-1.5

2

SHANGHAI

RSS3

USD/T

2,426

2,395

-31

-1.3

3

SGX

RSS3

USD/T

2,421

2,420

-1

0.0

TSR20

USD/T

1,893

1,868

-25

-1.3

4

MRE

SMRCV

USD/T

2,756

2,770

14

0.5

SMR20

USD/T

1,959

1,944

-15

-0.8

LATEX

USD/T

1,600

1,606

7

0.42

 

 

II. Giá các sản phẩm cao su giao ngay    

Chủng loại

 Giá
(20/12)

 Giá
(23/12)

Thay đổi
(USD/T)

Tỷ lệ %

RSS3

2,380

2,324

-56

-2.3

STR20

2,138

2,058

-80

-3.7

SMR20

1,960

1,940

-20

-1.0

SIR20

2,010

 

-2,010

-100.0

Thai Latex 60% (Bulk)

1,654

1,611

-43

-2.6

Thai Latex 60% (Drums)

1,703

1,711

8

0.5

 

 

 

 III.   Các thông tin thị trường liên quan

Giá cao su thế giới 23/12 trên các sàn giao dịch vẫn trong xu hướng giảm do khối lượng giao dịch thưa thớt vào thời điểm chuẩn bị kết thúc năm, trong khi các nhà đầu tư tiếp tục kỳ vọng vào các biện pháp kích thích kinh tế từ Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ cao su  hàng đầu thế giới.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 23/12, giá cao su RSS 3 giao tháng 3/2025 tại Sở Giao dịch Osaka (OSE) Nhật Bản giảm 2,1 yen/kg so với phiên giao dịch trước, xuống còn 364,5 yen/kg.

Trên Sàn Giao dịch Hàng hóa Thượng Hải (SHFE) - Trung Quốc, giá cao su tự nhiên hợp đồng giao tháng 1/2025 giảm 1% (180 nhân dân tệ/tấn), xuống còn 17.300 nhân dân tệ/tấn.

Đặc biệt, giá cao su RSS 3 hợp đồng giao tháng 1/2025 tại Thái Lan giảm mạnh 2,5%, đứng ở mức 82,6 Baht/kg.

Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC), sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu trong tháng 11 đạt khoảng hơn 1,4 triệu tấn, tăng 3,7% so với tháng trước nhưng giảm 1,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế trong 11 tháng đầu năm, sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu ước tính tăng 2,3% lên 12,7 triệu tấn.

Ở chiều ngược lại, tiêu thụ cao su tự nhiên trong tháng 11 đạt hơn 1,27 triệu tấn, giảm 1,4% so với tháng trước nhưng ​​tăng 2,5% so với cùng kỳ. Qua đó đưa tổng tiêu thụ cao su toàn cầu ​​giảm 2,8% trong 11 tháng, xuống còn hơn 13,5 triệu tấn.

Năm 2024, sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu được ANRPC dự báo ​​tăng 4,5% so với năm 2023 lên 14,539 triệu tấn. Trong đó, Thái Lan giảm 0,4%, Indonesia tăng 12,3%, Trung Quốc tăng 4,1%, Ấn Độ tăng 6%, Việt Nam giảm 2%, Malaysia tăng 0,6%, Sri Lanka tăng 21,9%, các nước khác tăng 11,6%.

Trong khi đó, tiêu thụ cao su tự nhiên toàn cầu dự kiến ​​sẽ tăng 1,4% so với năm 2023, lên 15,38 triệu tấn trong năm 2024. Trong đó, Trung Quốc tăng 3,1%, Ấn Độ tăng 3%, Thái Lan tăng 1,1%, Indonesia giảm 18,9%, Malaysia giảm 17,2%, Việt Nam tăng 0,5%, Sri Lanka tăng 41,3%, các nước khác tăng 1,5%.

Mặc dù tăng trưởng sản xuất cao hơn so với tăng trưởng tiêu thụ nhưng với dự báo này sản lượng toàn cầu vẫn thiếu hụt khoảng 841.000 tấn so với tiêu dùng.

Tính đến đầu giờ sáng nay 23/12 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 69,79 USD/thùng - tăng 0,48%; trong khi giá chuẩn Brent dừng lại ở mức 73,23 USD/thùng - tăng 0,4%.

Tuần trước giá dầu ghi nhận xu hướng giảm, chịu tác động bởi tín hiệu cho thấy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ làm chậm tốc độ giảm chi phí đi vay trong năm 2025, đồng USD duy trì mức tăng, trong khi lo ngại nhu cầu thấp từ Trung Quốc.

Liên minh Châu Âu đã sẵn sàng thảo luận với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về việc thúc đẩy quan hệ kinh tế, kể cả trong lĩnh vực năng lượng, một phát ngôn viên của EU nói với Reuters, vài giờ sau khi ông Trump đe dọa sẽ áp đặt "thuế quan hoàn toàn" đối với khối này nếu họ không mua một lượng lớn dầu và khí đốt của Mỹ.

Hồi cuối tuần vừa qua, Tổng thống đắc cử Trump đã tuyên bố rằng EU nên mua nhiều dầu và khí đốt hơn từ Mỹ hoặc có nguy cơ bị đánh thuế.

Đường ống Druzhba - tuyến đường ống dẫn dầu cũ kỹ của Nga đến Châu Âu - đã ngừng hoạt động, khiến Hungary, Slovakia và Cộng hòa Séc không có nguồn dầu thô như thường ngày.

Theo các nguồn tin, nguyên nhân là do sự cố kỹ thuật tại một trạm bơm của Nga ở khu vực Bryansk. Transneft, đơn vị vận hành đường ống, vẫn chưa lên tiếng về sự cố này.

Bộ trưởng Năng lượng Thổ Nhĩ Kỳ Alparslan Bayraktar nói với Reuters rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã được Mỹ miễn trừ thanh toán khí đốt tự nhiên cho Nga thông qua Gazprombank của Nga hiện đang bị trừng phạt.

Thổ Nhĩ Kỳ đang nhập khẩu hơn một nửa lượng khí đốt tự nhiên từ Nga. Nhìn chung, hiện tại Thổ Nhĩ Kỳ nhập khẩu gần như toàn bộ lượng khí đốt tự nhiên mà nước này tiêu thụ và phần lớn trong số đó đến từ Nga.

Nguồn:https://petrotimes.vn/ban-tin-nang-luong-quoc-te-2312-gia-dau-the-gioi-nhich-tang-722341.html;https://nongnghiep.vn/gia-cao-su-hom-nay-23-12-2024-thi-truong-lang-song-d414571.html