• 236 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Xuân Hòa, Tp. Hồ Chí Minh
  • (84-8) 39 327 341

I. Giá cao su thiên nhiên thế giới

TT

Sàn giao dịch

Chủng loại

Đơn vị tính

 Giá
(20/6/25)

 Giá
(23/6/25)

Thay đổi

USD

%

1

OSE

RSS3

USD/T

2,022

2,066

44

2.2

2

SHANGHAI

RSS3

USD/T

1,943

1,934

-9

-0.5

3

SGX

RSS3

USD/T

2,250

2,220

-30

-1.3

TSR20

USD/T

1,613

1,611

-2

-0.1

4

MRE

SMRCV

USD/T

2,394

2,386

-8

-0.3

SMR20

USD/T

1,682

1,669

-13

-0.8

LATEX

USD/T

1,385

1,376

-10

-0.7

 

II. Giá các sản phẩm cao su giao ngay    

Chủng loại

 Giá
(20/6/25)

 Giá
(23/6/25)

Thay đổi
(USD/T)

Tỷ lệ %

 

RSS3

2,373

2,308

-65

-2.7

STR20

1,897

1,944

47

2.5

SMR20

1,680

1,670

-10

-0.6

SIR20

 

 

Thai Latex 60% (Bulk)

1,404

1,407

3

0.2

Thai Latex 60% (Drums)

1,504

1,507

3

0.2

 III. Các thông tin thị trường liên quan:

Giá cao su 23/6 trên các sàn giao dịch thế giới: giá tăng giảm đan xen giữa các sàn giao dịch thế giới.

  • Sàn TOCOM (Nhật Bản): Giá cao su kỳ hạn RSS3 giao tháng 11/2025 tăng 44 usd/tấn (2,2%) giao dịch ở mức 2.066 usd/tấn so với phiên trước đó.
  • Sàn SHFE (Thượng Hải - Trung Quốc): giá kỳ hạn giao tháng 9/2025 giảm 09 usd/tấn (0,5%) ở mức 1,934 usd/tấn.
  • Sàn SICOM (Singapore): Giá cao su RSS3 giao tháng 7/25 giảm 30 usd/tấn (1,3%) ở mức 2,220 usd/tấn; TSR20 giảm 02 usd/tấn (0,1%) giao dịch ở mức 1,611 usd/tấn.
  • Sàn MRB (Malaysia): SMRCV giảm 08 usd/tấn (0,3%) giao dịch ở mức 2,386 usd/tấn; SMR20 giảm 13 usd/tấn (0,8%) giao dịch ở mức 1,669 usd/tấn; Latex giao dịch ở mức 1,376 usd/tấn.
  • Giá Physical Thái Lan ngày 23/6/2025. Chủng loại RSS3 giao dịch ở mức 2,306 usd/tấn giảm 65 usd/tấn (2,7%); STR20 giao dịch ở mức 1,944 usd/ tấn tăng 47 usd/tấn (2,5%); SMR 20 giao dịch ở mức 1,670 usd/tấn giảm 10 usd/tấn (0,6%), Latex giao dịch ở mức 1,407 usd/tấn.
  • Giá cao su trong nước (Việt Nam): Giá mủ nước giao dịch ổn định. Tại Dầu Tiếng 417 đ/độ TSC; Phước Hòa: 418 đ/độ TSC; Đồng Nai: 420 đ/độ TSC; Đồng Phú: 420 đ/độ TSC; Phú Riềng 420 đồng/độ TSC; Bình Long 419 đ/độ TSC; Bình Thuận: 417 đ/độ TSC; Lộc Ninh: 413 đ/độ TSC.
  • Thị trường cao su toàn cầu đang chịu nhiều sức ép từ cả yếu tố thời tiết lẫn nhu cầu tiêu thụ suy yếu, trong bối cảnh bất ổn địa chính trị tiếp tục gia tăng. Giới đầu tư lo ngại xung đột ở Trung Đông leo thang có thể tác động xấu tới thị trường cao su. Tuy nhiên, chưa có dấu hiệu cho thấy xu hướng giảm rõ ràng. Trong khi đó, diễn biến thời tiết xấu có thể làm giảm nguồn cung cao su thiên nhiên, do vậy nhà đầu tư vẫn thận trọng quan sát thị trường.
  • Theo nhà cung cấp dữ liệu hàng hóa Trung Quốc Longzhong Information, mưa lớn tại các khu vực sản xuất trong và ngoài nước đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động khai thác mủ cao su, khiến nguồn cung nguyên liệu thô trở nên khan hiếm.
  • Tại Trung Quốc, khu vực miền trung và phía nam nước này đã được đặt trong tình trạng cảnh báo cao về nguy cơ lũ quét khi gió mùa Đông Á bước vào giai đoạn cao điểm. Trong khi đó, Cục Khí tượng Thái Lan – quốc gia sản xuất cao su lớn nhất thế giới – cũng cảnh báo về đợt mưa lớn có thể gây lũ quét và ngập úng từ ngày 21–26/6, khuyến cáo nông dân chuẩn bị cho nguy cơ thiệt hại mùa vụ.
  • Ngoài yếu tố thời tiết, nhu cầu tiêu thụ cao su từ ngành công nghiệp sản xuất lốp xe – vốn là lĩnh vực sử dụng cao su chủ lực – cũng đang sụt giảm khi bước vào mùa thấp điểm. Theo trang thông tin tài chính Trung Quốc Tonghuashun Information, điều này đang tạo áp lực lên giá cao su trên thị trường.
  • Trong khi đó, theo Hiệp hội các nhà sản xuất găng tay cao su Malaysia (MARGMA), thị trường cao su có thể sẽ tiếp tục giảm trong tuần này do ảnh hưởng từ căng thẳng địa chính trị leo thang tại Trung Đông. Người phát ngôn của MARGMA cho biết tâm lý thị trường hiện vẫn mong manh, điều này tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến niềm tin của nhà đầu tư và hoạt động kinh doanh. Thị trường cao su có thể đối mặt với xu hướng giảm trong thời gian tới do căng thẳng địa chính trị gia tăng, tình hình kinh tế toàn cầu vẫn bất ổn, cùng với nhu cầu suy yếu từ hai thị trường lớn là Trung Quốc và Mỹ.

  • Tính đến ngày 12/6, khối lượng biên lai kho cao su thiên nhiên tương lai là khoảng 193,27 nghìn tấn, tăng 0,17 nghìn tấn so với 5/6. Khối lượng biên lai kho tương lai TSR20 là 34.372kt, tăng 14.917kt so với ngày 5/6. Nhập khẩu ở mức thấp theo mùa, nhưng mua hàng hạ nguồn cũng chậm lại và dựa trên nhu cầu cứng nhắc, do đó hàng tồn kho thay đổi đôi chút. Người chơi có thể theo dõi tính bền vững của việc giảm hàng tồn kho.
  • Dự báo: Thị trường cao su thiên nhiên Trung Quốc có thể đi ngang vào tuần tới. Trong ngắn hạn, các động lực cốt lõi của giá cao su thiên nhiên chủ yếu xuất phát từ tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô bên ngoài và ảnh hưởng từ phía chính sách. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất ổn, dẫn đến thái độ thận trọng chờ đợi và quan sát của các quỹ thị trường. Ngoài ra, về phía cung, tốc độ cung cấp cao su mới chậm do lượng mưa quá lớn ở các khu vực sản xuất, dẫn đến việc giải phóng áp lực cung hạn chế. Về phía cầu, các nhà sản xuất lốp xe hạ nguồn có thể không tăng giá hoạt động do lượng hàng tồn kho thành phẩm cao và kỳ vọng đơn hàng mới không đủ. Do đó, các yếu tố cơ bản có thể không thúc đẩy giá cao su. Theo ước tính, giá trung bình hàng tuần của SCRWF tại Thượng Hải có thể là 13.700 RMB/tấn và giá chính thống có thể trong khoảng 13.500-14.000 RMB/tấn. Trong tương lai, cần chú ý chặt chẽ đến điều kiện thời tiết tại các khu vực sản xuất và tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô.

Nguồn tin: https://intl.sci99.com/annualreport/;Report-Sublime China Information; monthly report;https://vn.investing.com/indices/usdollar. https://vietnambiz.vn/gia-cao-su-hom-nay-236-the-gioi-dieu-chinh-giam-202562374438928.htm